Đường phố TP.HCM ngập nặng sau mưa lớn
Khoảng 200 m đường Trương Công Định ( quận Tân Bình) ngập sau mưa lớn khiến các phương tiện di chuyển khó khăn, chết máy khi đi qua đây.
Chiều tối 31/10, sau cơn mưa nặng hạt chừng nửa giờ, một đoạn khoảng 200 m đường Trương Công Định (quận Tân Bình) ngập sâu. Mưa lớn làm nước ngập dâng nhanh khiến nhiều phương tiện di chuyển khó khăn và chết máy.
Nhiều người dân phải dắt xe máy lội nước mới có thể đi qua khu vực này. Đến 19h30 cùng ngày, nước tại khu vực đã bắt đầu rút dần. Các phương tiện đã có thể di chuyển bình thường trở lại.
Video đang HOT
Người dân phải dẫn xe máy lội bộ quan đoạn đường ngập. Ảnh: Quang Anh.
Theo ghi nhận, chiều muộn 31/10, TP.HCM có mưa trên diện rộng, trong khi mực nước triều tại một số khu vực đạt mức 1,41-1.45 m. Mực triều không cao nhưng cũng làm quá trình thoát nước mưa chậm.
Nhiều nơi trên địa bàn thành phố chiều tối cùng ngày hứng chịu lượng mưa lớn. Tính đến gần 18h, mưa tại Thủ Đức ở mức 54 mm, quận 1 là 36 mm, Cát Lái từ 31 mm. Các quận trung tâm còn lại mưa dao động 30-50 mm…
Đảm bảo an toàn tính mạng người dân vùng lũ tại Hà Tĩnh
Chính quyền các cấp, lực lượng chức năng đang nỗ lực hỗ trợ, di dời đảm bảo an toàn người dân.
Trong vòng 1 tháng, người dân Hà Tĩnh liên tiếp phải hứng chịu 2 đợt mưa lũ lớn. Tình hình mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn đang diễn biến phức tạp. Chính quyền các cấp, lực lượng chức năng đang nỗ lực hỗ trợ, di dời đảm bảo an toàn người dân. Trong đó, huyện Cẩm Xuyên đang thực hiện sơ tán 1.462 hộ/4.386 người dân vùng nguy hiểm, huyện Can Lộc di dời gần 300 người ra khỏi vùng ngập lụt.
Mưa lớn khiến nhiều nơi tại Hà Tĩnh có nguy cơ xảy ra sạt lở đất nguy hiểm cho người dân.
Mưa lớn liên tiếp trút xuống Hà Tĩnh những ngày qua gây ngập lụt trên diện rộng, hàng nghìn người dân Hà Tĩnh một lần nữa tức tốc thu dọn đồ đạc gác lên cao tránh lũ và tạm rời xa ngôi nhà của mình trong nỗi niềm lo lắng.
"Nước lên nhanh lắm, vì cả ngày mưa mà nên dân sao kịp trở tay được". "Mưa to nên sáng nay tình trạng sạt lở lại tiếp diễn, vết nứt nằm ngang lưng chừng, trên địa bàn 19 hộ ở khu vực sạt lở nên rất nguy hiểm". "Sau khi mưa, nước dâng thì có đội cứu hộ cứu được người nhưng của cải thỉ mất trắng" -
Lũ chồng lũ. Trận lũ trước nước còn chưa kịp rút, đồ dùng sinh hoạt trong nhà còn chưa kịp khô, thì mưa tiếp tục xối xả cả ngày lẫn đêm, người dân không kịp trở tay. Thế nhưng, lần này tránh lũ nhiều hộ "nhàn" hơn vì bao nhiêu tài sản đã bị trận lũ trước xoá xổ, chỉ còn 2 bàn tay trắng.
Nước ở thượng nguồn dồn về, đất đá trên núi sạt xuống ở Đức Thọ, Nghi Xuân, gần hơn là Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Sơn... ở đâu có mưa, ở đó có sạt đất. Những ngôi nhà nhỏ bé nằm khuất dưới những dãy núi cao, nước trong chân núi liên tiếp ùa ra, màu đục ngầu, như muốn sạt xuống bất cứ lúc nào.
Những ngày qua, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các điểm xung yếu, kiểm tra, chỉ đạo địa phương khẩn trương khắc phục tình hình mưa lũ, với phương châm đảm bảo an toàn tính mạng người dân.
"Tất cả tình huống sạt lở đã đưa vào phương án phòng chống thiên tai, gắn với trách nhiệm cộng đồng, cán bộ cụ thể, chứ cán bộ không thể lơ là được. Mấy hôm nay tình trạng sạt lở lớn như vậy, diễn biến còn phức tạp, bà con mình không được chủ quan và cán bộ phải thường xuyên nhắc nhở", ông Sơn cho biết.
Mưa lớn sẽ còn tiếp diễn, cùng với nước ở thượng nguồn đổ về, kết hợp với xả lũ của các hồ đập khiến nhiều vùng ngập lụt, hàng nghìn hộ dân đối mặt cảnh lũ chồng lũ, chia cắt, cô lập. Hà Tĩnh đã di dời và lên phương án sẵn sàng di dời hàng nghìn hộ dân đến nơi an toàn. Thế nhưng, mưa lớn, địa bàn ảnh hưởng rộng, trong khi đó mất mát trong trận lũ trước chưa kịp khắc phục thì người dân lại phải gồng mình vượt qua mưa lũ.
Miền Trung chống chọi lũ dâng, núi lở Mưa lớn cộng với việc hàng loạt thủy điện xả lũ đã khiến hàng ngàn căn nhà ở Nghệ An và Hà Tĩnh bị nhấn chìm. Trong khi đó, núi nứt, sạt lở cũng xuất hiện nhiều nơi Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 kết hợp với không khí lạnh, từ đêm 28 đến 30-10, tại Nghệ An có mưa...