Đường phố thành bãi rác
Nhiều tháng nay trên đường Trường Sa, đoạn dưới chân cầu Nguyễn Văn Trỗi đối diện Công ty Roussel Vietnam (702 Trường Sa, P.14, Q.3, TP.HCM) bị biến thành bãi rác lộ thiên.
Rất nhiều người ngang nhiên đem rác, xà bần ra đây đổ mà không một cơ quan chức năng nào nhắc nhở. Thêm vào đó, từ sáng đến tối, nhiều người lượm ve chai đến đây xới tung đống rác kia lên để nhặt rác làm mùi hôi bốc lên nồng nặc.
theo Thanh Niên
Video đang HOT
Những đứa trẻ hẩm hiu bên đống rác
Đã từ lâu, người dân một số khu vực phía Đông Nam của thành phố Pleiku (Gia Lai) quá quen thuộc với hình ảnh từng tốp người già có, trẻ em có, bất chấp mưa, nắng cứ lang thang khắp các nẻo phố quẩn quanh bên từng đống rác mong nhặt được chút gì mang bán mưu sinh qua ngày.
Những đứa trẻ này không có kỳ nghỉ hè như bao đứa trẻ khác
Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 5 giờ sáng, khi ánh bình minh bắt đầu ló rạng, cũng là lúc xuất hiện hàng tốp người già, trẻ em tay gùi, tay bao, chân trần, mặt mày lem luốc, đen sì, đầu tóc he vàng vì nắng sém quẩn quanh bên những đống rác thải ven đường để đào, bới, tìm kiếm, mong gom nhặt được chút phế liệu còn sót lại mang bán mưu sinh cuộc sống qua ngày không ai không thể chạnh lòng.
Những đứa trẻ không "hè"
Em Binh (11 tuổi) dân tộc Jrai, nhà ở Làng Do, xã Chư Ă, thành phố Pleiku tâm sự: Nhà em nghèo lắm, cả gia đình chỉ có một mảnh ruộng nhỏ, trồng lúa không đủ ăn, cha mẹ hàng ngày phải đi làm thuê, làm mướn quanh năm. Thường ngày, một buổi em đi học một buổi đi nhặt phế liệu bán kiếm tiền phụ giúp gia đình. Thời gian ngắn, em chỉ quẩn quanh các con phố gần nhà nên nhặt được rất ít, ngày cao lắm cũng chỉ kiếm được năm- bảy ngàn đồng. Từ ngày nghỉ hè đến nay cứ 4-5 giờ sáng em cùng với đám trẻ trong làng bám theo người lớn đi xa đến nơi khác để tìm kiếm. Chịu khó đào bới, gom nhặt cả ngày, chiều tối mang đến cơ sở thu mua phế liệu bán cũng được kha khá. Theo Binh kể, cứ bình quân một ngày từ sáng sớm đến tối cũng "thu nhập" trên 15 ngàn đồng, có ngày gặp may được 20 ngàn đồng đưa về phụ giúp gia đình mua thêm gạo, mắm, muối em vui lắm.
Đang mãi mê tâm sự với Binh, chúng tôi bỗng nghe vang lên những tiếng cười reo của một đám trẻ em khác đang chụm đầu vào nhau ở đống rác kề bên. Vội chạy sang mới biết bọn trẻ vừa bới nhặt được một số "sản phẩm" có giá trị đó là mấy mẫu sắt rỉ của ô tô bị thải ra ước chừng cũng đến năm - bảy kilôgam nên bọn trẻ mừng quá.
Qua trao đổi, chúng tôi được biết: Không chỉ có Binh, mà các em nhỏ cùng làng với Binh đều cùng chung cảnh ngộ. Nhà nghèo, đông con, đất sản xuất ít, cuộc sống rất khó khăn. Từ đó ngoài những buổi học ra các em rủ nhau đi nhặt phế liệu mang bán giúp đỡ gia đình phần nào. Còn những ngày hè như thế này, các em đâu có hè mà chỉ biết ngày hai buổi cặm cụi bên đống rác để đào bới, tìm kiếm mong nhặt nhạnh được một ít phế liệu như sắt thép, nhôm, nhựa, đồng trong đống rác mang đi bán kiếm tiền để phụ giúp gia đình và hy vọng gom góp một ít để mua bộ áo quần đẹp chuẩn bị cho vào năm học mới.
Phận nghèo phải đi nhặt rác
Chị Săp, dân tộc Jrai, trú ở Làng Tơguăh, xã Chư Ă năm nay mới 50 tuổi nhưng trông chị như gần 60. Mặt mày đen sạm, nhăn nheo với bộ áo quần nhem nhuốc. Chị kể cho chúng tôi nghe: Nhà chị đông con lắm, có tới 5 người con, hiện 3 đứa còn nhỏ, không ruộng vườn, đất đai cuộc sống muôn vàn khó khăn, vất vả. Chị được Nhà nước xây tặng căn nhà cấp 4 theo chương trình 134 và cấp cho một con bò để nuôi nhưng cuộc sống vẫn không thoát nghèo. Không ruộng đất, biết làm gì để nuôi con và mưu sinh cuộc sống. Đành vậy, cứ ngày qua ngày, dù mưa hay nắng chị chỉ biết mang gùi đi nhặt phế liệu trong từng đống rác thải mang bán kiếm tiền mua gạo nuôi con, nếu may mắn lắm cũng chỉ kiếm được 20- 30 ngàn đồng mỗi ngày. Hay như chị Moik (Làng Tơguăh), ông già Wêk (Làng Do)...họ đều có chung một hoàn cảnh đó là đông con, được ít ruộng chia hết cho con cái, nay già rồi không ruộng vườn, đất sản xuất, ngoài nghề làm nương rẫy ra họ không hề biết làm gì khác. Đành vậy, cứ ngày qua ngày mặc kệ nắng- mưa cứ mở mắt ra là lại tìm đến bên những đống rác thải để đào bới, tìm kiếm mong nhặt được chút ít phế liệu mang đi bán kiếm tiền mua gạo, mắm, muối bảo đảm cuộc sống từng ngày.
Chúng tôi không biết chính xác ở Gia Lai có bao nhiêu đứa trẻ như Binh hay những số phận hẩm hiu của kiếp nghèo như chị Sắp, chị Moik, ông già Wêk... nhưng chúng tôi nghĩ là còn rất nhiều. Song điều mà chúng tôi băn khoăn nhất đó là: Những đứa trẻ khác cùng trang lứa như Binh và đám bạn của Binh, hè về họ được cha mẹ cho vui đùa, thả diều, câu cá và được ôm ấp trong lòng...mà chúng tôi thấy thật chạnh lòng.
Không biết đến bao giờ những đứa trẻ, những người già như thế này mới có được cuộc sống ấm no? Đến bao giờ họ mới thoát khỏi cái cảnh lang thang khắp nẻo đường, góc phố không sợ nắng- mưa quẩn quanh tìm kiếm, đào bới từng đống rác mong nhặt được chút phế liệu còn sót lại để mưu sinh qua ngày ?./.
Theo Tầm Nhìn
Rác tấn công sông Hồng Những trận mưa gần đây khiến mực nước sông Hồng dâng cao, nhiều bãi rác nằm hai bên bờ bị nước cuốn trôi làm mặt sông tràn ngập rác. Cách sông Hồng 10m, phía chân cầu Long Biên cũng xuất hiện nhiều bãi rác lớn. Đoạn sông Hồng chạy qua xóm chài Phúc Xá (quận Long Biên, Hà Nội) xuất hiện nhiều rác...