Đường phố Kabul không còn ai mặc quần jean, không có bóng dáng phụ nữ
Sau khi Taliban tiến vào thành phố, nhà báo của Sky News miêu tả đường phố bỗng đầy người mặc trang phục truyền thống, không còn áo quần phương Tây cũng không còn bóng dáng phụ nữ.
Nhà báo Stuart Ramsay, người của hãng tin Sky News đang đưa tin trực tiếp từ thủ đô Kabul của Afghanistan, miêu tả thành phố này vào ngày 16/8 dường như đã quay ngược thời gian, trở lại 20 năm trước đây.
Đầu giờ sáng, Stuart Ramsay được thông báo rằng quân đội Taliban đã tiến vào Kabul, dù thông tin chưa được xác nhận. Sau đó, ông nhận một cuộc gọi khẩn cấp yêu cầu lên mái nhà bởi đã có một vụ nổ súng và mọi người đang chạy trên đường phố.
Vài phút sau, các máy bay trực thăng xuất hiện gần đó, bay qua dinh tổng thống và các toà nhà chính phủ ở trung tâm Kabul.
Các máy bay vòng vòng phía trên nhiều giờ, song không thể làm gì để ngăn chặn việc Taliban tiếp quản thủ đô.
Trang phục truyền thống được mặc lại
Nhà báo Ramsay quan sát từ mái nhà một tòa nhà bốn tầng gần dinh tổng thống khi Taliban diễu hành qua trung tâm của thủ đô Kabul.
Lần đầu ông nhìn thấy nhóm người trên con phố bên dưới khi đang phát sóng trực tiếp, ông không thể nhận ra liệu họ có mang vũ khí hay không, song lá cờ Taliban màu trắng mà họ mang theo là chỉ dấu.
Một công nhân đang sơn đè lên tấm hình người phụ nữ trên tường một thẩm mĩ viện ở Kabul. Ảnh: AP .
Video đang HOT
Căng thẳng ở Kabul đã âm ỉ trong nhiều ngày nay. Những con phố vốn tấp nập người qua lại giờ đã vắng tanh.
Đường phố ở thủ đô của Afghanistan đã vắng vẻ một cách kỳ lạ từ chiều 15/8. Trước đó trong ngày, người dân địa phương đã tập trung đến các ngân hàng để rút tiền tiết kiệm và đổ xô đến các chợ với cố gắng tích trữ thực phẩm.
“Mọi người đều sợ hãi. Họ lo lắng cho gia đình, đặc biệt là vợ và con gái của họ”, Sayed – một người dân Kabul – cho biết qua điện thoại.
Khi quân Taliban tiến đến gần Kabul, Sayed nhìn thấy những người phụ nữ khóc bên đường và cố gắng đi xe về nhà trong tuyệt vọng: “Mọi người đã chạy và ai cũng cố gắng tìm một chiếc xe. Không hề có taxi. Trước đây, một chuyến xe chỉ có giá 2 USD, bây giờ giá tăng gấp 5 lần”.
Khi Ramsay cùng đồng nghiệp lái xe xung quanh để cố gắng hiểu chuyện gì đang xảy ra, họ đã đi qua các trạm kiểm soát của cảnh sát và quân đội mà không bị chặn lại. Một lần nữa, binh lính Afghanistan đã biến mất.
Họ ngay lập tức nhận thấy sự khác biệt khi lái xe so với những ngày trước đó.
Những người trên phố không còn mặc quần jean và áo phông nữa. Họ đang mặc trang phục shalwar kameez truyền thống của Afghanistan và hầu như không thấy bóng dáng phụ nữ.
Lực lượng cảnh sát và an ninh liên kết với chính phủ thân phương Tây đã thay đồng phục ra để mặc quần áo dân sự. Những người khác quàng khăn trắng – màu tượng trưng cho Taliban.
“Giống như là một thị trấn quân sự – mọi người mặc trang phục truyền thống, nhưng có vũ khí và đang bắn nhau. Điều này khiến tôi nhớ đến cuộc thánh chiến và tôi được nghe kể từ cha mẹ mình”, một sinh viên chia sẻ với BBC .
Sân bay đông đúc
Điểm tắc đường duy nhất trong thành phố là gần sân bay. Người ta tranh giành điên cuồng cả ngày để lên được các chuyến bay đã bị hủy – và các chuyến bay quân sự mà họ không có quyền tiếp cận.
Một số người dân đã cố gắng đến sân bay để rời khỏi đất nước. Họ thậm chí bỏ lại xe hơi và đi bộ vì tắc đường.
Một sinh viên 22 tuổi chia sẻ với BBC rằng anh ta đã đi bộ hơn 5 giờ để đến sân bay: “Chân tôi bị đau và phồng rộp. Tôi cảm thấy rất khó khăn khi đi đứng”.
Người dân đổ xô rút tiền mặt từ máy ATM, xếp hàng chờ lấy giấy thông hành tại phòng hộ chiếu và các trung tâm cấp thị thực nước ngoài.
Trong suốt cả ngày, những chiếc trực thăng Chinook chở nhân viên Đại sự quán Mỹ đến sân bay quốc tế do việc di chuyển trên đường bộ quá nguy hiểm. Các nước phương Tây cũng đang tranh giành để di tản công dân của họ.
Người dân Afghanistan đi bộ trên đường với vali đồ đạc. Ảnh: Sky News .
Ramsay cùng đồng nghiệp lái xe vượt hàng chục người đang đi bộ với tất cả đồ đạc của họ và cố gắng tìm một nơi nào đó để ở lại. Họ đến từ Mazar sau trận chiến mới nhất với Taliban trên khắp đất nước.
Ngày 15/8, Taliban cho biết họ đã giành quyền kiểm soát sân bay và nhà tù Bagram cách trung tâm thành phố khoảng 40 km về phía bắc.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Taliban, Suhail Shaheen, nói với BBC rằng người dân ở Kabul không cần phải lo lắng và tài sản cũng như tính mạng của họ được an toàn.
Ông nói: “Chúng tôi là đầy tớ của người dân và của đất nước này”. Ông cũng nói thêm rằng họ không muốn người Afghanistan chạy trốn mà thay vào đó hãy ở lại và giúp đỡ trong việc tái thiết sau xung đột.
Không ai có thể quên ngày Taliban trở lại, đánh dấu chiến thắng cho cuộc chiến tranh 20 năm của họ.
Mỹ tạm dừng các chuyến bay sơ tán từ sân bay Kabul
Ngày 16/8, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết nước này đã tạm thời đình chỉ mọi chuyến bay sơ tán từ sân bay ở sân bay Kabul để giải tán đám đông đổ xô tới sân bay này tìm cách rời khỏi Afghanistan.
Tuy nhiên, quan chức giấu tên trên không cho biết lệnh tạm dừng sẽ kéo dài trong bao lâu.
Binh sĩ Mỹ gác tại sân bay quốc tế ở Kabul, ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sân bay Kabul của Afghanistan đã rơi vào cảnh hỗn loạn khi hàng nghìn người dân nước này đổ xô vào đường băng, cố lao lên các máy bay để rời khỏi đất nước sau khi Taliban tiếp quản quyền kiểm soát thủ đô. Lực lượng Mỹ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho sân bay buộc phải bắn chỉ thiên nhiều lần để cảnh cáo đám đông đã mất kiểm soát. Hãng tin Reuters dẫn lời các nhân chứng cho biết đã nhìn thấy có ít nhất 5 thi thể được chuyển ra xe, không rõ thiệt mạng do trúng đạn hay bị giẫm đạp bởi đám đông chen lấn. Do tình hình hỗn loạn, giới chức sân bay buộc phải hủy các chuyến bay thương mại còn lại. Trong khi đó, ở phía ngoài sân bay, tình hình tại Kabul yên ắng, không có giao tranh trong khi các tay súng Taliban có vũ trang đi tuần trên đường phố. Lực lượng này cũng khẳng định đã kiểm soát hơn 90% các trụ sở của chính phủ và gần như tất cả các chốt kiểm soát trong thành phố.
Trong một diễn biến liên quan, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ sớm đưa ra những tuyên bố về tình hình Afghanistan trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ đang đối mặt với những chỉ trích mạnh mẽ rằng việc rút các lực lượng Mỹ khỏi quốc gia Nam Á này là một sai lầm. Phát biểu với hãng ABC, cố vấn Sullivan nêu rõ: ""Họ (người dân Mỹ) có thể sớm nghe từ tổng thống. Ông (Biden) hiện đang họp với nhóm an ninh quốc gia và theo dõi tình hình chặt chẽ".
Cùng ngày, Qatar thông báo nước này đang nỗ lực hết sức để giúp sơ tán các nhà ngoại giao và nhân viên nước ngoài thuộc các tổ chức quốc tế đang tìm cách rời khỏi Afghanistan.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Amman, thủ đô của Jordan, Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani cho biết Doha cũng đang tìm kiếm một cuộc chuyển giao hoà bình ở Afghanistan sau khi lực lượng Mỹ rút khỏi quốc gia Nam Á này. Qatar hiện đang đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được một giải pháp chính trị ở Afghanistan.
Trong khi đó, Australia đang nỗ lực sơ tán hơn 130 công dân nước này và những người Afghanistan được Australia cấp thị thực nhân đạo. Trong một tuyên bố ngày 16/8, Thủ tướng Australia Scott Morrison nêu rõ: "Với tư cách là một đối tác cam kết trong nhiều năm giúp Afghanistan xây dựng tương lai, chúng tôi rất quan ngại về nguy cơ tổn thất hơn nữa về người...". Ông kêu gọi Taliban ngừng mọi bạo lực nhằm vào dân thường, đối xử tôn trọng đối với với quan chức chính phủ Afghanistan, cho phép người dân rời khỏi nước này mà không đe doạ hay ngăn cản.
Australia là một trong số nước gần đây rút quân khỏi Afghanistan sau khi hỗ trợ cuộc chiến của Mỹ ở quốc gia Nam Á này trong hai thập kỷ qua. Bộ Quốc phòng Australia thông báo sẽ điều thêm hơn 250 quân tới Afghanistan để hỗ trợ hoạt động sơ tán.
Trung Quốc khẳng định tôn trọng sự lựa chọn của người dân Afghanistan Ngày 16/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Bắc Kinh tôn trọng sự lựa chọn của người dân Afghanistan và hy vọng quá trình chuyển tiếp tại quốc gia Tây Nam Á này diễn ra suôn sẻ. Các tay súng Taliban tiến vào Dinh Tổng thống ở Kabul, Afghanistan, sau khi giành quyền kiểm soát thủ...