Đường phố Hà Nội: Đặt tên danh nhân phải xứng tầm
Tên phố đặt ra không xứng tầm với vị thế danh nhân, ngược lại nhiều tên đường, phố kiêu hãnh mang tên danh nhân nhưng hỏi người dân thì không ai biết nhân vật này là ai… Xung quanh việc đặt tên đường, phố, công trình công cộng tại Hà Nội nảy sinh rất nhiều phức tạp.
Đặt tên hợp lý sẽ làm tăng ý nghĩa giáo dục, lịch sử văn hóa
Ai được đặt tên?
Theo con số mà GS. TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia đưa ra, Hà Nội có xấp xỉ 760 đường, phố đã được đặt tên – là nơi có đường, phố được đặt tên nhiều nhất cả nước. Trong đó các đường, phố được lấy tên theo các danh nhân chiếm số lượng lớn. Đường phố mang tên các danh nhân là đặc trưng văn hóa của Việt Nam, mỗi người dân sống tại con đường, con phố mang tên một danh nhân có công trạng với đất nước cũng hết sức vinh dự, tự hào.
Tuy nhiên, theo T.S Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Văn hóa Di sản Thăng Long, việc đặt tên đường, phố mang tên danh nhân ở Hà Nội hiện “quá nhiều” và “tràn lan”. Thống kê 14 quận, huyện ở Hà Nội, thì có 402 đường, phố được đặt tên theo danh nhân trong khi đặt theo vị trí địa danh chỉ có 296 cái tên. T.S Lưu Minh Trị bày tỏ, không ít nhân vật lịch sử: nhà chính trị, nhà văn, nhà thơ… được đặt tên đường, phố, nhưng chưa chắc đã phải là “danh nhân”. PGS. TS Đỗ Thị Hảo, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội chia sẻ câu chuyện tìm “lai lịch” tên phố – “Có một con phố tên là Nguyễn Đình Hoàn (phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy). Vì nghe khá lạ nên tôi tìm hiểu về nhân vật này, nhưng không tìm được tài liệu nào. Khi chúng tôi trực tiếp hỏi những người cao tuổi ở đây thì được biết cụ Nguyễn Đình Hoàn đỗ tiến sỹ, là người địa phương. Tôi tự hỏi, nếu đỗ tiến sỹ mà được đặt tên đường phố thì không biết bao nhiêu đường, phố rơi vào tình trạng như vậy? Thừa vẫn thừa, nhưng bỏ sót thì cũng không ít. Nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu không thấy bóng dáng trong bất kỳ tên phố ở nào của Hà Nội như công chúa An Tư (đời Trần) hay công chúa Huyền Trân trước đây vốn đã có tên phố thuộc quận Hai Bà Trưng, sau lại bị thay bằng phố Bùi Thị Xuân. Phố mang tên danh nhân, nếu đặt chưa hợp lý sẽ làm giảm đi ý nghĩa tuyên truyền giáo dục, lịch sử văn hóa”.
Video đang HOT
Quy hoạch theo “cụm danh nhân”
Hà Nội cũng đã có những tên đường, phố được đặt theo theo “cụm danh nhân” có liên hệ lịch sử rất đặc sắc. Khu trung tâm quanh Hồ Gươm là nơi tập hợp tên các vị vua Đinh, Lý, Lê…, chếch xuống phía Đông Nam có các danh tướng đời Trần như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải…, phía Bắc đường Trường Chinh có cụm đường, phố dành cho các danh nhân ngành y như Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Hồ Đắc Di…, phía Bắc hồ Tây có cụm tên danh nhân là các nghệ sỹ như Xuân Diệu, Tô Ngọc Vân, Đặng Thai Mai… Nghị định 91/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 207/2006/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội đã quy định tiêu chí: “Danh nhân phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận”. Tuy nhiên, khi Hà Nội mở rộng, để đáp ứng nhu cầu đặt tên đường, phố, rồi cả các khu đô thị, các “làng” trong phố… mới phát sinh khiến việc đặt tên trở nên phức tạp. Bên cạnh đó không thiếu những cái tên lạ lẫm, thiếu điển hình, lịch sử ít ghi nhận.
Bàn về vấn đề này, T.S Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam cho rằng, việc quy hoạch từng nhóm danh nhân cho tên đường phố là rất cần thiết, không chỉ cho “dễ tìm” mà chứng tỏ tính khoa học của quy hoạch một đô thị hiện đại. Đồng tình với ý kiến này, GS. TSKH Lưu Trần Tiêu nhận định, quy hoạch phải đi trước một bước, khi quy hoạch một con đường đã phải tính toán đến chuyện đặt tên như thế nào. Về vấn đề lựa chọn tên danh nhân cho đường, phố, nhất thiết phải có độ lùi thời gian đủ để nhận thức về danh nhân đó.
Gần đây, việc chọn một con đường để đặt tên theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã gây không ít tranh cãi. Đến thời điểm này, thành phố Hà Nội vẫn đang lựa chọn phương án hợp lòng dân, xứng đáng với tầm vóc, công lao đóng góp của Đại tướng đối với đất nước. Đây là vấn đề quan trọng, cần được cân nhắc kỹ càng.
Theo ANTD
Căn hầm của Đại tướng và cách đánh nở hoa trong lòng địch
Đã đến Điện Biên, không một ai không đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ, đồi A1, xem hầm de Castries, và cố gắng đi Mường Phăng xem đại bản doanh của danh tướng Võ Nguyên Giáp. Đã có biết bao nhiêu giấy mực viết về việc Cụ cho chuyển sở chỉ huy từ núi này sang núi khác, Cụ dừng cách đánh nhanh thắng nhanh mà chuyển sang cách đánh vây lấn, đánh chắc, thắng chắc. Đó là quyết định vô cùng sáng suốt, vô cùng khó khăn của vị tướng cầm quân giữa trận tiền.
Căn hầm vị danh tướng của quan đội ta - một căn hầm ngầm ăn sâu dưới lòng đất thông từ sườn đồi cây cối tươi tốt nguyên sinh này sang sườn đồi bên kia được kè gỗ chắc chắn. Đã vậy căn hầm còn có hào giao thông nối liền với hầm Phó tổng tham mưu trưởng quân đội, Tổng tham mưu trưởng mặt trận Hoàng Văn Thái và Bộ chỉ huy mặt trận y như rễ cái có một chùm rễ con tỏa ra. Đứng trên đỉnh đồi có thể quan sát được toàn cảnh trận địa Điện Biên của người Pháp. Đó là quyết tâm rất cao của Quân ủy Trung ương, của vị danh tướng dù khó khăn, gian khổ đến mấy, dù phải đánh lâu dài, chúng ta cũng quyết thắng. Đã đánh là phải thắng. Phải giải phóng Điện Biên, giải phóng vùng Tây Bắc. Đó là trận đấu chiến lược của Đảng ta, nhân dân ta, của danh tướng Võ Nguyên Giáp với Đại tướng thực dân Pháp Navarre. Người Pháp mất Điện Biên mất luôn cả Việt Nam, mất luôn cả Đông Dương.
Ngày nay hầm hào ở Đại bản doanh của Đại tướng đã được phục chế. Chỉ còn mỗi cây bưởi là nguyên sinh. Năm ấy, Đại tướng được bà con Đoan Hùng (Phú Thọ) gửi cho quả bưởi. Ông ăn, thấy ngọt và mát ruột. Ông bảo người phục vụ đem hạt ra trồng. Được ba cây. Nay hai cây đã chết. Khu di tích đã trồng cây bưởi mới vào thay thế. Chỉ còn một cây cũ.
Trở lại năm Giáp Ngọ 1954 ấy mưa xuân kéo dài, hầm hào quân ta ướt nhót nhét những bùn. Đã qua hai giai đoạn. Thê đội hai đã vào cuộc. Quả thực, lúc này đã ốm yếu nhiều. Thời ấy quân đội còn nhiều khó khăn thiếu thốn đủ thứ. Làm gì có đủ áo ấm, có đủ giày, đủ tất, đặc biệt là có đủ gạo ăn. Do vậy, quân ta bị lở loét cả chân tay, ăn toàn bí đỏ. Nước da ai nấy đều vàng bủng như bị bệnh gan. Năm đó bí đỏ đổ về Điện Biên nhiều đến thế. Trong khi đó, tướng Pháp Navarre vẫn tiếp tục đổ thêm quân, đổ lương thực, thực phẩm tiếp tế cho Điện Biên Phủ, phong hàm cấp tướng cho Christian de Castries.
Quân đội ta gặp vô vàn khó khăn.
Giữa lúc đó, tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng quân đội kiêm Đại đoàn trưởng Đại đoàn Đồng Bằng đã dùng một đại đội đánh thọc sâu vào thị xã Thái Bình, tiêu diệt toàn bộ Ban chỉ huy và tỉnh trưởng. Đánh thọc sâu vào trung tâm, đánh nở hoa trong lòng địch là cách đánh không mới. Chỉ có điều đánh vào lúc nào? Yếu tố bí mật, bất ngờ có đảm bảo được tuyệt đối không? Mùa xuân năm 1975, sư đoàn trưởng Sư đoàn 316 Đàm Văn Ngụy cũng dùng cách đánh này đánh vào thị xã Buôn Mê Thuột, tiêu diệt toàn bộ Ban chỉ huy Sư đoàn 203 giải phóng thị xã, mở đầu mùa xuân đại thắng, giải phóng miền Nam năm 1975. Mất Buôn Mê Thuột khiến Nguyễn Văn Thiệu vô cùng hoang mang lo sợ. Thiệu phải tuyên bố tuỳ nghi di tản.
Năm Giáp Ngọ 1954 ấy, thị xã Thái Bình bị đánh bất ngờ, khiến tướng Navarre vô cùng lo lắng. Ông ta vội vã rút quân từ Lào, từ Tây Bắc về để giữ các thị xã, thành phố ở đồng bằng và duyên hải.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị rất mừng. Bác đã lệnh cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp đào gấp một đường hầm dưới lòng đồi A1. Điện Biên Phủ cũng phải đánh nở hoa trong lòng địch. Mất đồi A1, địch sẽ mất đường tiếp tế. Đó là quyết định kì tài, cực kỳ sáng tạo của Bộ Chính trị, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và danh tướng Võ Nguyên Giáp. Đào hầm ngầm để đánh vào trung tâm, đánh nở hoa trong lòng địch, có lẽ trên thế giới chỉ có ở Việt Nam, ở Điện Biên Phủ. Một nghìn kg thuốc nổ được đồng chí Xuyên Khung phát hỏa nổ tung đỉnh đồi A1 vào hồi 5 giờ sáng thì đến 17 giờ 30 phút chiều, ngày 7-5 tướng Christian de Castries và quân đội viễn chinh Pháp hoảng sợ, kéo cờ trắng đầu hàng. Tiếng nổ đồi A1 là tiếng nổ rung chuyển địa cầu, lừng lẫy Điện Biên, tiếng nổ cáo chung sự đô hộ hơn 80 năm của đế quốc Pháp ở nước ta.
Lên đồi A1, nhìn cái hố nghìn cân bộc phá nổ năm xưa vẫn còn đó. Chúng ta càng thấy cách đánh kì tài, cách đánh vô cùng sáng tạo có một không hai của thế hệ cha anh. Và cách đánh thẳng vào trung tâm, đánh nở hoa trong lòng địch chỉ có ở Việt Nam, ở Điện Biên.
Theo ANTD
Năm mới nói chuyện đặt tên đường Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được một số báo chí bình chọn là sự kiện có sức lay động nhất trong năm 2013. Sau sự ra đi của Đại tướng có rất nhiều tỉnh thành đã quyết định đặt tên đường phố mang tên của Đại tướng. Trong ngày đầu năm mới, tỉnh Hậu Giang chính thức đổi tên đại lộ...