Dưỡng phế hỗ trợ trị viêm thanh quản
Y học hiện đại cho rằng thanh quản bị viêm, do bị kích ứng hoặc tổn thương của dây thanh âm. Nguyên nhân có thể do những rối loạn thực thể hoặc rối loạn cơ năng của bộ phận phát âm gây ra khàn tiếng.
Theo Đông y, viêm thanh quản phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh phế và thường phát sinh đột ngột, đó là do ngoại tà lấn phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh bệnh. Điều trị viêm thanh quản phải tùy theo từng thể bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp.
Để dưỡng phê
Bai thuôc: Sinh địa 12g, tang bạch bì 12g, hạnh nhân 10g, a giao 10g, tri mẫu 10g, sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, phong mật 10g. Sắc uống.
Viêm thanh quản, khàn tiếng kéo dài, họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ
Bai thuôc: Sa sâm 12g, huyền sâm 10g, bạch quả 10g, câu kỷ tử 10g, núc nác 6g, mạch môn đông 10g, bạc hà 10g, đan bì 10g, sinh cam thảo 10g. Hoặc có thể dùng la hán 1/2 quả, đười ươi 3-4 quả, ngày 1 thang, sắc đặc ngậm rồi nuốt, ngày 3-4 lần.
Viêm thanh quản, có cảm giác khát nước, họng sưng đau, ngũ tâm phiền nhiệt
Bai thuôc: Sinh kha tử 10g, liên kiều 10g, thuyền thoái 6g, xuyên khung 6g, cát cánh 10g, bạc hà 6g, cam thảo 6g, nam hoàng bá (núc nác) 12g, ngưu bàng tử 10g, mạch môn đông 10g, sắc uống.
Video đang HOT
Viêm thanh quản, khàn tiếng không phát âm thành tiếng, thanh đới co giãn kém
Bài thuôc: Đương quy 16g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, đảng sâm 16g, sài hồ 10g, cam thảo trích 6g, kha tử 10g, thiên trúc hoàng 10g, trần bì 8g, thăng ma 10g, cát cánh 10g, xuyên bối mẫu 6g.
Trường hợp viêm thanh quản do phế hư
Bai thuôc: Nhân sâm 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, kha tử 10g, ô mai 10g, a giao 10g, ngưu nhũ 16g, mật ong 10g, lê tươi 1 quả. Sắc uống.
Viêm thanh quản ho nhiều
Bài thuôc: Bách hợp 30g, khoản đông hoa 15g, nghiền thành bột mịn rồi dùng mật luyện hoàn viên, chia 2-3 lần, uống sau bữa ăn trong 5 ngày. Hoặc dùng sinh kha tử 10g, cát cánh 10g, sinh thảo 6 g sắc uống.
Trường hợp viêm thanh quản do phong hàn, nói không thành tiếng, họng đau, hơi thở thô, phát sốt
Bai thuôc: Tiền hồ 8g, tô diệp 6g, trần bì 6g, cam thảo 4g, cát cánh 8g, thuyền thoái 6g, hạnh nhân 10g. Sắc uống.
Trở trời dễ bị 'tắt tiếng' và cách phòng ngừa rất đơn giản
Thời tiết chuyển mùa, trời đột nhiên nóng hoặc lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới khản tiếng, mất tiếng, triệu chứng điển hình của viêm thanh quản.
Đừng chủ quan với tình trạng khan tiếng
Năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu vào mùa lạnh chị Hoàng Thu Hiền (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) lại sống chung với đau họng, ho, mất giọng... Bệnh cứ đều đặn "đến hẹn lại lên" khiến cô mệt mỏi. Bởi những lúc như thế cảm giác như lúc nào cũng có cục đờm đặc quánh, tắc lại nơi cổ.
"Càng cố khạc càng không được. Có những đợt, tôi chủ quan cứ nghĩ không nghiêm trọng để ho kéo dài hơn hai tháng trời. Vậy là từ đau họng, ho nhiều đau hết cơ bụng, khan tiếng, mất giọng đến khi không chịu được phải đến viện thì đã viêm phế quản. Thậm chí có đợt chỉ ho đến ngày thứ 2- 3 thì đã "tắt tiếng" ngay rồi", chị Hiền cho hay.
Càng nhiều tuổi, chị Hiền rất sợ thời tiết giao mùa. Trong túi đi làm, chị không bao giờ thiếu khăn, dầu gió. Trở trời là chị lục lấy dầu bôi, lấy khăn quàng chặt cổ...trông không khác gì một bà già dù mới ở tuổi 40. Chị bảo, cẩn thận thế nhưng không năm nào chị không bị ho một đợt. Chỉ là nếu phòng cẩn thận thì không bị mất tiếng và xuống phế quản, phổi mà thôi.
Tuổi cao, ít ngủ, ông Nguyễn Mạnh Trung (65 tuổi) thường dậy từ 5h sáng đi tập thể dục. Những ngày này, ....
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, BV ĐH Y Hà Nội cho biết, khàn tiếng là một biểu hiện rất hay gặp trong mùa lạnh, thường xuất hiện đột ngột ngay sau khi thấy rùng mình, khô đau họng và... mất tiếng.
Hoặc hiện tượng khàn tiếng xuất hiện sau một số dấu hiệu báo trước 2-3 ngày như ngạt mũi, ho, chảy mũi xuống họng rồi tiếng đặc dần và mất hẳn.
Hoặc sau khi uống bia lạnh, rượu lạnh bạn thấy khô, đau họng, thậm chí khó thở và mất luôn cả tiếng.
Qua thực tế thăm khám và điều trị cho người bệnh bị khàn tiếng, TS. BS Phạm Thị Bích Đào nhận thấy hầu hết bệnh nhân đều có tâm lý lo lắng, không hợp tác được khi khám đặc biệt là động tác phát âm để thăm khám thanh quản.
"Trong khi đó, khám lâm sàng người bệnh có biểu hiện mũi niêm mạc nề, xung huyết, có thể có dịch ở khe mũi - vòm mũi họng. Niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch chảy từ mũi xuống.
Đối với vùng hạ họng- thanh quản: niêm mạc nề đỏ, sụn nắp và sụn phễu đôi lúc nề mọng; Dây thanh sung huyết, nề, đọng dịch bề mặt, khép không kín khi phát âm tạo ra khe hở hình thoi", TS. BS Phạm Thị Bích Đào cho biết.
Theo TS. BS Bích Đào, có tới 60 - 80% nguyên nhân gây khàn tiếng hoặc mất tiếng vào mùa lạnh thường do vi rút, 20 - 30% nguyên nhân khàn tiếng là do vi khuẩn và chỉ khoảng 10% còn lại do dị ứng, do lạnh, hoặc do nấm mốc. Trường hợp sau uống rượu hoặc bia lạnh mà xuất hiện khó thở và khàn tiếng, mất tiếng thường do dị ứng đồ uống gây phù Quink vùng hạ họng - thanh quản.
Căn cứ vào nguyên nhân gây khàn tiếng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có hướng xử lý cụ thể.
"Việc quyết định liệu trình và các thuốc điều trị phải do bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đảm nhận và theo dõi sát sao, đặc biệt với những trường hợp khó thở, thanh quản không đáp ứng với thuốc, phải cân nhắc vào viện mở khí quản cấp cứu và điều trị nội khoa tại Bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa", TS Bích Đào nói.
Ngoài ra, theo các chuyên gia tai mũi họng người bị viêm thanh quản nên nói càng ít càng tốt. Đối với trẻ nhỏ bị viêm thanh quản cần tránh để trẻ quấy khóc nhiều. Ngoài ra, người bị khàn tiếng nên uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm lỏng, dễ nuốt.
TS. BS Bích Đào cũng lưu ý những ngày này người dân nên giữ ấm cơ thể. Nếu ở trong nhà nên giữ không khí ẩm, có thể dùng chậu nước đặt trong phòng (máy sưởi và điều hòa có thể làm không khí bị khô).Tránh khói, bụi, khói thuốc lá.
Để phòng bệnh, người dân nên giữ ấm cơ thể, không ăn thức ăn cay, thực phẩm cay có thể gây ra trào ngược dạ dày. Trong trường hợp bị mất giọng thì người dân cần tránh la hét, nói nhiều đồng thời khẩn trương đi khám bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc cũng như chủ quan nghĩ rằng bệnh sẽ tự khỏi.
Khan tiếng, mất giọng hay gặp ở những người có tính chất công việc phải nói nhiều như: giáo viên, phát thanh viên, ca sĩ, bán hàng... hoặc trẻ nhỏ hay la hét, chơi đùa... dây thanh có lúc bị căng quá mức. Niêm mạc của hai dây thanh va chạm nhiều gây sung huyết phù nề, từ đó tạo thành u lành tính như hạt xơ dây thanh, u nang, polyp dây thanh... làm khàn tiếng.
Bạch truật bổ khí kiện tỳ, an thai Bạch truật là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.), thuộc họ Cúc (Asteraceae). Về thành phần hoạt chất, bạch truật có các hợp chất sterol, tinh dầu, sinh tố A... Tác dụng tăng sức bền, tăng khả năng thực bào, bảo vệ gan, lợi mật, chống loét, lợi niệu, chống u bướu, chống đông máu, làm...