Đường ống khí đốt ở Ukraine ‘bị đánh bom’
RIA-Novosti hôm qua dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov tuyên bố vụ nổ tại một đoạn của đường ống dẫn khí đốt quốc tế thuộc tỉnh Poltava, đông bắc nước này tối 17.6 “là do đánh bom”. Đường ống này nối Siberia (Nga) với UE, thông qua Ukraine.
Đoạn đường ống ở Ukraine bốc cháy dữ dội sau vụ nổ – Ảnh: Reuters
Vụ nổ không gây thương vong và cũng không làm ảnh hưởng việc Nga cung cấp khí đốt cho châu Âu. Theo ông Avakov, điều tra ban đầu cho thấy có khối chất nổ được đặt dưới nền bê tông của phần đường ống nói trên. Trong khi đó, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga chỉ trích Ukraine bảo dưỡng không tốt phần đường ống ở nước này nên gây ra sự cố. Vụ việc xảy ra không lâu sau khi Gazprom quyết định cắt cung cấp khí đốt cho Ukraine với lý do Kiev không thanh toán nợ.
Video đang HOT
Cùng ngày, chính quyền Ukraine thông báo tạm ngừng chiến dịch quân sự ở miền đông trong “thời gian rất ngắn” để “các phần tử ly khai có thể hạ vũ khí hoặc rời khỏi Ukraine”, theo Tân Hoa xã. Lệnh ngừng bắn được đưa ra sau cuộc điện đàm vào đêm 17.6 giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Tuy nhiên, Đài tiếng nói nước Nga hôm qua dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov chỉ trích rằng Kiev không những không ngừng bắn toàn diện mà còn buộc người dân rời khỏi Ukraine là “hành vi gần với thanh lọc sắc tộc chứ không hướng tới hòa giải”. Bên cạnh đó, Ủy ban Điều tra Nga còn thông báo khởi tố Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Avakov cùng một số quan chức nước này vì tổ chức chiến dịch quân sự “cố ý sát hại dân thường” ở miền đông.
Theo TNO
Nga bác bỏ cáo buộc xâm lược Ukraine
Nga khẳng định không dính líu đến diễn biến phức tạp ở CH tự trị Crimea, vốn đang khiến chính phủ tạm quyền Ukraine đứng ngồi không yên.
Các tay súng lạ mặt canh giữ bên ngoài sân bay ở Crimea - Ảnh: AFP
Theo tờ Le Monde, ngày 28.2, Bộ trưởng Nội vụ tạm quyền Ukraine Arsen Avakov cáo buộc các nhóm vũ trang mà ông cho rằng có cả binh sĩ Nga chiếm giữ 2 sân bay ở Crimea là hành động "xâm lược". Cùng ngày, Quốc hội Ukraine kêu gọi Anh, Mỹ giúp "đảm bảo chủ quyền" cho nước này. Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksandr Turchynov cũng triệu tập khẩn cấp các lãnh đạo ngành an ninh để đối phó "những kẻ khủng bố vũ trang hành sự dưới màu cờ Nga".
Theo Bộ trưởng Avakov, một số đơn vị hải quân Nga đã phong tỏa sân bay quốc tế Belbelk ở Sevastopol, Crimea trong ngày 28.2. Sân bay này ở gần nơi đồn trú của Hạm đội biển Đen (Nga) và một căn cứ quân sự của Ukraine. Le Monde dẫn lời một nguồn tin quân sự Ukraine cho biết có khoảng 300 tay súng không rõ quốc tịch kiểm soát sân bay Sevastopol từ rạng sáng 28.2. Lực lượng này trang bị súng AK-47, súng bắn tỉa nhưng không gây bất kỳ thiệt hại gì. Sân bay thủ phủ Simferopol của Crimea cũng bị một nhóm vũ trang chiếm đóng. Tất cả đều không tiết lộ quốc tịch hay thuộc tổ chức nào mà chỉ tự nhận là những người tình nguyện muốn bảo vệ thành phố trước "bọn phát xít, cực hữu đến từ miền tây Ukraine". Đến tối 28.2, giới chức Ukraine tuyên bố cảnh sát đã giành lại quyền kiểm soát 2 sân bay nói trên nhưng không nói rõ chi tiết hay cho biết có xảy ra đụng độ hay không.
Nhiều diễn biến trên chính trường Crimea cũng đang theo hướng bất lợi cho Ukraine. Theo RIA-Novosti, cơ quan lập pháp Crimea vừa thông qua quyết định sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 25.5 về việc tăng quyền tự trị cho vùng này và bổ nhiệm chính trị gia thân Nga Sergey Tsekov làm lãnh đạo chính quyền địa phương. Từ ngày 25.2, người dân Crimea liên tục tổ chức biểu tình phản đối chính phủ tạm quyền ở Kiev.
Trong khi đó, Nga nhiều lần bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến bất ổn tại Crimea. RIA- Novosti hôm qua dẫn lời Ngoại trưởng Sergei Lavrov lẫn đại diện Hạm đội biển Đen khẳng định Nga không dính líu đến vụ chiếm 2 sân bay, còn các cuộc tập trận mới đây của quân đội nước này ở gần biên giới Ukraine đã được lên kế hoạch từ trước. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoli Antonov thì tuyên bố: "Cho đến nay, các đơn vị quân sự của Nga vẫn hoạt động bình thường".
Lánh nạn giữa làn đạn RIA-Novosti dẫn nguồn tin địa phương cho biết máy bay chở Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych được nhiều chiến đấu cơ hộ tống đến TP.Rostov trên sông Đông của Nga. Trong buổi họp báo tại thành phố này ngày 28.2, ông Yanukovych tuyên bố: "Tôi không bị lật đổ mà phải ra đi vì bị đe dọa. Chính quyền đã rơi vào tay những kẻ cực đoan, phát xít, vốn chỉ đại diện cho thiểu số ở Ukraine. Đoàn xe của tôi đã bị tấn công ở Kiev. Chiếc xe ngay trước xe tôi đã bị nã đạn từ mọi hướng. Tôi đến Kharkiv để chủ trì một buổi họp và được tin các nhóm cực hữu tiến về thành phố này nên phải đến Luhansk bằng trực thăng, rồi lại đến Donetsk, Crimea". Trong lần xuất hiện công khai đầu tiên kể từ khi bị phế truất, ông Yanukovych cho biết đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng chưa gặp trực tiếp. Ông khẳng định "sẽ chiến đấu cho tương lai của Ukraine" nhưng chỉ trở về khi "an toàn của bản thân và gia đình được đảm bảo".
Theo TNO
Ukraine cắt đứt hợp tác quân sự với Nga Quan hệ ngoại giao giữa Nga và Ukraine tiếp tục căng thẳng sau khi Kiev tuyên bố ngừng hợp tác quân sự với Moscow vào ngày 18.6. Ukraine đã quyết định ngưng mọi hợp tác quân sự với Nga sau những căng thẳng ngoại giao gần đây giữa hai nước - Ảnh: AFP RIA-Novosti dẫn lời Phó thủ tướng Ukraine Vitaly Yarema ngày...