Đường ống khí đốt mới EU kỳ vọng giúp giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga
Vùng biên giới xa xôi và đồi núi giữa Hy Lạp-Bulgari là nơi Liên minh châu Âu (EU) đặt kỳ vọng vẽ lại được bản đồ năng lượng châu lục để giảm phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên Nga.
Máy móc hạng nặng lắp đặt đường ống gần thị trấn Komotini, phía Bắc Hy Lạp vào tháng 9/2020. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết một đường ống dẫn dầu mới sẽ đảm bảo lượng lớn khí đốt chảy giữa hai quốc gia để sản xuất điện, sưởi ấm hộ gia đình… Đường ống có tên Kết nối khí đốt Hy Lạp-Bulgari này được thi công trong giai đoạn dịch COVID-19, đã hoàn thành trong tháng 4, được thử nghiệm đồng thời và dự kiến đi vào hoạt động thương mại từ tháng 6.
Đường ống Kết nối khí đốt Hy Lạp-Bulgari trị giá 240 triệu euro sẽ vận chuyển 3 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm và có khả năng mở rộng lên 5 tỷ mét khối. Đường ống này được cấp tài chính từ Bulgari, Hy Lạp, EU đồng thời nhận được ủng hộ chính trị mạnh mẽ của Mỹ và EU.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis ngày 27/4 đã trao đổi với người đồng cấp Bulgari Kiril Petkov. Sau đó, ông Petkov đăng trên mạng xã hội Twitter: “Bulgari và Hy Lạp sẽ tiếp tục hợp tác về an ninh và đa dạng năng lượng, vốn quan trọng đối với cả hai quốc gia và khu vực. Chúng tôi đều tự tin về việc hoàn thiện Kết nối khí đốt Hy Lạp-Bulgari đúng thời gian”.
Đường kết nối năng lượng này trở nên quan trọng hơn sau khi Moskva quyết định dừng nguồn cung khí đốt tự nhiên đến Ba Lan và Bulgari. 90% khí đốt của Bulgaria là nhập khẩu từ Nga nhưng nước này chỉ tiêu thu 3 tỷ mét khối mỗi năm, ít hơn 30 lần so với Đức.
Kết nối khí đốt Hy Lạp-Bulgari dài 180 km là dự án đầu tiên trong số những đường ống khí đốt được lên kế hoạch để tạo điều kiện cho các thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng như những nước muốn trở thành thành viên EU có thể tiếp cận thị trường khí đốt toàn cầu.
Kết nối khí đốt Hy Lạp-Bulgaria sẽ giúp Bulgari tiếp cận với các cảng ở nước láng giềng Hy Lạp đang nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và mang khí đốt từ Azerbaijan đến qua hệ thống đường ống mới kết thúc ở Italy. Hệ thống nối giữa thành phố Komotini (Hy Lạp) và Stara Zagora (Bulgari), tạo điều kiện để những nước này tiếp cận với thị trường khí đốt toàn cầu, trong đó có liên kết với đường ống xuyên Adriatic từ Azerbaijan cũng như LNG từ Qatar, Algeria, Mỹ… được vận chuyển bằng tàu.
Video đang HOT
Hai công nhân tại điểm thi công đường ống ở phía Bắc Hy Lạp vào tháng 3/2021. Ảnh: AP
Nhiều quốc gia thành viên EU đã nỗ lực thay đổi nguồn năng lượng để tránh phụ thuộc vào Nga, từ việc quay trở lại với than đá hoặc mở rộng năng lượng xanh. Đức, nhà nhập khẩu năng lượng Nga lớn nhất thế giới, đang tìm cách xây dựng các cảng nhập khẩu LNG nhưng dự kiến sẽ mất nhiều năm. Trong khi đó, Italy đã đạt được thỏa thuận cùng Algeria, Azerbaijan, Angola và Congo về nguồn cung khí đốt.
EU kỳ vọng giảm 2/3 sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt Nga trong năm nay sau đó hoàn toàn độc lập khỏi khí đốt, dầu mỏ Nga trong 5 năm tới nhờ các nguồn thay thế như gió, Mặt Trời…
Chuyên gia năng lượng Simone Tagliapietra tại Viện nghiên cứu Bruegel (Bỉ) nhận định chiến dịch quân sự đặc biệt Nga phát động tại Ukraine ngày 24/4 sẽ đẩy mạnh thay đổi trong chiến lược của EU về dài hạn, khiến EU thích nghi với loại năng lượng đắt đỏ hơn hoặc sự kết hợp nhiều hơn giữa các nước thành viên.
Dự kiến có thêm 8 đường ống hợp kết nối lẫn nhau có thể được xây dựng tại Đông Âu.
Nhân tố mới giúp châu Âu độc lập với khí đốt Nga
Cơ hội mới đang mở ra đối với Israel khi EU tìm cách ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga.
Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias (giữa), Ngoại trưởng Israel Yair Lapid (trái) và Ngoại trưởng Síp Ioannis Kasoulidis bắt tay nhau tại một cuộc họp báo sau cuộc họp ba bên ở Athens, Hy Lạp, ngày 5/4/. Ảnh: EPA
Trang tin Euractiv.com ngày 12/4 bình luận rằng, khi châu Âu tìm cách loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga sau cuộc xung đột với Ukraine, Israel hy vọng sẽ giúp lấp đầy khoảng trống bằng khí đốt từ các nguồn dự trữ ngoài khơi của mình.
Theo các quan chức và chuyên gia Israel, nước này có thể xây dựng một số đường ống, có khả năng qua Hy Lạp hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc tăng lượng khí đốt đến Ai Cập để được hóa lỏng và vận chuyển tới châu Âu.
"Chúng tôi có khả năng và chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức có thể", Bộ trưởng Năng lượng Israel Karine Elharrar nói về tiềm năng bán khí đốt cho châu Âu với Hiệp hội các nhà báo quốc phòng Pháp.
Trong khi các nước EU đang chia rẽ về thời điểm để loại bỏ năng lượng của Nga, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết khối hy vọng sẽ giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.
Do đó, EU đang tìm kiếm các nước thứ ba khác để thay thế việc cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu.
"Cuộc xung đột ở Ukraine có thể làm thay đổi cấu trúc của thị trường năng lượng châu Âu và Trung Đông. Chúng tôi hiện đang đánh giá triển vọng hợp tác kinh tế, với trọng tâm là thị trường năng lượng", Ngoại trưởng Israel Yair Lapid nêu rõ.
Trong nhiều năm, Israel đã nỗ lực tạo ra các tuyến đường xuất khẩu khí đốt nhưng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi khi mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã tan băng sau hơn một thập kỷ rạn nứt.
Ankara đã bày tỏ sự quan tâm đến một đường ống mới và Bộ trưởng năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ đến Israel trong những tuần tới.
Theo nhà lập pháp đối lập Yuval Steinitz, người từng là Bộ trưởng Năng lượng của Israel cho đến năm ngoái, một đường ống đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiêu tốn 1,5 tỷ USD và mất 2-3 năm để xây dựng.
Ông Steinitz nói: "[Israel] chắc chắn có thể là một nhân tố quan trọng trong việc tạo ra sự độc lập và phong phú hơn các nguồn cũng năng lượng cho châu Âu".
Trong những năm đóng băng về mặt ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ, Israel đã ký một hiệp định với Hy Lạp và Cyprus (Síp) vào năm 2020 nhằm xây dựng đường ống EastMed xuyên qua lãnh thổ của họ từ Israel đến châu Âu.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối dự án và một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ tuần trước cho biết nó quá tốn kém và mất quá nhiều thời gian để xây dựng.
Với việc Hy Lạp và đối thủ trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ đang cạnh tranh trở thành tuyến đường trung chuyển khí đốt, Israel sẽ phải thận trọng nếu muốn duy trì và củng cố các liên minh trong khu vực.
Elai Rettig, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Bar-Ilan ở Tel Aviv, cho biết Israel cần "cân bằng" giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, đồng thời "liên tục trao đổi với cả hai bên và trấn an họ rằng bên này không gây thiệt hại cho bên kia".
Mặc dù vậy, theo ông Steinitz, Israel có thể xuất khẩu qua Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập cùng lúc vì nước này có "đủ khí đốt để xuất khẩu qua ba kênh".
Trong quá khứ, lượng khí đốt chính được tìm thấy ở phía đông Địa Trung Hải, với tổng trị giá gần 1.000 tỷ mét khối (bcm), đã biến Israel từ một nước nhập khẩu khí hóa thạch thành một nước xuất khẩu. Hiện nước này đang bán lượng nhỏ khí đốt từ hai mỏ lớn ngoài khơi là Leviathan và Tamar cho Ai Cập và Jordan.
Ông Steinitz cho biết trong ba thập kỷ tới, Israel sẽ còn khoảng 600 bcm để xuất khẩu.
Mỏ Leviathan của Israel, nơi sẽ là nguồn xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, được điều hành bởi các tập đoàn Israel-Mỹ, bao gồm NewMed Energy của Israel và Chevron của Mỹ. Giám đốc điều hành NewMed Energy, Yossi Abu gần đây đã tuyên bố tham vọng "đưa khí đốt của Israel đến châu Âu và châu Á".
Theo Orit Ganor, Giám đốc thương mại quốc tế về khí đốt tự nhiên tại Bộ năng lượng Israel, đường ống EastMed "cũng có thể là một lựa chọn".
Nga tìm đến thị trường mới nào cho dầu khí xuất khẩu thay cho châu Âu Những tháng ngày châu Âu giữ vai trò "khách hàng ruột" mua năng lượng của Nga có thể sắp qua đi. Các chuyên gia đánh giá Nga cần tìm thị trường mới cho nguồn khí đốt và dầu mỏ của nước này. Tuy nhiên, các lựa chọn dường như khá hạn chế. Ấn Độ là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ ba...