Đường ống dẫn dầu bốc cháy, hàng nghìn người Trung Quốc sơ tán
Đường ống dẫn dầu bốc cháy ở thành phố Đại Liên, Trung Quốc làm gần 20.000 người dân phải đi sơ tán
Thông báo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cho hay, đường ống bị hư hại do một công trình đang xây dựng vào lúc 6:30 tối 30/6 theo giờ địa phương, làm dầu chảy vào đường ống dẫn nước thải gây ra vụ cháy.
Hiện vẫn chưa xuất hiện báo cáo về thương vong nhưng 20.000 dân sống gần đó đã được sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm.
Đường ống dẫn dầu cháy ở Đại Liên năm 2010.
Theo tin chính thức của Tân Hoa Xã, 5 công nhân đang làm việc tại công trình xây dựng được cho là đã làm hỏng đường ống đang bị cảnh sát bắt giữu trong cuộc điều tra.
Trung Quốc đã phải hứng chịu hàng loạt các vụ tai nạn liên quan đến rò rỉ đường ống dẫn dầu. Tháng 6/2013, một vụ hỏa hoạn xảy ra sau khi dầu bị rò rỉ ở Đại Liên làm chết 4 người, và một vụ nổ khác gây ra bởi một ống dẫn dầu bị rò rỉ vào tháng 9/2013 tại phía Tây thành phố Thanh Đảo đã làm 62 người thiệt mạng.
Những sự cố như vậy đã dấy lên sự phản đối việc các cơ sở xử lý dầu hoạt động gần khu vực đông dân cư.
Video đang HOT
Người dân đã cảnh giác hơn về việc những đường ống dẫn dầu được xây dựng gần những đường dây ngầm của khu đô thị, khu dân cư và những khu thương mại.
Theo Kiến Thức
Xe thiết giáp M113 Việt Nam được thử lửa
Hôm 23/5, tại trường bắn K3, khu vực Chi Lăng, Quân khu 9 tổ chức bắn thử nghiệm vũ khí trên xe Thiết giáp M113 bằng vũ khí do VN chế tạo.
Hạng mục bắn thử gồm: Súng chống tăng 73mm SPG-9 bắn mục tiêu xe tăng; súng 12,7mm NSV bắn trực thăng bốc quân, bắn mục tiêu mặt đất; súng đại liên 7,62mm PKMSN bắn mục tiêu mặt đất.
Quá trình bắn thử nghiệm, các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu, nội dung từng hạng mục bắn; bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và VKTBKT, theo QĐND.
Kíp xe tiến vào vị trí bắn.
M113 là loại xe thiết giáp phổ biến nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Ra đời vào cuối thập niên 50 cho tới ngày nay, hơn 28.000 chiếc M113 đã được sản xuất với 12 phiên bản khác nhau nhưng chủ yếu là các phiên bản M113A1, M113A2, M113A3. Hiện nay, M113 còn phục vụ trên 50 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
M113 có khối lượng chiến đấu 12,3 tấn, vỏ nhôm dày 12-38mm, kíp chiến đấu 2 người và có thể chở theo 1 tiểu đội bộ binh. M113 được trang bị một đại liên 12,7 mm và hai trung liên 7,62 mm bắn được về phía bên sườn.
Với vỏ thép có thể chịu được các loại đạn bộ binh thông thường cùng các cửa sổ nhỏ bên sườn, M113 đã trở thành một lo cốt di động khá lợi hại, bộ binh trong xe có thể chiến đấu trực tiếp khi xe đang chạy.
Thượng tướng Trương Quang Khánh kiểm tra VKTBKT trên xe
Với thiết kế khá nhỏ gọn, động cơ mạnh mẽ, M113 càng ngày càng trở thành một loại thiết giáp đa năng, có thể đi bất cứ nơi nào trong toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, kể cả những nơi tưởng rằng rất khó sử dụng cho thiết giáp như ở Miền Tây sông ngòi chằng chịt. Bất cứ địa thế hiểm trở nào, M113 cũng có cách thích ứng ngay.
Tính đến đầu năm 1975, trong biên chế quân đội Việt Nam Cộng hòa vẫn còn khoảng trên 1.500 chiếc M113. Sau ngày chiến thắng, hàng trăm xe chiến lợi phẩm được đưa vào biên chế bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam.
M113 được đánh giá dễ điều khiển và có điều kiện sử dụng thuận lợi hơn nhiều so với các xe cùng thời của Liên Xô bởi được trang bị hệ thống tay lái trợ lực bằng thủy lực.
Kiểm tra kết quả bắn
Tuy nhiên, do bị thiệt hại trong chiến tranh và thiếu phụ tùng thay thế nên số lượng M113 của Việt Nam bị hao hụt rất nhiều, hiện tại, con số M113 còn họat động ước lượng khoảng gần 200 chiếc.
Để phù hợp với yêu cầu tác chiến cùng điều kiện cung cấp đạn dược, hậu cầu, xe thiết giáp chiến lợi phẩm M113 đã được Việt Nam cải tiến nhiều lần.
Ngay sau ngày giải phóng, M113 đã được Quân đội nhân dân Việt Nam gắn thêm ĐKZ-106 mm M40 hoặc ĐKZ-75 mm K56. Tiếp sau đó Việt Nam đã thay thế đại liên Browning 50 của Mỹ bằng đại liên 12,7 mm của Nga.
Đứng trước tình hình thiếu phụ tùng thay thế, một số lượng M113 được niêm cất để sẵn sàng sử dụng khi có tình huống, một số khác được từng bước hiện đại hóa bằng cách gửi ra nước ngoài và thay thế các phụ tùng đã hư hỏng bằng thiết bị dễ kiếm từ các nguồn khác trong lúc Mỹ vẫn chưa bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Theo các thông tin không chính thức năm 2001, Việt Nam đã tiến hành sửa chữa tổng thể và nâng cấp nhỏ khoảng 80 xe bọc thép M113.
Việc nâng cấp và sửa chữa được thực hiện bằng một số linh kiện mua từ các nguồn thương mại và tận dụng linh kiện thu được từ thời chiến tranh Việt Nam.
Theo Báo Đất Việt
Trung Quốc: Tòa chung cư 34 tầng chìm trong biển lửa Một tòa nhà chung cư 34 tầng tai thành phố Đại Liên, phía đông bắc Trung Quốc đã bị hỏa hoạn lớn hôm 20/4. Khói bốc lên mù mịt từ tòa nhà 34 tầng. Một đoạn video, quay bằng điện thoại động và được tải lên mạng ngày 21/4, cho thấy khói bốc lên mù mịt từ tòa nhà cao tầng trước khi...