Dường như Bộ trưởng Nhạ chưa cảm nhận hết những tai hại?
Dường như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vẫn chưa cảm nhận hết những điều tệ hại và hệ luỵ của nó đối với xã hội nếu chỉ để cơ sở “rút kinh nghiệm sâu sắc” mà không yêu cầu kỷ luật khiển trách, cảnh cáo và cách chức bất cứ ai dính dáng chuyện gian dối nói trên?
Thưa ông Phùng Xuân Nhạ – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiêm Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước!
Tôi là một nhà báo, từng được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Kỷ niệm chương vì Sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Tôi thấy rất buồn và thất vọng trước sự việc đau xót liên tục xảy ra trong ngành giáo dục do ông là người đứng đầu trong vài tuần nay.
Nào là việc 600 giáo viên ở huyện Krông Pắk (tỉnh Đăk Lắk) bỗng dưng bị mất việc vì nằm ở diện “dôi dư” do cách làm tuỳ tiện của địa phương nọ; chuyện vừa xảy ra sau khi phúc khảo kỳ thi tuyển giáo viên ở Quảng Ngãi. Chả hiểu sao đã có 13 người đậu thành rớt, 8 thí sinh rớt lại đậu. Thậm chí còn bi hài hơn khi trong đó có một thí sinh từ rớt đã thành… thủ khoa.
Bản so sánh kết quả chấm phúc khảo chênh nhau giữa kỳ thi tuyển giáo viên do Sở GD&ĐT tỉnh và huyện Bình Sơn tổ chức (bạn đọc A.T.H cung cấp).
Một điều đáng lưu ý, ấy là chi tiết tại Hội đồng thi tuyển giáo viên huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), mới có 86 thí sinh xin phúc khảo thì có đến 70 thí sinh được tăng từ 10-14 điểm (thang điểm 100) ; chuyện các cơ sở giáo dục, các học viện, viện nghiên cứu khoa học “tuỳ hứng” xác nhận thời gian lên lớp vô tội vạ, thiếu trách nhiệm cho các ứng viên làm hồ sơ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017. Điều đó chứng tỏ trong nhiều năm nay có thể đã có rất nhiều GS, PGS đã qua lọt lỗ kim.
Ngày 5.4.2018 , Bộ đã có công văn gửi đến các cơ sở đào tạo đại học nhằm chấn chỉnh tình trạng xảy ra sai sót khi xác nhận thời gian giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng liên quan đến việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS.
Theo công bố của Bộ, vừa rồi đã có 31 trường đại học, học viện, viện nghiên cứu… nằm trong danh sách kiểm điểm.
Vì thế, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước có công văn gửi đến các Hội đồng chức danh giáo sư ngành/liên ngành, Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở yêu cầu các cấp hội đồng “rút kinh nghiệm sâu sắc” về những sai sót trong việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.
Video đang HOT
Nói thật, nếu chỉ có xử lý kiểu đó thì mầm mống sai phạm, hiện tượng ký bừa vẫn có thể tiếp tục tái diễn vào năm tới.
Dường như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vẫn chưa cảm nhận hết những điều tệ hại và hệ luỵ của nó đối với xã hội nếu chỉ để cơ sở “rút kinh nghiệm sâu sắc”?
Dường như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vẫn chưa cảm nhận hết những điều tệ hại và hệ luỵ của nó đối với xã hội nếu chỉ để cơ sở “rút kinh nghiệm sâu sắc” mà không yêu cầu kỷ luật khiển trách, cảnh cáo và cách chức bất cứ ai dính dáng chuyện gian dối nói trên?
Theo tôi, việc xác nhận cho người khác có lợi nhưng thiếu trung thực không nên hiểu chỉ là sự vô tư, trong sáng mà đằng sau đó có thể là tiêu cực, vụ lợi.
Trước tiên, việc xác nhận sai cho đương sự để làm đẹp hồ sơ xét phong học hàm như vừa rồi đã vô tình hà hơi tiếp sức cho những cái sai tày đình khác.
Ngoài việc ảnh hưởng đến uy tín của giới khoa học thực thụ của nước nhà, nó ảnh hưởng đến uy tín của nền khoa học Việt Nam trước thế giới.
Do xác nhận à uôm, dễ dãi, ngân sách nước nhà vô tình lĩnh hậu quả xấu.
Nó cũng sẽ phát sinh nhiều tốn kém vì sau đó, những vị có học hàm này sẽ được nhà nước chuyển đổi sang thang bảng lương mới (nâng cao hơn cũ), được kéo dài thời gian công tác, không phải nghỉ hưu sớm …sẽ diễn ra.
Tất cả , cần xem như một hệ quả xấu nhờ cung cách làm thiếu trách nhiệm của các hội đồng khoa học.
Để chấm dút hiện tượng tệ hại trên, tôi đề nghị cần xử nghiêm khắc với những ai, tổ chức nào từng bỏ phiếu, từng nhận xét, từng đề nghị dù họ ở cấp nào đi nữa.
Chỉ có cách làm triệt để như vậy, sang năm tới chúng ta mới có hy vọng chấm dứt các tiêu cực trong việc làm hồ sơ xét phong học hàm khoa học như đã từng xảy ra suốt thời gian vừa qua.
Theo Danviet
Loại giáo sư, phó giáo sư "kém chất lượng": Công khai hồ sơ ứng viên trên mạng
GS.TS Bùi Văn Ga, Phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, cho biết, trong quyết định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư sửa đổi sắp tới sẽ yêu cầu các cơ sở giáo dục công bố hồ sơ ứng viên trên mạng.
GS.TS Bùi Văn Ga, Phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, cho biết, việc 41 hồ sơ ứng viên không đủ điều kiện để công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS vừa qua là sai sót làm ảnh hưởng đến uy tín của HĐCDGSNN, gây bức xúc trong dư luận xã hội thời gian vừa qua.
Qua kết quả kiểm tra hồ sơ của các ứng viên cho thấy sai sót chủ yếu nằm ở các khâu: Một số ứng viên kê khai hồ sơ thiếu chuẩn xác, thiếu minh chứng cụ thể; Một số cơ sở giáo dục đại học xác nhận thông tin do ứng viên kê khai chưa chặt chẽ; Một số Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở (HĐCDGSCS), Hội đồng Chức danh giáo sư ngành/liên ngành (HĐCDGSN) thẩm định hồ sơ ứng viên chưa kỹ càng.
Rút kinh nghiệm sâu sắc đối với các cấp HĐCDGS về việc đã để xảy ra những sai sót trong việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017, GS.TS Bùi Văn Ga cho rằng, quy định sắp ban hành sẽ quy rõ trách nhiệm, nếu cơ sở giáo dục cố tình xác nhận sai sẽ chịu chế tài cụ thể, nghiêm khắc.
Trong đó, hội đồng cơ sở có trách nhiệm xét duyệt về thủ tục hành chính, xác thực các chứng cứ, giấy tờ của ứng viên đã được cơ sở giáo dục xác nhận, mà không đặt quá nặng thẩm định chuyên môn. Trong hội đồng, sẽ phải thành lập thêm bộ phận chuyên trách để rà soát, xử lý hồ sơ ứng viên.
Hội đồng ngành sẽ trở thành một bộ phận trong hội đồng nhà nước, có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định chuyên môn và chất lượng khoa học của ứng viên. Ở cấp nhà nước, hội đồng chỉ làm thủ tục xem xét ứng viên đã đủ tiêu chí mà các hội đồng cơ sở, ngành báo cáo để đánh giá đạt hay chưa đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Đặc biệt, từ đợt xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư tới đây, hồ sơ các ứng viên sẽ bắt buộc phải được các hội đồng cơ sở công khai trên mạng. Hồ sơ ứng viên sẽ được công khai trên cả 2 kênh là trang thông tin điện tử của các hội đồng cơ sở (trường) và của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước. Thời gian công khai trong 15 ngày trước khi trình kết quả lên Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước họp để xét duyệt.
Sau khi xem xét, hồ sơ ứng viên được thông qua ở hội đồng ngành cũng được công khai để xã hội cùng đánh giá. Trường hợp hồ sơ ứng viên nào dư luận thấy không đạt chuẩn có thể phản ánh lên để thanh tra Bộ GD-ĐT và hội đồng xác minh trước khi trình lên cấp trên xem xét, công nhận.
"Trong các đợt xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS sắp tới, các HĐCDGSCS, HĐCDGSN và các ứng viên cần tham dự đầy đủ các buổi tập huấn do HĐCDGSNN tổ chức và nghiên cứu kỹ các tài liệu hướng dẫn của HĐCDGSNN về công tác này để tránh những sai sót tương tự trong quá trình lập và thẩm định hồ sơ" - GS Ga nhấn mạnh.
Dự kiến việc áp dụng chuẩn mới về giáo sư, phó giáo sư sẽ được thực hiện ngay trong năm 2018.
Công khai hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư để đảm bảo sự minh bạch, có giám sát của xã hội
PGS.TS Phan Quang Thế - nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên cho rằng công khai hồ sơ ứng viên là cách tốt nhất để loại bỏ giáo sư, phó giáo sư "dởm".
Tuy nhiên, ông Thế cho rằng, phải công khai hồ sơ khoa học của các ứng viên trên trang Web của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước ít nhất 1 tháng để xã hội có ý kiến. Như vậy, xã hội sẽ biết ai là người làm việc thực chất một cách minh bạch.
Về xây dựng tiêu chuẩn phong tặng chức danh GS, PGS như thế nào để tương xứng với chuẩn mực quốc tế? Theo ông Thế, các ứng viên phó giáo sư và giáo sư ít nhất phải có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thật sự, trong đó chứng chỉ tiếng Anh là quan trọng nhất và phải có năng lực giảng dạy trình độ đại học bằng tiếng Anh theo giáo trình tiếng Anh.
Các công bố về bài báo trong nước cũng phải viết bằng tiếng Anh để thế giới có thể đánh giá thông qua việc họ có sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình của họ.
Bên cạnh đó, các công trình khoa học ứng dụng phải chỉ ra được nơi ứng dụng với minh chứng sản phẩm cụ thể chứ không phải chỉ là xác nhận. Đâu cũng xác nhận, nhưng không đâu dùng sản phẩm đang rất phổ biến.
Ông Thế cho rằng, sản phẩm khoa học mô hình phải nhìn thấy được bằng mắt (quay video) chứ không phải chỉ bằng kết luận trên giấy của các hội đồng đánh giá như hiện nay.
Còn theo GS.TSKH Phạm Tất Dong, cần soát lại tiêu chuẩn, không thể để tiêu chuẩn thấp về GS,PGS như hiện nay được mà phải nâng chuẩn lên. Các GS,PGS phải có công bố quốc tế và Hội đồng thật chuyên ngành để xét chứ không thể liên ngành được.
"Người tham gia xét hội đồng GSNN là người phải có công trình nghiên cứu trong thời gian gần và nên mời giáo sư nước ngoài vào đánh giá. Nếu không đội ngũ GS,PGS ngày càng đông mà chả giải quyết được gì" - GS Dong kiến nghị.
Theo Hồng Hạnh (Dân trí)
Nếu rà soát công trình khoa học, số ứng viên giáo sư bị loại có thể cao hơn Bộ Giáo dục cần rà soát chất lượng công trình nghiên cứu khoa học, bài báo quốc tế, trình độ ngoại ngữ của tất cả ứng viên thay vì chỉ 95 người. TS Lê Dương Hà, giảng viên một trường đại học tại Hà Nội, chia sẻ quan điểm về đợt rà soát công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Lần...