Đường mới Mường Lát, Sài Khao
Mường Lát theo tiếng Thái có nghĩa là “nơi nước tràn qua”, bởi mùa mưa ở đây, nước từ các con suối đổ về, tràn qua các làng bản rồi đổ vào lòng sông Mã, gây ra nhiều trận lũ dữ. Sương vẫn lấp ở Sài Khao mỗi sớm nhưng đường đến Sài Khao không còn xa như trong thơ Tây Tiến.
Đường Mường Lát – Sải Khao – Mai Châu giờ rải nhựa phẳng lỳ
Đường Mường Lát – Mai Châu trên con đường Tây Tiến xưa còn nguyên nét hoang sơ, đón chân du khách bằng cảnh đẹp nên thơ khiến người ta quên đi những khó khăn. Con đường nối từ cửa khẩu Tén Tằn, Mường Lát với Quốc lộ 15 tại ngã ba Quan Hóa rồi xuôi theo tuyến Quốc lộ về Mai Châu giờ mới được rải nhựa phẳng phiu. Những chặng đèo dốc, cua tay áo chỉ như góp phần tô điểm thêm cho một vùng không gian xanh thẳm và hùng vĩ của núi rừng Tây Thanh Hóa.
Cửa khẩu Tén Tằn dù chỉ là một cửa khẩu nhỏ nhưng lại có sức hút riêng bởi con đường xưa Tây Tiến đã trở thành huyền thoại. Cách thị trấn Sầm Nưa của nước bạn Lào chỉ hơn 50 cây số, Tén Tằn là điểm nối quan trọng trên con đường Tây Tiến. Đó là nơi trước kia tại thị trấn Sop Hao cách đó vài cây số, thực dân Pháp phải cho xây dựng những đồn lũy, phòng tuyến kiên cố để ngăn chặn bước chân của đoàn quân Tây Tiến đi qua.
Video đang HOT
Sương vẫn lấp ở Sài Khao mỗi sớm nhưng đường đến Sài Khao không còn xa như trong thơ Tây Tiến. Dòng chảy bất tận của Sông Mã dường như thêm xanh ngút ngàn, thăm thẳm với những rừng tre rậm rạp ngả bóng xuống con đường.
Đỉnh Pha Luông cao vợi nhìn xuống dòng sông uốn lượn thung sâu. Đứng trên đỉnh núi hùng vĩ, lữ khách có thể thu vào tầm mắt núi non trùng điệp. Bao quanh các bản là những nương lúa, nương ngô, trải từ sườn đồi nọ đến sườn đồi kia.
Những thủa ruộng bậc thang ở Mường Lát vào mùa cấy
Cách thị trấn Hồi Xuân trên đường Quốc lộ 15, trung tâm huyện Quan Hóa chừng 2 cây số còn ghi lại rất rõ những dấu chân người định cư nơi đây từ vài trăm năm trước. Trong đó, đánh dấu điểm cuối của con đường về xuôi là hang Ma mang màu huyền bí. Hang Ma là một nghĩa trang nổi tiếng của người Thái ở cách đấy không xa. Lọt giữa hai ngọn núi hùng vĩ, hang Ma dài hơn 500m nằm trên một địa thế hiểm trở. Đây cũng là nơi từng diễn ra nhiều trận đánh ác liệt thời xa xưa. Tuy nhiên, hình thức mộ táng bằng thân cây lớn khoét rỗng của người Thái cổ mới chính là điều làm nên không khí rờn rợn ở hang Ma. Trong hang, những áo quan đẽo từ thân cây thành hai mảnh úp lại xếp ngổn ngang, ánh sáng buổi chiều chiếu qua những hốc đá tạo thành một khung cảnh huyền bí. Cửa hang nhìn ra một ngọn núi và dòng sông Mã uốn lượn phía dưới. Đến tận ngày nay, hang Ma vẫn được người Thái quan niệm là mảnh đất của thần linh. Cửa hang nằm khuất sau những tán cây rừng rậm rạp giữa sườn núi Pa Cáng.
Từ Hồi Xuân, Quốc lộ 15 qua Co Lương về bản Lác, Mai Châu đẹp mơ mộng. Cảnh sắc thanh bình với bản làng trù phú, khói lam chiều vương trên những nóc nhà sàn phất phơ theo nhịp gió đưa du khách dần hòa vào không gian ẩn hiện giữa núi mây mờ ảo.
Theo ANTD
Tìm vết "Bánh xe khổng lồ"
Có ai từng lên biên giới mà không xao xuyến với những bóng thướt tha của người con gái Thái gánh đôi bương nước qua cây cầu tre lắt lẻo. Có ai từng lên biên giới mà khi trở về lại không có những giây phút lắng mình nhớ về những bánh xe quay bên dòng nước, quay suốt một đời mà không để lại vết cho ai!
Ai có dịp ghé qua vùng biên giới phía Bắc, nơi có những bản làng người Thái, Mường, Tày, Nùng, Dao... Từ Thanh Hóa, Hòa Bình cho đến Cao Bằng, Lạng Sơn, đi cho hết một vòng cung biên giới, chắc hẳn sẽ được thấy rất nhiều những cọn nước quay bên bờ sông, bờ suối. Những cọn nước ấy cứ mãi xoay cùng nhịp sống của những con người nơi miền biên viễn điểm tô cho bức tranh thiên nhiên, bình dị, chan hòa.
Cọn nước, cón nước, coóng nước hay guồng nước là những cách gọi khác nhau cho chiếc bánh xe quay khổng lồ được làm từ mây, tre đặc biệt này. Những năm về trước, cọn nước còn được người dân ở đồng bằng, thậm chí ở khu vực đồng bằng Trung, Nam bộ dùng để đưa nước về đồng ruộng. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, cọn nước chỉ còn ở vùng biên giới phía Bắc, nơi có những bản làng với nếp nhà sàn nghiêng soi bên suối.
Ở Việt Nam, cọn nước đầu tiên xuất hiện ở các cộng đồng người Thái, Mường. Sau đó có thêm các dân tộc khác học cách làm cọn nước phục vụ cho công việc thủy lợi. Người Thái và người Mường khi ở đâu việc đầu tiên là chọn những địa thế có thung lũng rộng "chính là các mường", xung quanh là núi tiện cho việc canh tác lớn, và dẫn nước từ núi về bản và từ suối vào ruộng. Để làm cọn nước, đầu tiên người ta dựng cái trục quay trên một giá đỡ bằng chạc cây và đặt vào đó một nửa khoanh vầu tròn. Người ta dùng thân tre hoặc vầu kết hai vòng lớn làm đường kính bánh xe, và những nan nối chéo từ trục sang hai vòng bánh như nan hoa xe đạp. Nơi tiếp giáp của các nan hoa bên trong guồng, người ta cài tiếp hai vòng hai bên điểm tiếp giáp để lực giữ được khỏe. Đầu cọn sẽ cài những quạt đan để nước đập vào đó và kề luôn đó là những ống bương múc nước. Một vài chi tiết khác được gia cố ở trục, điểm kết nan hoa. Tất cả cọn nước được buộc bằng một loại dây mây rừng rất bền và dẻo.
Tôi đã từng lên biên giới. Đã có những buổi chiều bên dòng suối mát. Vài thiếu nữ hết buổi lên nương giặt giũ, rửa chân bên suối. Những đứa trẻ bắt cá, nô đùa tắm mát. Những người già ra suối lấy gạo về chuẩn bị bữa cơm chiều. Bảng lảng khói sương. Tất cả hiện lên bình dị lung linh bên những "bánh xe khổng lồ" với vòng xoay không dấu vết. Chỉ có những vết tình nhung nhớ để lại trong lòng lữ khách là không thể nào quên.
Vũ Thanh
Theo ANTD
Hàng chục cầu treo xuống cấp nghiêm trọng Theo số liệu rà soát của Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh này có tới 25 cầu treo chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi đã xuống cấp, có nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông. Trong số 25 cầu treo có biểu hiện xuống cấp...