Đường mới làm phải tốn thêm 8,5 tỉ đồng sửa chữa
Ngày 24.5, tin từ Sở GTVT Cần Thơ cho biết Chánh thanh tra Bộ GTVT vừa có kết luận thanh tra chính thức về nhiều sai phạm trong việc thi công dự án QL91B, đoạn qua TP.Cần Thơ, với tổng mức đầu tư được phê duyệt hơn 455,6 tỉ đồng.
Ảnh minh họa
Kết quả thanh tra cho thấy có sai phạm ở hầu hết các khâu từ đấu thầu, thực hiện hợp đồng khảo sát thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ đến quản lý chất lượng công trình, giải phóng mặt bằng, hồ sơ mời thầu… Theo kết luận thanh tra, sau khi QL91B được thông xe chỉ trong thời gian ngắn thì tuyến đường này đã có 5,5 km bị hư hỏng, gồm: 2,2 km bị rạn nứt mặt đường; 0,7 km bê tông nhựa mặt đường bị hỏng, mặt đường xuất hiện ổ gà. Tổng số tiền chi cho việc sửa chữa hơn 8,5 tỉ đồng.
Đoàn thanh tra còn phát hiện Công ty cơ khí và vận tải xây dựng đứng đầu liên doanh để thực hiện gói thầu số 3, nhưng lại giao cho Công ty CP TM-XD Thăng Long thực hiện toàn bộ gói thầu. Tuy nhiên, chủ đầu tư không tiến hành đánh giá lại năng lực nhà thầu, cam kết tín dụng, bảo đảm dự thầu. Trong đó tại gói thầu 6A, Công ty CP đầu tư và xây dựng công trình 3 trúng thầu nhưng không thực hiện mà giao cho Công ty CP xây dựng công trình Trường Lộc (không có tên trong hồ sơ dự thầu) thi công toàn bộ gói thầu khi chưa có văn bản chấp thuận của chủ đầu tư và có dấu hiệu bán thầu.
Video đang HOT
Thanh tra Bộ GTVT đã đề nghị kiểm điểm các tập thể, cá nhân có liên quan của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP.Cần Thơ và lãnh đạo, chỉ huy trưởng của Công ty CP 16, Công ty cơ khí và xây dựng công trình, Công ty CP đầu tư thương mại và xây dựng giao thông; đồng thời đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát của một số cá nhân do vi phạm các quy định về giám sát chất lượng thi công công trình tại dự án trên.
Theo TNO
Nhà xe đội giá, nhồi nhét khách dịp lễ
Tình trạng nhà xe đội giá, nhồi nhét hành khách tiếp tục tái diễn tại các bến xe Hà Nội trong hai ngày 29 - 30.4 vừa qua.
Khu vực quầy bán vé ở Bến xe Giáp Bát đông nghẹt người trong chiều 29.4 - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Do kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài 5 ngày nên lượng người về quê ở các bến xe Hà Nội đông nghẹt. Tại Bến xe Mỹ Đình, ngay từ 10 giờ sáng 29.4 không khí gần như ngạt thở vì lượng người đổ về quê nghỉ lễ quá đông.
Đợi xe từ 7 giờ sang đến 11 giờ trưa
Bất chấp cơn mưa nặng hạt, trong sáng qua, người dân vẫn đứng ngồi vạ vật khắp nơi trong bến để bắt xe về quê. Tại khu vực các quầy bán vé, hàng trăm hành khách chen lấn nhau để mua vé trước. Nhiều người chờ đợi cả giờ đồng hồ mới mua được cặp vé trên tay. Vẻ mặt mệt mỏi, bác Vũ Ngọc (47 tuổi, quê ở Diễn Châu, Nghệ An) cho biết: "Ngồi đợi xe ở bến từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa vẫn chưa lên xe được. Xe nào cũng chật ních người không thể chen chân lên được cố chờ đến chiều chắc mới về quê được".
Hầu hết các nhà xe rời bến đều trong tình trạng không còn ghế trống. Tuy nhiên, "nóng" nhất là các tuyến Mỹ Đình đi Quảng Ninh; Thái Bình; Thanh Hóa; Vinh - Nghệ An... liên tục phải tăng cường thêm xe.
Lợi dụng lượng người về quê quá đông, nhiều nhà xe đã đội giá vé lên cao buộc hành khách phải trả tiền thì mới được lên xe. Hành khách đi xe phản ánh tuyến Mỹ Đình - Nghệ An giá vé tăng từ 230.000 đồng lên 260.000 đồng/lượt; tuyến Hà Nội - Yên Bái tăng từ 120.000 đồng lên 155.000 đồng/lượt... Chấp nhận mua vé giá cao hơn ngày thường nhưng hành khách về quê vẫn không tránh khỏi cảnh bị nhồi nhét. "Xe chỉ 24 ghế ngồi mà dọc đường chủ xe liên tục bắt thêm khách nhồi nhét đến ngộp thở khi cả xe tới gần 40 hành khách. Cứ 2 người ngồi chung một ghế, may mắn có ghế ngồi nhiều người khác phải chen chân đứng", cô Nguyễn Thị Lan, hành khách xe chạy tuyến Mỹ Đình - Việt Trì kể.
Đủ loại xe tham gia bắt khách
Tương tự, tại Bến xe Giáp Bát (Q.Hoàng Mai, Hà Nội), khung cảnh người dân xếp hàng chờ mua vé, chen lấn xô đẩy lên xe về quê nghỉ lễ diễn ra trong chiều 29.4 và sáng qua, 30.4.
Đợi xe từ sáng sớm tới trưa ngày 30.4, nhiều người dân vẫn không bắt được xe đành chấp nhận thuê taxi với giá cao về quê nghỉ lễ. Tận dụng cơ hội, một số nhà xe chạy tuyến Thanh Hóa đua nhau "hét giá", thu vé vượt mức quy định từ 20.000 đồng - 40.000 đồng/lượt. Thậm chí, chủ xe chạy tuyến Hà Nội - Sài Gòn cũng nhận đón khách đi Thanh Hóa nhưng với mức giá "chém đẹp" 200.000 đồng/lượt. Quan sát của chúng tôi, trong khu vực bến đỗ xe khách còn xuất hiện cả xe dù không phải xe khách, không phải taxi cũng nhận chở khách. Chủ xe này liên tục mồi chài, chèo kéo hành khách về quê.
Tại Bến xe Nước Ngầm, tình hình "dễ thở" hơn nhưng hành khách đi xe vẫn bị nhà xe chặt chém và chịu cảnh nhồi nhét. Anh Minh Chiến (25 tuổi, quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh), hành khách xe khách giường nằm tuyến Hà Nội - Hà Tĩnh phản ánh: "Bình thường đi xe giá chỉ 250.000 đồng/người hôm nay phải mất 300.000 đồng mới chen lên được xe. Xe giường nằm 39 ghế ngồi nhưng chủ xe nhồi nhét hơn 50 người nên phải ngồi suốt cả đoạn đường về quê".
Theo TNO
Khởi tố trung sĩ công an dùng súng AK bắt giữ con tin Tông công Phuc đa băn khoang 30 phat đan, nhưng chi băn "vu vơ" đê tao ap lưc vơi công an, chư không nhăm vao ai. Liên quan đên vu xa sung, băt giư con tin xay ra tai TP Cân Thơ, ngay 17/4, Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Tống Hoàng Phúc...