Đường lên Đà Lạt mênh mông nước sau mưa lớn
Mưa lớn đổ xuống thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai hơn một giờ khiến quốc lộ 20 ngập nặng, giao thông ách tắc, chiều 21/10.
Đoạn ngập kéo dài khoảng 300 m qua khu phố 10. Nước đỏ ngầu chảy từ đồi núi xuống đường không thoát kịp, dâng cao gần cả mét, tràn vào nhà dân. Nhiều xe hai bánh chết máy, phải dắt bộ. Một số người ngã nhào khi qua chỗ nước chảy xiết. Mỗi lần xe tải chạy qua, tạo sóng đánh vào nhà dân, xô ngã nhiều đồ đạc.
“Đoạn này cứ mưa lớn khoảng 20 phút là ngập lênh láng. Cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn mỗi khi mưa”, ông Nguyễn Đình Chung, người sống bên quốc lộ nói và cho rằng nguyên nhân ngập là hệ thống cống cũ, nước rút không kịp.
Hơn 2 giờ sau, khi mưa đã ngớt, nước rút dần. Người dân hai bên đường tập trung dọn rửa bùn đất trên đường để tránh trơn trượt.
Quốc lộ 20 qua huyện Đạ Huoai ngập nặng chiều 21/10. Ảnh: Hoài Thanh
Quốc lộ 20 là tuyến đường huyết mạch kết nối Đà Lạt với các tỉnh Đông Nam Bộ. Theo tỉnh Lâm Đồng, những năm qua, đoạn đường này thường xuyên bị ngập sâu 0,6-0,8 m, nước chảy xiết gây nguy hiểm cho người và xe qua lại.
Tháng trước, Ban An toàn giao thông tỉnh Lâm Đồng gửi văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo thực hiện biện pháp sửa chữa hệ thống thoát nước, bảo đảm an toàn giao thông qua khu vực này.
Những giấc ngủ trên đường hồi hương
Nhiều người gần như kiệt sức, nằm ngủ bên quốc lộ sau nhiều ngày chạy xe máy liên tục từ Bình Dương về các tỉnh miền núi phía bắc.
Ngủ gục bên đường sau hành trình từ TP.HCM, Bình Dương đến Hà Nội
Rạng sáng 6/10, nhiều đoàn người đi xe máy từ Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM tiếp tục đổ về chốt kiểm soát số 1 - Km 213 400 Cầu Giẽ (Phú Xuyên, Hà Nội) để chờ được dẫn đường qua nội đô, tiếp tục hành trình về quê.
Đại úy Huỳnh Tấn Quảng (cán bộ Đội Cảnh sát giao thông số 8, Phòng CSGT, Công an Hà Nội) xác minh thông tin, hướng dẫn một gia đình từ Bình Dương ra Hà Nội đêm 6/10 làm thủ tục với chính quyền địa phương để đi cách ly theo quy định.
Người dân sau khi đến chốt kiểm soát Cầu Giẽ được lực lượng y tế hướng dẫn điền tờ khai y tế, kiểm tra thân nhiệt. Nếu đủ điều kiện, họ được lực lượng CSGT dẫn đường đi tiếp.
Anh Vừ Văn Dùng cùng em trai rời Bình Dương sau 3 tháng thất nghiệp. Đôi mắt đỏ au vì nhiều ngày mất ngủ, người đàn ông quê Hà Giang chia sẻ: "Ba ngày ba đêm chạy xe theo đoàn chẳng kịp ngủ. Trên đường đi hai anh em bị ngã xe một lần, giờ đau chân lắm nhưng để kịp bám theo đoàn tôi cũng cố gắng nén đau mà phóng".
Anh Giáng A Lòng hồi hộp cả đêm không ngủ được vì vợ và con nhỏ vẫn kẹt lại ở tỉnh Hà Nam chưa biết khi nào sẽ đến chốt Cầu Giẽ. Đem theo cả gia đình vào Bình Dương làm việc, Lòng không nghĩ dịch bệnh khiến cả gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn như hiện tại. Khi được hỏi về dự định tương lai, người đàn ông quê Sơn La cho biết: "Trước mắt, gia đình mình cứ về quê trồng ngô, trồng sắn, làm nông chứ cũng chưa biết bao giờ có thể trở lại Bình Dương để làm việc".
Chị Đàm Thị Nở (quê Hà Giang) cùng chồng và con gái vào miền Nam làm công nhân được hơn nửa năm thì 3 tháng phải chịu cảnh thất nghiệp. Khi Bình Dương nới lỏng giãn cách, ngày 2/10, gia đình chị lại ròng rã trên xe máy để về quê. "Cũng may vì còn chút tiền tiết kiệm, vợ chồng tôi vẫn đủ ăn trong lúc giãn cách, nhưng lâu ngày cũng hết, đành phải về quê. Hôm qua, Nghệ An mưa to lắm, tôi rất lo con nhỏ dễ bị cảm, ốm. Giờ cả nhà chỉ mong sớm được trở về quê với gia đình thôi", chị Nở nói.
Đoàn người từ Bình Dương hồi hương về các tỉnh miền núi phía bắc phải trải qua hành trình hơn 1.500 km trong nhiều ngày liên tục. Khi đêm xuống, họ tìm một chỗ đất bằng phẳng rồi đặt lưng ngủ, đến sáng hôm sau lại tiếp tục lên đường.
Thậm chí, nhiều người còn ngủ trên yên xe máy do không còn chỗ để nằm.
Nhiều người gục đầu trên gối, cố chợp mắt để lấy sức cho hành trình hàng trăm km tiếp theo, một số thanh niên còn mặc nguyên áo mưa để tránh sương đêm, gió lạnh.
Một số khác trải bạt, áo mưa để nằm nghỉ bên quốc lộ, chờ được qua chốt kiểm soát.
Đêm 5/10, có khoảng 500 người dân chạy xe máy từ các tỉnh miền Nam về quê. Họ được chia thành nhiều nhóm nhỏ để di chuyển qua Hà Nội, tránh gây ùn tắc giao thông cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Căn lều thường dùng làm nơi khai báo y tế được người dân trưng dụng làm chỗ ngả lưng tránh sương đêm. 5h30 ngày 6/10, nhiều người đã tỉnh giấc, họ tranh thủ ăn tạm vài miếng bánh được lực lượng chức năng hỗ trợ, trong khi đó một số khác cố gắng ngủ thêm vài phút trước khi tiếp tục quãng đường về quê.
7h, đoàn người có nguyện vọng về quê ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên... được lực lượng CSGT dẫn đường đi theo hướng quốc lộ 1, qua vành đai 3, đường 32, sau đó qua cầu Trung Hà về Phú Thọ và bàn giao tại chốt này để lực lượng địa phương tiếp tục dẫn đường.
Đối với người có nguyện vọng muốn về các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, lực lượng CSGT hướng dẫn đi theo cung đường khác.
Long An bố trí xe khách, xe tải chở 1.261 người và xe về quê Sau sự việc ùn ứ tại quốc lộ N2 vào sáng 30-9, có 1.261 người dân tại 16 tỉnh, thành mong muốn về quê được ở tạm một đêm tại trường học. Ngày 1-10, Long An đã bố trí xe đưa tất cả họ và xe máy về quê. Người dân được phân nhóm theo quê, lên các xe khách được bố trí...