Đường Lâm ngôi làng lưu giữ 900 ngôi nhà cổ
Làng cổ Đường Lâm nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Làng cổ Đường Lâm là ngôi làng đầu tiên được Nhà nước cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2005.
Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật và văn hóa.
Cổng làng cổ nằm ở làng Mông Phụ là một ngôi nhà hai mái nằm ngay trên đường vào làng, bên cạnh là cây đa có tuổi đời hơn 300 năm, bến nước tạo nên một cảnh đẹp về làng quê mà ít có nơi nào còn gìn giữ được tới bây giờ
Các chi tiết làm nên linh hồn của làng là những bứctường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao
Ở Đường Lâm, nhà nào cũng có một vài chum tương để ngoài sân nắng. Những mẻ tương nơi đây đã làm nức danh cả vùng đất Sơn Tây
Video đang HOT
Đường Lâm là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn của Hà Nội nói riêng và khu vực Bắc bộ nói chung với những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt
Đình Mông Phụ tiêu biểu cho lối kiến trúc truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ xưa, ngôi đình vẫn được các thế hệ người dân trân trọng gìn giữ. Nơi đây cũng là điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến Đường Lâm
Theo anninhthudo.vn
Làng cổ Đường Lâm - nơi thương nhớ ở lại
Với những người dân xứ Đoài mây trắng, làng cổ Đường Lâm là niềm tự hào không có gì có thể thay thế. Còn với nhiều khách du lịch, họ đến với Đường Lâm để ngắm đá ong, đường đất, cổng làng, để cho phép mình hoài cổ và nhớ về những điều xưa cũ.
Chiếc cổng làng "huyền thoại" ở làng cổ Đường Lâm, xuất hiện trong rất nhiều bức ảnh du lịch của khách trong và ngoài nước.
Ngày 19/5/2006 trở thành ngày ý nghĩa với người dân Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) khi nơi đây trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Nằm cách Hà Nội hơn 50 km, làng cổ Đường Lâm có tất cả những nét kiến trúc đặc trưng của một làng việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, ruộng nước, có thể nói làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về giá trị kiến trúc và nghệ thuật.
Chiếc cổng làng "huyền thoại" mà bất cứ ai đến với Đường Lâm cũng phải ngắm nhìn và giơ máy ảnh lên chụp là cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng.
Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ - được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) - là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng 1 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ...
Điểm nhấn nổi bật nhất làm nên "thương hiệu" làng cổ Đường Lâm là những ngôi nhà đá ong "mát về mùa hè và ấm về mùa đông". Gọi là đá ong vì nó có bề mặt xù xì, nhiều lỗ, có hình dạng giống như tổ ong. Đá ong là loại đá được lấy từ sâu trong lòng đất và là nguyên liệu chính xây dựng lên nhiều công trình kiến trúc lạ mắt ở làng cổ Đường Lâm. Ở Đường Lâm, hiện có 956 ngôi nhà truyền thống, trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà.
Với những người con xứ Đoài mây trắng, làng cổ Đường Lâm là niềm tự hào không có gì có thể thay thế. Nơi đây là vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi duy nhất "một ấp hai vua" - nơi sinh của vua Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Còn với những du khách thập phương, họ tìm đến làng cổ Đường Lâm như một cách để hoài niệm và nhớ về những điều xưa cũ. Có người tìm về để tránh ồn ã náo nhiệt nơi phố thị, có người đến để khám phá kiến trúc, trải nghiệm văn hóa thôn làng, hay đến để chụp ảnh cưới, để tạo nên nét khác biệt trong bộ ảnh quan trọng nhất cuộc đời.
Dẫu là vì lý do gì đi chăng nữa, thì bình an luôn là cảm xúc chung của bất cứ ai khi đến với Đường Lâm. Giống như ai đó đã từng nói: "Nơi đây là quãng thời gian trong lành và thanh tịnh và sau này cái khoảng bình yên ấy sẽ giúp xoa dịu bất kỳ nỗi đau nào, cho dù là sâu nhất..."
Theo thoidai.com.vn
Kiến trúc độc đáo ngôi làng 500 tuổi ở Hà Nội Người ta thường nhắc đến Đường Lâm (Sơn Tây), hay Cự Đà (Thanh Oai) khi nói về làng cổ ở Hà Nội. Nhưng ít người biết rằng, Thủ đô vẫn còn có một ngôi làng cổ hơn 500 tuổi, nằm lặng lẽ bên dòng sông Nhuệ với những biệt thự pha lẫn kiến trúc Việt cổ và Pháp rất độc đáo, kích thích...