Đương kim vô địch xuất phát chậm nên giờ phải đua
V-League mùa này với thể thức thi đấu khác hẳn các mùa trước đã tạo ra một cuộc đua tranh mới lạ và khắc nghiệt hơn rất nhiều, ít nhất trong giai đoạn 1.
Lạ nhất sau năm vòng đấu là nhà đương kim vô địch Hà Nội đã đánh rơi thói quen chễm chệ ở tốp đầu bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm sau trận thua đau SL Nghệ An trên “thánh địa” Hàng Đẫy đúng vào ngày sinh nhật tuổi 14 đã rơi xuống hạng bảy, chấp chới giữa lằn ranh sẽ vào nhóm tám đội tranh vô địch, hoặc rơi xuống tốp 6 đội trốn rớt hạng.
Sau hai mùa liên tiếp không có đối thủ ở V-League và sau năm chức vô địch, bóng đá Hà Nội có dấu hiệu uể oải và rơi rớt động lực. Họ gần như không có nhiều sự thay đổi so với các đối thủ khác, với thành phần rất cũ hoặc chưa đủ chín để tạo nên một lực lượng kế thừa hoàn chỉnh. HLV Chu Đình Nghiêm sau trận thua đội bóng xứ Nghệ đã khen Quang Hải vẫn còn chấn thương mà cũng xin ra sân. Ngược lại, nó chính là một lời tự thú chân thành rằng Hà Nội đang khiếm khuyết con người đủ chiều sâu ở một vài vị trí để vận hành trơn tru cỗ máy.
Đức Huy của Hà Nội cày ải giữa sân trong trận thua SL Nghệ An. Ảnh: NGỌC DUNG
Video đang HOT
Thiệt thòi lớn nhất của nhà đương kim vô địch mùa này là vắng cả cặp trung vệ số 1 Duy Mạnh và Đình Trọng do chấn thương. Lão tướng Thành Lương đã sắp về hưu, còn đội trưởng Văn Quyết có tuổi vẫn miệt mài gánh gánh gồng gồng.
Ai cũng thấy Hà Nội yếu hơn chính mình so với những mùa vô địch cũ, trong khi các đối thủ đều nỗ lực thay đổi cho mạnh hơn. Dĩ nhiên, các đối thủ đều nể nang thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm khi nhìn vào bộ sưu tập thành tích đồ sộ, cơ hội lương, thưởng dồi dào và lực lượng ăn cơm tuyển quốc gia còn nhiều. Tuy nhiên, Hà Nội cũng là mục tiêu chinh phục của hầu hết CLB, hoặc chí ít có thể vỗ ngực tự hào không thua nhà vô địch.
Chính vì những nguyên cớ nội lực không đầy đủ như ý lẫn sự so đo khách quan mà Hà Nội mùa bóng này sẽ khó chơi hơn rất nhiều, không tính đến sở thích của ông chủ từng bị nghi ngờ một số đội bóng thân quen đá theo kiểu tình thương mến thương.
CLB Hà Nội đang có 7 điểm, chỉ cách đội đứng đầu SL Nghệ An 4 điểm, với khoảng cách thấy rất gần mà thực sự rất xa khi từ hạng bảy trở lại ngôi đầu bảng quen thuộc.
Dĩ nhiên, Hà Nội vẫn còn nhận được sự tôn trọng của nhiều CLB khi khẳng định họ mạnh nhất so với phần còn lại V-League nhưng nếu tự sướng và sống trong ánh hào quang quá khứ, thầy trò Chu Đình Nghiêm sẽ mệt mỏi hơn ở cuộc đua vào tốp tranh vô địch.
Tách tốp V-League
Thật ngẫu nhiên, sau vòng 5 V-League, thứ tự trên bảng xếp hạng đã phân cực một cách rõ rệt hơn ở hai nhóm đua vô địch và rớt hạng. Nó xuất phát từ tâm lý cuống cuồng tăng tốc sau 13 lượt đấu để tìm suất vào tốp 8 đội nhóm trên, khiến họ không thể giữ kẽ với nhau mà trận nào cũng nghiến răng ra chơi. Và trong cuộc chạy đua này, những đội lỏng lẻo về nội lực hoặc có bất ổn ở hàng ngũ huấn luyện dần bị rớt lại như Nam Định, Quảng Nam, Thanh Hóa, SHB Đà Nẵng, Hải Phòng, hay tân binh Hà Tĩnh còn nhiều ngỡ ngàng ở sân chơi lớn. Ngược lại, đa số CLB có truyền thống, có lực lượng ổn định, có sự cải cách mạnh mẽ đều sớm khẳng định mình, theo kiểu của SL Nghệ An, B. Bình Dương, TP.HCM, Sài Gòn, Viettel… Vẫn còn nhiều thời gian và tám trận nữa cho tất cả thay đổi số phận của mình, dù sự chênh lệch chung cuộc sau giai đoạn 1 có thể sẽ không lớn.
Bắt lỗi sự hoàn hảo
Bóng đá luôn mang đến những câu chuyện cổ tích đẹp nhất cho những đội bóng yếu thế.
Nhưng, phép màu không mang đến hạnh phúc cho tất cả mọi người. Niềm vui của người này lại là nỗi đau của kẻ khác. Bóng đá rạch ròi, tương phản về cảm xúc và chính điều đó khiến cho sân chơi này luôn hàm chứa khả năng bùng nổ.
Hà Nội FC đã có một buổi sinh nhật đáng buồn nhất. Trên sân nhà, trước đối thủ yếu hơn nhưng cuối cùng, tâm trạng nặng nề vì thua trận đã khiến bữa tiệc ngọt chuyển thành đắng. Cũng đúng thôi, "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Sự chờ đợi, hồ hởi đã chuyển thành nỗi thất vọng. Nhưng bóng đá là thế. Bạn không thể chắc chắn một điều gì bởi sân chơi này luôn mang đến sự bình đẳng, chí ít là về mặt hy vọng.
Người ta bảo, thật đáng buồn khi Hà Nội FC thua khi họ phải thắng. Nhưng bóng đá là vậy, sự hoàn hảo mà chúng ta từng nghĩ về trường hợp của Hà Nội FC lại dẫn lối đến những kẻ hở về mặt nhận thức để những người tinh ý tận dụng thành công. Và thực tế là một Hà Nội FC hoàn hảo đã bất lực trước một SLNA biết mình, biết người, biết chơi thứ bóng đá kỷ luật, toan tính để cuối cùng tung đòn hồi mã thương nhấn chìm đối thủ.
Hà Nội FC không hoàn hảo như chúng ta, hoặc chính họ đã lầm tưởng về bản thân. Nhưng, chúng ta không nhìn nhận thực tế này với sự thỏa mãn về tử huyệt của một gã khổng lồ mà hãy coi đó là cơ hội để sân chơi này bất ngờ hơn, thú vị hơn. Hay nói cách khác, mọi đội bóng ở sân chơi đều có quyền bình đẳng về cơ hội chiến thắng. Nếu biết chắt chiu trong thi đấu thì bất cứ đội bóng nào cũng có thể mưu cầu một chiến quả viên mãn.
Thực tế là SLNA đã đi đến ngôi đầu V.League bằng khát vọng bùng cháy của mình. Họ không chỉ có lòng quyết tâm, khát vọng khẳng định mà có cả một chiến lược rõ ràng. Đến giờ, sự gục ngã nhất thời của Hà Nội FC đôi khi lại mang đến chất xúc tác cho sự bùng nổ cần có ở V.League. Tấm gương của SLNA đã mang đến thứ ánh sáng lấp lánh dẫn dắt những đội bóng yếu thế tin vào con đường phía trước. Và một điều mà ngay cả những đội bóng mạnh nhất đều phải chung nhận thức đó là không có sự hoàn hảo ở V.League. Sự nhầm tưởng về một đội bóng hào nhoáng có thể dẫn lối đến sai lầm và tạo môi trường tuyệt vời cho những cơn địa chấn được kích hoạt.
450 phút của Văn Hoàng và 'nhích từng tí' của SL Nghệ An Sau lượt trận thứ 5 V-League, SL Nghệ An vươn lên ngôi đầu. Ngoài những lời ca ngợi về bàn thắng của Đặng Văn Lắm, còn một điểm nhấn xuyên suốt năm vòng đấu của SL Nghệ An là thủ môn Văn Hoàng, người giữ sạch mành lưới 450 phút đáng để khâm phục. SL Nghệ An đạt 11 điểm, trong đó có...