Đường hơn 6.000 tỷ đồng ‘né’ cây đa cổ thụ
Dù cây đa hàng trăm năm tuổi án ngữ giữa đường nối từ cầu Nhật Tân đến Cầu Giấy, nhưng Hà Nội quyết định giữ lại để bảo tồn.
Dự án xây dựng đường vành đai 2 Hà Nội, đoạn Nhật Tân – Xuân La – Bưởi – Cầu Giấy dài 6,4 km có tổng mức đầu tư 304,7 triệu USD (tương đương 6,4 nghìn tỷ đồng). Được khởi công từ tháng 3/2012, đến nay dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và hoàn thiện đoạn nối từ cầu Nhật Tân tới Xuân La, còn đoạn Xuân La – Bưởi – Cầu Giấy đang gấp rút những công đoạn cuối cùng.
Trên tuyến đường này, đoạn qua cổng làng Nghĩa Đô (Cầu Giấy) có một cây đa cao hơn 20 m, tán rộng hơn 100 m2, nằm án ngữ. Bà Hương, người bán nước ở đây cho biết, cách đây 50 năm, các cụ đã kể lại cây đa này hơn 100 tuổi. “Cây như linh hồn của cả khu dân cư nên việc giữ lại để bảo tồn là việc làm đúng đắn của Hà Nội”, bà Hương nói.
Ngoài thân chính đường kính hơn 2 m, cây có 5-6 rễ phụ, có rễ vừa hai người lớn ôm.
3 rễ phụ của cây nằm cách thân chính hơn 2 m, cũng có chiều cao hơn 20 m và tán rộng vài chục mét. Ông Nguyễn Văn Hiền ở Nghĩa Đô (Cầu Giấy) cho hay, cây đa gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. “Khi còn nhỏ, tôi cùng nhóm bạn vui đùa dưới gốc cây, những trò chơi dân gian, đến giờ gần đất xa trời rồi nhưng trong tâm niệm lúc nào cũng muốn cây này mãi trường tồn với thời gian để che chở cho dân làng”, ông Hiền nói.
Để phục vụ dự án đường nối từ Nhật Tân về Cầu Giấy, Hà Nội phải giải phóng trên 1.500 hộ dân, trong đó có cả những cơ quan tổ chức và các công trình văn hóa. Đình làng Nghĩa Đô, cách cây đa trăm tuổi vài chục mét đã được giải phóng để lấy mặt bằng làm đường dẫn lên cầu vượt Bưởi.
Video đang HOT
Đến nay tại nút giao Bưởi – Hoàng Quốc Việt, một cầu vượt đang được hoàn thiện. Hệ thống đường dẫn dưới gầm cầu từ Xuân La – Bưởi xuống đường Hoàng Quốc Việt về cơ bản đã hoàn thiện, đến sáng 9/9 bắt đầu được trải một lớp nhựa để hoàn thiện trải lớp đá nhựa.
Trên trục đường nối từ cầu Nhật Tân về Cầu Giấy (đường Võ Chí Công), đoạn qua Nghĩa Đô, một số cây xanh lớn án ngữ một bên đường theo hướng từ trung tâm Hà Nội lên cầu Nhật Tân cũng chưa được giải phóng.
Trên đường Võ Chí Công, cách cây đa cổ thụ ở làng Nghĩa Đô khoảng hơn một km có một cây đa khác nhỏ hơn cũng được giữ lại ở dải phân cách giữa. Trao đổi với VnExpress, ông Vũ Hà, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư đầu tư và phát triển giao thông đô thị (đại diện chủ đầu tư) cho biết, khi lập dự án cách đây 4-5 năm nay, đơn vị đã tính toán đến phương án tối ưu nhất để bảo tồn những cây đa cổ thụ này và việc giữ lại những cây đa không ảnh hưởng đến giao thông cũng như phát sinh thêm chi phí giải phóng mặt bằng của dự án.
Về tiến độ của dự án, theo ông Hà, hiện giờ các đơn vị đã và đang hoàn tất cả gói thầu làm đường dẫn, cầu vượt Bưởi, cầu vượt Cầu Giấy, để sớm nhất có thể thông xe kỹ thuật vào Tết âm lịch năm nay.
Bá Đô
Theo VNE
Dân bất bình vì nút giao đường dẫn cầu Nhật Tân gấp khúc bất thường
Lối rẽ từ đường dẫn cầu Nhật Tân vào khu vực tập trung đông dân cư, trường học trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội gấp khúc, khuất tầm nhìn nên đã xảy ra nhiều va chạm giao thông khiến người dân bức xúc.
Điểm nối từ đường dẫn cầu Nhật Tân vào ngõ 15 An Dương Vương gấp khúc và khuất tầm nhìn.
Những người dân sinh sống tại ngõ 15 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa cùng nhau có đơn kiến nghị xem xét lại việc thiết kế nút giao từ đường dẫn cầu Nhật Tân vào khu dân cư, trường học thuộc địa bàn phường Phú Thượng, gửi Bộ Giao thông vận tải và Ban điều hành Dự án cầu Nhật Tân.
Theo người dân, trong quá trình giải phóng mặt bằng để phục vụ cho việc triển khai dự án làm đường dẫn lên cầu Nhật Tân, các số nhà 31 và 33 ngõ 15 đường An Dương Vương nằm trong diện giải tỏa. Tuy nhiên đến nay hai ngôi nhà này vẫn "bình an vô sự" trong khi khu vực xung quanh đã được giải tỏa để thực hiện dự án. Chính vì thế đoạn đường nối từ đường dẫn cầu Nhật Tân với ngõ 15 An Dương Vương đã tạo thành một góc cua gấp khúc hình chữ S, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông bởi chính ngôi nhà chưa giải phóng mặt bằng.
Hai ngôi nhà chưa giải phóng được đã che khuất tầm nhìn của người lưu thông từ ngõ 15 ra đường dẫn cầu Nhật Tân và ngược lại.
Phản ánh với PV Dân trí, người dân sinh sống tại ngõ 15 An Dương Vương cho rằng đây là tuyến đường quan trọng của phường Phú Thượng kết nối với các trường mần non - tiểu học - THCS Phú Thượng, THPT Tây Hồ, Trung tâm Dạy nghề quận Tây Hồ và khu chung cư Packexim. Hàng ngày lưu lượng phương tiện giao thông đi theo hướng từ đường An Dương Vương rẽ xuống đường dẫn cầu Nhật Tân để vào đường ngõ 15 và ngược lại rất lớn nên từ khi cầu Nhật Tân đưa vào sử dụng (đầu năm 2015) tới nay, nơi đây trở thành điểm xung đột, va chạm giao thông nguy hiểm.
Theo ông Mai Quang Tuyến (ngõ 15 An Dương Vương), va chạm giao thông thường trực xuất hiện vào mỗi buổi sáng và chiều muộn khi các gia đình đưa con em đi học.
"Nguy hiểm nhất là vào giờ tan học buổi chiều khi các cháu đi từ ngõ 15 ra đường dẫn cầu Nhật Tân thì bị khuất tầm nhìn và có thể va quệt bất cứ lúc nào với dòng phương tiện lưu thông từ đường An Dương Vương xuống rẽ vào ngõ 15. Chúng tôi đã xem bản đồ thiết kế chi tiết nút giao này do Ban quản lý giao thông hạ tầng Tả Ngạn thiết kế, hoàn toàn thông thoáng chứ không có chuyện gấp khúc như thế này. Thế nên các hộ gia đình ở đây rất muốn ban quản lý cầu Nhật Tân trả lời rõ ràng về sự việc này và có sự thay đổi thiết kế để tránh những tai nạn giao thông không đáng có"- một người dân bức xúc nói.
Chính vì đường cua gấp khúc nên khu vực này đã xảy ra nhiều va quệt giao thông nguy hiểm.
Tuyến đường quan trọng của phường Phú Thượng, kết nối với nhiều trường học, khu đông dân cư nhưng được lại được làm gấp khúc, khuất tầm nhìn (!)
Thởi điểm xảy ra va quệt, xung đột giao thông nhiều nhất là vào buổi sáng sớm và chiều muộn khi người dân đưa con đi học.
Trao đổi với PV Dân trí, một chuyên gia về giao thông đường bộ ở Hà Nội thường xuyên lưu thông qua khu vực này cho rằng thiết kế đường nối "có vấn đề", "Đây là đường dẫn vào khu vực đông dân cư, nhiều trường học mà để dòng phương tiện uốn cong hình chữ S và bị che khuất tầm nhìn như vậy thì chắc chắn sẽ còn xảy ra nhiều vụ va quệt nữa"- vị này bức xúc.
Tuyến đường quan trọng dẫn vào khu vực đông dân cư, trường học của phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội đang gặp phải phản ứng của người dân địa phương.
Ngày 29/8, lãnh đạo Ban điều hành Dự án cầu Nhật Tân khẳng định sẽ phản hồi Dân trí trong thời gian sớm nhất liên quan đến sự việc này.
Thế Kha
Theo Dantri
Cây chết khô bên cầu Nhật Tân: Nhà thầu chịu hoàn toàn trách nhiệm Ông Nguyễn Lê Minh - Giám đốc Ban điều hành dự án cầu Nhật Tân - khẳng định, Công ty Vinaconex phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước việc cây xanh chết khô hàng loạt bên cầu Nhật Tân như Dân trí đã phản ánh. Nhiều cây ở đảo cây xanh cầu Nhật Tân đã được trồng thay thế nhưng tiếp tục khô...