Đường hoàn lương của thanh niên ‘lạc lối’
Năm cuối cùng trong trại cải tạo, Jadyn Ng bắt đầu hối hận về quá khứ tội lỗi và nuôi ước mơ trở thành luật sư sau khi ra tù.
Tới nay, 8 năm đã trôi qua kể từ khi chấp hành xong bản án, Jadyn (30 tuổi) đã thực hiện được một phần lời hứa với chính mình khi trở thành sinh viên năm thứ hai Đại học Khoa học Xã hội Singapore. Hiện, Jadyn muốn chia sẻ câu chuyện của bản thân để cho thấy bất cứ ai, kể cả cựu tù và người trẻ lầm lỡ, cũng có thể theo đuổi ước mơ.
Jadyn Ng hiện tại. Ảnh: Today.
Con đường tội phạm của Jadyn bắt đầu từ tuổi thiếu niên, khi được thả lỏng vì bố mẹ bận kinh doanh. Năm lớp 10, anh chán học và thường xuyên bỏ tiết để lang thang quanh sân bóng rổ – nơi giao du với bạn xấu. “Tôi chán và muốn có thêm bạn. Người trong băng đảng khiến tôi có cảm giác được đón nhận”, Jadyn nói.
Chẳng lâu sau, Jadyn gia nhập băng đảng và bắt đầu bán đĩa phim người lớn trái phép và thuốc lá. Bên cạnh dùng chất kích thích như thuốc lắc, Jadyn còn bắt đầu ẩu đả, thậm chí có lần còn đánh gây thương tích nặng cho người của nhóm đối thủ.
Năm 17 tuổi, đầu năm 2007, Jadyn bị bắt đầu tiên khi đang dỡ thuốc lá trái phép trong nhà kho. Sau 19 tháng chấp hành án phạt cải tạo trong nhà tù Changi, Jadyn được tự do nhưng tiếp tục vi phạm pháp luật trong thời gian thử thách, thậm chí từng cùng bạn rượt đuổi ôtô với cảnh sát. Tháng 9/2009, 5 tháng sau khi ra tù, anh tiếp tục bị phạt cải tạo.
Trong trại cải tạo, Jadyn dần nhận thức rõ hơn về tình cảnh của mình. Khoảng thời gian trước sinh nhật 21 tuổi cũng là lúc Jadyn trăn trở nhất vì hiểu sẽ thua kém bạn cùng trang lứa sau khi ra tù. Tuy vậy, con đường tái hòa nhập bắt đầu từ việc đọc sách.
Vì không hiểu nhiều từ, Jadyn phải thường xuyên tra từ điển và chính điều này dần tạo ra hứng thú với con chữ. Jadyn bắt đầu để ý hơn tới ngôn từ khi viết lách và luôn cố sử dụng từ mới mỗi khi có thể. Anh còn viết thư giúp bạn tù, đặc biệt là khi lá thư cần gây ấn tượng với người đọc. Sau một thời gian, Jadyn được giao viết cho bản tin của trung tâm cải tạo.
Video đang HOT
Cũng khoảng thời gian này, Jadyn có lần được đọc phán quyết trong vụ án của bạn tù. Anh kể cảm thấy trước mắt như được mở ra một thế giới mới với “những câu văn uyển chuyển, lập luận logic, và cách tư duy mạch lạc”. Chính lúc ấy, ý tưởng theo học trường luật lóe lên trong đầu. Những lần cùng bạn tù chơi đóng vai thẩm phán và tòa án sau đó càng thêm nuôi dưỡng ước mơ học luật của người thanh niên từng sa ngã.
Năm 2012, Jadyn cắt quan hệ với băng đảng, bước đầu tiên trên đường hoàn lương của anh. “Tôi đã phát chán với việc vào tù ra tội”, Jadyn nói. Tháng 10 năm ấy, cậu được tự do.
Ban đầu, cuộc sống bên ngoài luôn khiến Jadyn thấy lo lắng vì chứa đựng nhiều điều bất định. Ở tuổi 22, Jadyn không có bằng cấp hoặc chứng chỉ để xin việc làm nuôi sống bản thân. Ngay cả việc đặt chân vào quán cà phê cũng khiến Jadyn thấy ngại vì những người cùng lứa tuổi đều đang ngồi thành nhóm để học và tán gẫu. Khoảng cách tới ước mơ trở thành luật sư khi ấy còn quá xa vời.
Tuy vậy, Jadyn kể không chìm đắm trong sự thương thân trách phận. Với sự hỗ trợ tài chính của tổ chức chuyên nâng đỡ cựu phạm nhân, Jadyn thi đỗ Học viện của Bộ xây dựng Singapore để lấy bằng kỹ thuật xây dựng sau ba năm. Năm 2015, Jadyn tốt nghiệp và tìm được công việc kỹ sư dự toán cho công ty tư vấn xây dựng.
Theo Jadyn, thách thức lớn nhất của anh khi tái hòa nhập xã hội là lấy lại sự tự tin. Vì bị nhiều người chê là quá gầy, 10 tháng sau khi ra tù, Jadyn bắt đầu chăm chỉ tới phòng tập thể hình để có vóc dáng khỏe mạnh. Năm 2016, anh được mời tham gia Manhunt Singapore, cuộc thi sắc đẹp cho nam giới, và vào tới vòng chung kết cùng 19 thí sinh khác.
Jadyn Ng năm 2010 (trái) và năm 2016. Ảnh: Jadyn Ng.
Qua bạn bè quen trong cuộc thi, Jadyn xin được việc làm phát triển kinh doanh và marketing cho một hãng luật. Những năm sau, anh tiếp tục trải qua nhiều vị trí trong nhiều hãng luật khác và có cơ hội theo đuổi ước mơ.
Tới cuối năm 2018, một ngày sau sinh nhật tuổi 28, Jadyn nhận giấy báo đỗ vào trường luật. “Tôi đã khóc trên chuyến tàu tới chỗ làm. Đó có lẽ là món quà sinh nhật hạnh phúc nhất tôi từng nhận”, Jadyn nói. Jadyn cho biết con đường trở thành luật sư phía trước còn dài nhưng anh tin mình sẽ vượt qua.
Tuy ước mơ trường luật đã thành hiện thực, Jadyn vẫn không quên sự giúp đỡ của người khác. Hiện anh làm tình nguyện viên cho chính tổ chức đã nâng đỡ mình khi vừa ra tù. Thông qua những buổi giao lưu với những cựu phạm nhân và thiếu niên có nguy cơ sa ngã, Jadyn nói muốn cho họ về hy vọng vào tương lai.
"Bảo bối" giúp lính TQ sống khỏe ở âm 55 độ C, sẵn sàng đối đầu Ấn Độ vào mùa đông
Theo chuyên gia, việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho binh lính ở biên giới cho thấy Trung Quốc đang sẵn sàng cho đụng độ quân sự toàn diện trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung - Ấn đang leo thang.
Hầm trú ẩn giữ nhiệt được trang bị cho binh lính Trung Quốc ở biên giới. Ảnh: Xuexijuntuan
Thời báo Hoàn cầu hôm 8/10 đưa tin, lực lượng quân đội Trung Quốc đóng quân ở các khu vực núi cao gần đây được trang bị các hầm trú ẩn giữ nhiệt, có thể lắp ráp, tháo gỡ linh động, để vượt qua mùa đông lạnh giá và hỗ trợ khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Được phát triển bởi Đại học Kỹ thuật Lục quân thuộc Lực lượng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), các hầm trú ẩn giữ nhiệt, bao gồm đầy đủ tiện nghi như ký túc xá, căng tin, phòng giặt, nhà vệ sinh, nhà kho, thiết bị sưởi... có thể hoạt động bình thường ở nhiệt độ cực thấp, âm 55 độ C và ở độ cao 5.500 mét.
Các hầm trú ẩn giữ nhiệt tự cung cấp năng lượng đã được sử dụng ở một số tiền đồn thuộc các khu vực cao nguyên và núi cao trong 2 năm qua. Các lực lượng biên giới ở cao nguyên đã chính thức được trang bị hầm trú ẩn giữ nhiệt, theo PLA Daily, trích dẫn nguồn tin từ Bộ phận hậu cần của Quân ủy Trung ương.
Binh lính Trung Quốc tập luyện trong mùa đông khắc nghiệt. Ảnh: China Military Online
Việc trang bị và sử dụng hầm trú ẩn giữ nhiệt được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang diễn ra. Các chuyên gia cho rằng hầm trú ẩn giữ nhiệt sẽ giúp quân đội Trung Quốc luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu trong cuộc đối đầu lâu dài với Ấn Độ vào mùa đông khắc nghiệt.
Qian Feng, giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Viện chiến lược quốc gia, thuộc Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, chia sẻ với Hoàn cầu hôm 7/10, tình trạng đối đầu kéo dài ở khu vực biên giới Trung - Ấn là một cuộc chiến về sự bền bỉ, khả năng hỗ trợ hậu cần và tinh thần của binh lính, khi căng thẳng không có dấu hiệu hạ nhiệt.
"Tuyên bố về việc sử dụng các hầm trú ẩn này sẽ nâng cao tinh thần của binh lính Trung Quốc ở lại các khu vực biên giới", Qian nói.
"Việc triển khai các hầm trú ẩn này cho thấy một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc đấu tranh quân sự toàn diện, trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở biên giới Trung - Ấn", Song Zhongping, một chuyên gia quân sự và nhà bình luận, chia sẻ với Hoàn cầu.
Các hầm trú ẩn giữ nhiệt này rất linh hoạt và có thể được lắp đặt tùy theo quy mô của quân đội. Theo PLA Daily, việc sử dụng các hầm trú ẩn giữ nhiệt có thể tháo dỡ linh hoạt cho phép quân đội Trung Quốc thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào trong môi trường lạnh giá, giảm phụ thuộc vào việc phân phối nhiên liệu đường dài.
Ngay cả khi không có nước và điện, các hầm trú ẩn có thể được lắp đặt bình thường. Cấu trúc và nội thất của nó có thể được điều chỉnh khi cần thiết. Hơn 90% các thành phần của hầm trú ẩn giữ nhiệt này có thể được tái sử dụng, theo PLA Daily.
Lưới điện siêu nhỏ tích hợp với hầm trú ẩn có thể tự cung cấp năng lượng. Ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời là âm 40 độ C, nhiệt độ trong phòng vẫn được duy trì ở mức 15 độ C. Máy sưởi diesel có thể đảm bảo sưởi ấm khẩn cấp trong trường hợp mưa hoặc tuyết rơi kéo dài.
Để thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, các binh lính PLA khi tuần tra biên giới còn được trang bị quần áo công nghệ cao, như mũ trùm chống lạnh, quần áo huấn luyện giữ nhiệt và áo khoác chống lạnh gọn nhẹ...
Thời tiết và địa hình ở Ladakh là những thách thức lớn khi thực hiện các hoạt động quân sự quy mô lớn, đòi hỏi sự hỗ trợ hậu cần và vật tư y tế một cách nhanh, gọn. Trong bối cảnh các cuộc đàm phán song phương Trung - Ấn tiếp tục, tình trạng đối đầu ở biên giới vẫn có thể xảy ra.
Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến tổ chức cuộc họp giữa các chỉ huy quân sự lần thứ 7 vào ngày 12/10 tại Ladakh.
Bà mẹ từng bị coi là 'nguy hiểm nhất' nước Mỹ Là mẹ của các thành viên băng đảng Barker-Karpis, Ma Barker chứng kiến các con thực hiện hàng loạt vụ cướp, bắt cóc và giết người những năm 1920-1930. Ma Barker sinh ra tại Ash Grove, Missouri ngày 8/10/1873, xuất thân trong một gia đình bình thường, có bố mẹ là người gốc Scotland và Ireland. Ở tuổi thiếu niên, Barker từng nhìn...