Đường Hồ Chí Minh: Từ nghị trường Quốc hội đến tiến trình thực hiện
Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh được triển khai đã gần 15 năm. Đây là dự án giao thông trọng điểm quốc gia duy nhất đến thời điểm hiện tại được Quốc hội thông qua về chủ chương đầu tư. Tuy nhiên tiến trình thực hiện dự án có nhiều thay đổi.
Muôn vàn khó khăn
Năm 2004, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với tổng chiều dài 3.167km. Dự án được chia làm 3 giai đoạn xây dựng, trong đó, giai đoạn 1 (2000 – 2007) và giai đoạn 2 (2007 – 2010) phải hoàn thành vào năm 2010 để nối thông toàn tuyến từ Pắc Bó đến Đất Mũi với quy mô hai làn xe.
Từ năm 2010 đến năm 2020, tiến hành nâng cấp tuyến đường đạt tiêu chuẩn cao tốc; những đoạn không thể nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cao tốc sẽ mở rộng mặt cắt ngang phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ. Nguồn vốn cho dự án chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ bởi thời điểm đó việc kêu gọi đầu tư tư nhân hạn chế do các dự án có tổng mức đầu tư lớn, hiệu quả tài chính thấp. Mặt khác việc huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) ngày càng khó khăn do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình.
Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đã được triển khai gần 15 năm
Việc triển khai giai đoạn 1 cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ. Song đối với giai đoạn 2, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trong nước. Cũng chính vì vậy mà nguồn vốn bố trí cho dự án “nhỏ giọt”, một số dự án thành phần đến cuối năm 2008, đầu 2009 mới có chủ trương đầu tư hoặc đã có chủ trương đầu tư, đã hoàn thành dự án đầu tư nhưng chưa được phê duyệt do chưa bố trí được nguồn vốn. Do vậy việc hoàn thành nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh vào năm 2010 là không thể thực hiện được.
Trước bối cảnh này cùng với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/2011 về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tiến hành rà soát các dự án thành phần và chia thành 3 loại: các dự án thành phần tiếp tục triển khai để hoàn thành năm 2015; các dự án thành phần giãn tiến độ đầu tư sau năm 2015 và các dự án thành phần chưa triển khai.
Mặt khác, ngoài nguyên nhân về nguồn vốn cũng còn phải kể đến các nguyên nhân khác như: tiến độ giải phóng mặt bằng; chế độ chính sách thay đổi; biến động giá, năng lực một số khâu của các lực lượng tham gia dự án còn những hạn chế,… cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai dự án.
Xác định tiến độ giai đoạn 2 của dự án sẽ không thể hoàn thành như mục tiêu Nghị quyết số 38/2004/QH11 của Quốc hội đã đề ra; việc phải điểu chỉnh tiến độ hoàn thành nối thông toàn tuyến là một tất yếu khách quan nên Ban đã tham mưu đề xuất với Bộ GTVT để báo cáo Chính phủ, các cơ quan giám sát của Quốc hội cũng như báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp thường kỳ cuối năm của Quốc hội từ năm 2009.
Video đang HOT
Gỡ bỏ nhiều nút thắt
Đầu năm 2013, Bộ GTVT có văn bản báo cáo Thủ tướng về dự án. Cùng thời điểm này, đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Ủy ban KHCN&MT) của Quốc hội đang tiến hành kiểm tra, giám sát tại Tây Nguyên. Sau khi nghe Ban giải trình về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án và sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số nội dung của dự án, nhiều đại biểu đã nhất trí ủng hộ và khẳng định, đây là việc làm cần thiết và cấp bách chứ không thể chậm trễ.
Đây là dự án giao thông trọng điểm quốc gia duy nhất đến thời điểm hiện tại được Quốc hội thông qua về chủ chương đầu tư
Trong chương trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11 của Quốc hội với 93,98% số phiếu tán thành. Với việc Nghị quyết này được thông qua đã gỡ bỏ nhiều “nút thắt” và mở ra nhiều cái mới cho dự án.
Về phân kỳ đầu tư, giai đoạn nối thông toàn tuyến với quy mô 2 làn xe từ Pắc Bó đến Đất Mũi được giãn tiến độ đến năm 2020. Danh mục triển khai các công việc từ nay đến năm 2020 cũng đã rõ ràng về thời gian và hình thức đầu tư. Theo đó, nguồn vốn đầu tư để thông tuyến vào năm 2020 bao gồm: vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và nguồn vốn huy động theo các hình thức đầu tư khác (BT, BOT, PPP).
Ngoài ra, để phát huy hiệu quả tổng hợp của đường Hồ Chí Minh ngay khi hoàn thành đưa vào sử dụng, Quốc hội cũng đã chỉ ra các giải pháp cụ thể, nhiệm vụ mà các bộ, ngành và địa phương liên quan cần thực hiện trong thời gian tới… Đây là những cơ sở, điều kiện thuận lợi để Bộ GTVT nói chung và Ban QLDA đường Hồ Chí Minh nói riêng tiếp tục thực hiện triển khai có hiệu quả dự án đường Hồ Chí Minh – Công trình quan trọng quốc gia có ý nghĩa đặc biệt này.
Dương Hồ Minh
Theo Dantri
"Chém gió" về dự án tháp doanh nhân nghìn tỉ trên đất vàng
Đưa ra những hứa hẹn tuyệt vời về dự án tòa nhà hỗn hợp tháp doanh nhân, nhiều khách hàng đã bỏ tiền góp vốn cùng chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau nhiều năm trời, khu dự án đang biến thành bãi cỏ hoang.
4 năm xây được... bãi cỏ dại
Năm 2008, dự án Tòa nhà hỗn hợp tháp doanh nhân nằm tại số 1 đường Thanh Bình, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1678/QĐ-UBND ngày 19/6/2008 với chức năng: Tòa nhà hỗn hợp tháp doanh nhân, khách sạn, cây xanh sân vườn, bãi đỗ xe và đường giao thông, sau đó đã được Sở Xây dựng Hà Tây thẩm định thiết kế cơ sở tại văn bản số 259/SXD-TĐ ngày 7/7/2008.
Khu dự án tòa tháp doanh nhân cỏ mọc um tùm
Đến ngày 15/7/2008, UBND tỉnh Hà Tây có quyết định số 2461/QĐ-UBND duyệt Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà hỗn hợp tháp doanh nhân tại Hà Đông do Cty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô làm chủ đầu tư.
Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, tháng 4/2012 UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND về việc cho Cty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Tây Đô sử dụng 2.710m2đất tại đường Thanh Bình, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông để tiếp tục thực hiện Dự án xây dựng Tòa nhà hỗn hợp tháp doanh nhân.
Công trường bỏ hoang, không một bóng công nhân
Dự án xây dựng trên diện tích 1.370 m2 với tổng mức đầu tư Dự án là khoảng 1.200 tỷ đồng. Theo giới thiệu của chủ đầu tư, công trình có tổng diện tích sàn xây dựng là 70.000m2, chiều cao 52 tầng trong đó có 5 tầng hầm và 45 tầng nổi, 2 tầng lửng.
Chiều cao tòa nhà là 168m. Dự án được thiết kế phù hợp gồm 270 căn hộ cao cấp, có diện tích từ 75-95m2, 100-135m2, trên 200m2, đáp ứng nhu cầu nhà ở cao cấp cho hơn 1.000 người. Ngoài ra, công trình còn có hàng nghìn m2văn phòng, khách sạn và trung tâm thương mại phục vụ cho các hoạt động thương mại, dịch vụ và vui chơi giải trí khác.
Năm 2010, Tập đoàn Anh Quân Strong, Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Tây Đô, đã tổ chức lễ khởi công dự án được coi toà tháp Doanh nhân cao nhất Việt Nam.. Theo kế hoạch của chủ đầu tư, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2013.
Khi hoàn thành tòa tháp Doanh nhân sẽ là điểm nhấn Trung tâm văn hóa, du lịch, dịch vụ, vui chơi, giải trí, hoạt động kinh doanh, thương mại, hoạt động cộng đồng dân cư ở phía Nam Hà Nội.
Tòa tháp khi hoàn thành sẽ tạo ra diện mạo mới cho quận Hà Đông nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. Nơi đây còn được chủ đầu tư xem là một biểu tượng phát triển, hội tụ của giới doanh nhân Hà Nội.
Tuy nhiên, sau 4 năm, dự án của ông chủ của Tập đoàn Anh Quân Strong vẫn là một bãi đất hoang đầy cỏ dại. Cửa vào của bãi đất dự án được khóa kín, xung quanh được quây kín bằng những tấm tôn han gỉ. Các tấm biển quảng cáo giới thiệu dự án bên ngoài hàng rào bong tróc, công trường đóng cửa, không bóng công nhân. Điều đáng nói, dự án nằm ngay trước mặt tiền của một khách sạn lớn quận Hà Đông.
"Quả đắng" của thời bất động sản sốt nóng
Giống như một số vụ bê bối bất động sản vẫn đang kéo dài, năm 2011 năm 2011, nhiều khách hàng đã tố Công ty Tây Đô chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý đã tiến hành huy động vốn và khởi công công trình... Tháng 11/2009, Công ty Tây Đô ký hợp đồng góp vốn đầu tư với một số nhà đầu tư.
Nội dung hợp đồng ghi rõ, sau khi ký hợp đồng góp vốn 90 ngày, Công ty Tây Đô sẽ khởi công công trình, sau 12 tháng kể từ ngày khởi công hoàn thành xong móng công trình đến cốt 00 và chuyển sang làm hợp đồng mua bán nhà cho người mua với số lượng căn hộ tương ứng tại các sàn nhà ở trong Tòa nhà hỗn hợp tháp Doanh nhân.
Nếu theo đúng cam kết trong hợp đồng, tháng 3/2011 việc thi công móng công trình đến cốt 00 phải hoàn thành. Dự án chậm tiến độ, các nhà đầu tư góp vốn không còn tin tưởng vào đơn vị chủ đầu tư nên gửi đơn tới các cơ quan chức năng.
Ngày 22/11/2011, Thanh tra Xây dựng (quận Hà Đông) có văn bản kiểm tra công trình tòa nhà hỗn hợp Tháp Doanh nhân tại phường Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội), thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô - Công ty Cổ phần Tập đoàn Anh Quân.
Ngày 3/2/2012, Thanh tra Bộ Xây dựng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 35 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô Tây Đô về hành vi "khởi công xây dựng công trình tòa nhà hỗn hợp Tháp Doanh nhân không có giấy phép xây dựng".
Lê Tú
Theo Dantri
Sẽ "trảm" những nhà thầu yếu kém tại Dự án đường Hồ Chí Minh Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường vừa nghiêm khắc phê bình các nhà thầu không tích cực huy động năng lực thi công theo cam kết, gây chậm tiến độ tại Dự án đường Hồ Chí Minh (QL14) qua Tây Nguyên. Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai thi công gói thầu số...