Đường Hồ Chí Minh trên biển con đường huyền thoại
“Đường Hồ Chí Minh trên biển” đã trở thành một huyền thoại, một kỳ tích, là sự độc đáo và sáng tạo của cuộc chiến tranh nhân dân.
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, ngày 23/10/1961, Đoàn 759 (tiền thân của Lữ đoàn 125, Hải quân ngày nay) đã được thành lập, chính thức mở con đường vận chuyển chiến lược trên biển chi viện chiến trường.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tuyến chi viện chiến lược đường Hồ Chí Minh trên biển đã trực tiếp và gián tiếp vận chuyển hơn 96.000 tấn vũ khí đạn dược, hơn 170.000 lượt cán bộ, chiến sĩ chi viện cho chiến trường miền Nam.
“Đường Hồ Chí Minh trên biển” đã trở thành một huyền thoại, một kỳ tích, là sự độc đáo và sáng tạo của cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 55 năm trôi qua nhưng bài học kinh nghiệm rút ra từ những chiến công của đoàn tàu không số mở đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn còn nguyên giá trị. Những bài học ấy đã được vận dụng vào xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Phóng viên VOV phỏng vấn Phó Đô đốc Đinh Gia Thật, Chính ủy Quân chủng Hải quân.
Phó đô đốc Đinh Gia Thật (Ảnh: Báo Hải quân).
PV: Thưa Phó đô đốc, những bài học kinh nghiệm rút ra từ những chiến công của đoàn tàu không số năm xưa, mở đường Hồ Chí Minh trên biển đã được vận dụng vào xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới như thế nào?
Phó đô đốc Đinh Gia Thật: Truyền thống của đoàn tàu không số năm xưa và Lữ đoàn 125 anh hùng (thuộc Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải Quân) hiện nay, những bài học kinh nghiệm còn nguyên giá trị đối với việc xây dựng quân chủng cách mạng chính quy tinh nhuệ, hiện đại và nhất là nhiệm vụ thực sự là nòng cốt trong đấu tranh quản lý bảo vệ chủ quyền biển đảo thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Đoàn tàu không số đã làm lên đường Hồ Chí Minh huyền thoại bởi những chiến công huyền thoại, những chiến công đó được xây đắp từ ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm sự mưu trí sáng tạo của cán bộ, chiến sỹ tham gia đoàn tàu không số năm xưa. Những chiến công, sự mưu trí đó được kết tinh từ tất cả vì miền Nam ruột thịt, được kết tinh từ sự trung thành tuyện đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Đó là một bài học vô giá còn sống mãi cho thế hệ cán bộ chiến sỹ hải quân hôm nay và mai sau.
PV: Trong mỗi cuộc chiến đấu, nhân dân đều có vai trò rất quan trọng. Vậy đối với con đường Hồ Chí Minh trên biển, ngoài ý chí kiên cường của cán bộ chiến sĩ Hải quân – những cựu binh đoàn tàu không số, thì nhân dân đã đóng góp như thế nào, thưa Phó đô đốc?
Phó đô đốc Đinh Gia Thật: Nói đến đường Hồ Chí Minh trên biển thì phải nói đến cả tuyến, bởi từ trăm sông, trăm ngả, có ngõ, có đường, có đầu, có cuối mới hình thành nên một con đường hoàn chỉnh. Ngoài các cựu binh đoàn tàu không số thì không thể không nhắc đến sự chia sẻ, ủng hộ của nhân dân dọc tuyến đường. Bởi vậy vai trò của nhân dân hết sức quan trọng, nếu nhân dân không ủng hộ, che chở, đùm bọc, giúp đỡ thì con đường đó sẽ không thành công.
Chúng tôi đánh giá rất cao vai trò của nhân dân với con đường này. Ở đầu phía Bắc, nhân dân đảm bảo bí mật giúp đỡ vận chuyển, bạn bè quốc tế giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tàu bè tránh trú, thoát khỏi sự truy tìm của quân địch. Những lúc bão gió, khi vượt qua được chặng được dài, khi vào các bến bờ cãi bãi ở phía Nam, nếu không có nhân dân giữ bí mật, kịp thời vận chuyển, kịp thời tiếp nhận thì tất cả các trang bị vũ khí và lực lượng trên các tàu không thể đến những nơi chúng ta mong muốn. Chính vì sự giúp đỡ tiếp nhận hết sức kịp thời của nhân dân, những trang bị vũ khí ấy mới có thể tạo thành sức mạnh vật chất trên chiến trường.
PV: Trước đây do đảm bảo bí mật, đường Hồ Chí Minh trên biển, đoàn tàu không số không được công khai khiến nhân dân và thế hệ trẻ không biết đến hoặc biết rất ít. Ông có đề xuất gì để con đường này trở thành bài học giáo dục truyền thống về lòng yêu nước trong mỗi CBCS cũng như thế hệ trẻ hôm nay?
Phó đô đốc Đinh Gia Thật: Đoàn tàu không số làm lên con đường huyền thoại – đường Hồ Chí Minh trên biển. Đó là con đường cách mạng góp phần to lớn vào việc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Bởi vậy muốn để con đường này sống mãi trong lòng nhân dân, là niềm tự hào của thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi về sau thì việc giáo dục truyền thống đẩy mạnh tuyên truyền về những chiến công huyền thoại, giá trị của con đường, bài học của con đường là một việc làm chúng ta cần phải làm hết sức bài bản, căn cơ, có sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ban ngành Trung ương, đặc biệt là Quân ủy Trung ương và Tổng Cục chính trị để truyền thống chiến công oanh liệt như một huyền thoại của đường Hồ Chí Minh trên biển là một tài sản vô giá của sự nghiệp cách mạng nước ta.
PV: Trong chiến tranh, cha ông đã biết khai thác lợi thế của biển, những cựu chiến binh tàu không số năm xưa đã làm nên đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển. Còn trong thời bình, ông đánh giá thế nào về việc khai thác những thế mạnh của biển trong phát triển kinh tế, bảo vệ quốc phòng an ninh?
Video đang HOT
Phó đô đốc Đinh Gia Thật: Đất nước ta có lợi thế rất to lớn về biển, biển là không gian sống, không gian sinh tồn của bao thế hệ người Việt. Biển không chỉ có điều kiện về tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mà còn là môi trường quan trọng trong việc bảo vệ, gìn giữ chủ quyền đất nước. Bởi vậy trong chiến tranh, cha ông ta đã lấy biển để bảo vệ đất nước làm mặt trận chiến tranh, chống lại kẻ thù, trong thời bình, biển là một vòng cung, vành đai chiến lũy bảo vệ đất nước nhưng đồng thời biển cũng là một môi trường có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế. Đất nước ta phải có chiến lược, kế sách để khai thác lợi thế tiềm năng của biển.
Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh biển, đảo là chủ trương nhất quán của Đảng ta. Điều này được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá X) và các văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Để tạo điều kiện cho kinh tế biển phát triển, điều quan trọng là phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, trong đó trọng tâm là bảo vệ an toàn cho các hoạt động kinh tế trên biển.
Đối với quân chủng Hải quân, bên cạnh vai trò là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, Hải quân nhân dân Việt Nam đã phát huy những lợi thế của biển, đã kết hợp giữa an ninh quốc phòng với phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Quân chủng Hải Quân là đơn vị đi đầu phát triển một số lĩnh vực của kinh tế biển, triệt để tận dụng mọi khả năng (nhất là con người, cơ sở vật chất, phương tiện hiện có), trong điều kiện cho phép, đẩy mạnh các hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề có thế mạnh, như: Dịch vụ cảng biển, vận tải biển, xây dựng các công trình biển.
Điển hình như Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn với lợi thế và những trụ cột hết sức khoa học, hiệu quả đã đưa dịch vụ khai thác cảng biển vào trong Top 40 cảng biển lớn nhất thế giới và chiếm tới 80% thị phần container của các cảng biển phía Nam, điều này cho thấy sự kết hợp giữa quốc phòng và kinh tế là hết sức hiệu quả, đúng đắn. Mặt khác, phát triển ngành vận tải biển nội địa, dịch vụ logictic tạo thành những điểm mạnh của ngành kinh tế biển hiện nay. Bên cạnh đó lực lượng Hải quân còn rất chú trọng đề xuất hiện đại hóa phát triển các khu kinh tế quốc phòng trên biển, để không những bảo vệ tốt mà chúng ta còn tạo điều kiện cho ngư dân cho nhân dân định cư sinh sống, làm ăn lâu dài trên vùng biển, nhất là các vùng biển ở xa.
Bên cạnh đó, Quân chủng Hải quân còn thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền, giúp đỡ nhân dân khi bị thương bị nạn, khi gặp khó khăn, thiên tai, bão tố trên biển. Hải quân nhân dân Việt Nam coi đây là nhiệm vụ chiến đấu, là mệnh lệnh trái tim của người chiến sỹ, do vậy, dù sóng to gió lớn, dù bão tố gần xa… có lệnh là lên đường, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tất cả vì cuộc sống bình yên của nhân dân trên các vùng biển, đảo.
Hải quân nhân dân Việt Nam xứng đáng là chỗ dựa vững chắc, là niềm tin của bà con ngư dân và các lực lượng hoạt động trên các vùng biển xa, góp phần phát triển kinh tế biển cũng như duy trì sự có mặt thường xuyên của ngư dân; khẳng định chủ quyền và kịp thời phát hiện mọi hoạt động xâm phạm của tàu thuyền nước ngoài, cùng với Quân chủng Hải quân và các lực lượng khác quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
PV: Xin cảm ơn Phó đô đốc.
Theo VOV
Chiến công của tình báo an ninh Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp
Lực lượng an ninh, điệp báo Công an Hà Nội đã tham gia bảo vệ chính quyền cách mạng năm 1946 và tích cực kháng chiến chống thực dân Pháp sau đó.
Một trụ sở của Việt Nam Quốc dân đảng - lực lượng được khẳng định là đã cấu kết với thực dân Pháp nhằm tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ Hồ Chí Minh vào tháng 7/1946.
Lực lượng an ninh Việt Nam non trẻ đã đập tan âm mưu đảo chính nói trên vào ngày 12/7/1946, góp phần quan trọng bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp .
Công an Hà Nội đã góp công lớn trong chuyên án phố Ôn Như Hầu này. Trong ảnh là các đảng viên Quốc dân đảng bên thi thể những người bị đảng này thủ tiêu và chôn dưới nền nhà số 7 Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội).
Sở Công an Bắc Bộ khi đó cũng đã khám xét một loạt cơ sở của các đảng phái phản động, trong đó có nhà số 132 phố Duvigneau (nay là phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội).
Ngôi nhà số 98 Hàng Mã của tên Việt gian Trương Đình Tri - kẻ làm chỉ điểm cho thực dân Pháp. Ngày 10/10/1947, đội "Hành động" của Công an quận 6 Hà Nội đã trừ khử y bằng lựu đạn.
Khẩu súng ngắn Conbat trang bị cho đồng chí Đặng Đình Kỳ (công an Hà Nội) - người tham gia vụ tiêu diệt Trương Đình Tri. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Công an Hà Nội.
Chân dung một số điệp báo viên của công an Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp.
Các thành viên của Đội Thiếu niên Tình báo Bát Sắt huyền thoại, thuộc Công an quận 6 Hà Nội. Đội hoạt động từ cuối năm 1946 đến năm 1948 trong nội thành Hà Nội bị địch tạm chiếm.
Đội gồm các nam nữ thiếu niên lanh lợi, gan dạ và yêu nước, đã xây dựng được vỏ bọc là các em bé đánh giày, bán lạc rang, bồi bàn, con nuôi...
Đội tình báo "nhí" thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ trong lòng địch như trinh sát, liên lạc, dẫn đường..., thậm chí còn trực tiếp tiễu trừ Việt gian, góp phần vào thắng lợi chung của kháng chiến.
Huân chương truy tặng liệt sĩ Nguyễn Thị Lợi thuộc Công an Hà Nội. Điệp viên Nguyễn Thị Lợi đã tình nguyện cảm tử để đánh đắm chiến hạm Amyot d'Inville của thực dân Pháp vào ngày 27/9/1950.
Sơ đồ kíp mìn dùng để đánh đắm thông báo hạm Amyot d'Inville trên vùng biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), nhấn chìm xuống biển khơi 200 sĩ quan và binh lính Pháp cùng nhiều vũ khí, quân trang.
Máy đánh chữ của nữ chiến sĩ tình báo Nguyễn Thị Lợi. Bà Lợi đã vào vai phu nhân của "Quốc vụ khanh" Hoàng Đạo trong chính phủ Bảo Đại và ở lại trên chiến hạm nói trên cùng khối thuốc nổ 30kg.
Tổ điệp báo A13 gồm (từ trái qua): Kim Sơn (bí số A14), Hoàng Đạo (A13 - tổ trưởng), Lê Mai (A15) và Nguyễn Thị Lợi (A16). Chiến công đánh đắm tàu hải quân Pháp đã giáng đòn mạnh vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp .
Giấy chứng nhận của Phòng Nhì (tình báo quân sự Pháp) cấp cho điệp viên Kim Sơn (Công an Hà Nội). Trước vụ đánh đắm tàu, A13 và A14 đã luồn sâu leo cao vào hàng ngũ địch, dụ bắt được 3 lãnh đạo của Quốc dân đảng.
Bản mật mã và cách dùng của điệp viên Ty Công an Hà Nội (nay là Sở Công an Hà Nội) vào tháng 9/1949.
Mật điện và bản dịch về việc chuyển điện đài và kế hoạch của địch ở Lai Châu năm 1950.
Thẻ căn cước (trên) do chính phủ ngụy "Quốc gia Việt Nam" cấp cho chiến sĩ tình báo Nguyễn Khoa Toàn, và giấy thông hành (dưới) do cơ quan quân sự Pháp cấp cho điệp viên này.
Các con dấu của các đảng phái phản cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp mà công an Hà Nội thu được.
Tên một số liệt sĩ công an Hà Nội hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Ảnh chụp trong khuôn viên Bảo tàng Công an Hà Nội.
Theo VOV
Trồng 10.500 cây xanh tại di tích đường Hồ Chí Minh trên biển Trên 10.000 cây xanh các loại trị giá 300 triệu đồng đã được Quỹ một triệu cây xanh cho Việt Nam của Vinamilk trồng sáng ngày 2/12 tại khu di tích đường Hồ Chí Minh trên biển thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Lễ trồng cây tại địa điểm lịch sử nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ do Công ty cổ...