Đường Hồ Chí Minh thi công ì ạch, dân 4 tỉnh Tây Nguyên “lãnh đủ”
Sau 2 năm ì ạch thi công QL14 (đường Hồ Chí Minh, đoạn qua 4 tỉnh Tây Nguyên) đến nay tổn thất đã lên đến con số 10% so với tổng giá trị đầu tư. Người dân thì lãnh đủ vì phải đi trên những đoạn đường “nát bét”.
Sáng ngày 18/9, Đoàn giám sát Quốc hội đã làm việc với các nhà chức trách của 4 tỉnh Tây Nguyên tại hội trường 2/9 (TP Pleiku, Gia Lai) về vấn đề chậm thi công đường Hồ Chí Minh (QL 14) đoạn qua 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đăk Nông. Đây là đoạn đường có tổng chiều dài khoảng 630km (tính từ TP Kon Tum đến thị xã Đồng Xoài, Bình Phước), là tuyến đường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của các địa phương.
Tuy nhiên đến nay đường đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt tình trạng các nhà thầu thi công chậm chạp, biến đường thành những công trường nham nhở, ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt và kinh doanh của người dân địa phương.
Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát Quốc hội, ông Võ Văn Văn – Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai – cho biết, ngoài những nguyên nhân khách quan khiến công trình qua tỉnh Gia Lai rơi vào tình trạng ì ạch, một trong những nguyên nhân quan trọng phải kể đến là năng lực của chủ đầu tư quá yếu kém. Có nhà thầu đã bỏ dở công trình thi công và gói thầu này, đến nay vẫn chưa được quyết toán.
Đoàn giám sát Quốc hội làm việc với các nhà chức trách 4 tỉnh Tây Nguyên
Video đang HOT
Không chỉ vậy, việc tạm hoãn tiến độ thi công đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, khối lượng đã thi công cũng bị hư hỏng dẫn dến việc phát sinh khối lượng và kinh phí sửa chữa.
Ông Nguyễn Ngọc Quang- Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh, Gia Lai – nói rõ, đường HCM qua huyện có tổng cộng 26km và đã xuống cấp rất nhiều dẫn đến tai nạn giao thông tăng nhiều. Bên cạnh đó, việc quy hoạch đường cao tốc HCM quá lâu dẫn đến dân bức xúc. Hiện trên địa bàn huyện còn tồn tại hơn 4.000 hồ sơ cấp GCNQSDĐ (sổ đỏ) của dân.
Tại tỉnh Đăk Nông, ông Nguyễn Văn Viện – Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh này – cho rằng, tính đến ngày 17/9, đơn vị thi công dự án QL14 đoạn qua tỉnh Đăk Nông là Công ty TNHH Tập đoàn Đức Long Gia Lai (đơn vị này trúng 10 gói thầu, chiếm 70km đường) vẫn chưa trình các hồ sơ, thủ tục theo như đã cam kết cho tỉnh này. Hiện công trình vẫn còn đang dang dở, chờ vốn.
Sau nhiều năm thi công đến nay QL14 vẫn “nát bét” khiến người dân ở các tỉnh Tây Nguyên rất bức xúc
Với việc thi công ì ạch như trên, chính người dân phải gánh chịu hậu quả. Ông Trần Đức Khanh – Phó Ban Chỉ đạo Tây Nguyên – bày tỏ quan điểm: Chính phủ đưa ra chính sách ưu tiên cho các tỉnh Tây Nguyên nhưng trong việc thi công QL14 lại duyệt phương án BOT, như vậy chẳng có gì ưu tiên. Nhà thầu đương nhiên muốn có lợi nhuận và đương nhiên tất cả lại sẽ đổ đầu dân gánh.
Cũng chung quan điểm trên, ông Hoàng Công Lự – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai – cho biết, từ TP Kon Tum đến thị xã Đồng Xoài chỉ dài hơn 600km, nhưng các nhà thầu đề nghị lập đến 15 trạm thu phí. Riêng tỉnh Gia Lai chỉ có 65km đường QL14 mà nhà thầu Đức Long đề nghị lập thành 2 trạm thu phí. Làm như thế dân chịu sao thấu và chuyện bức xúc là khó tránh khỏi. Chính vì vậy, ông Lự đề nghị Chính phủ tính toán lại bởi nếu sử dụng phương án BOT thì nhà thầu bắt buộc phải thu phí và người gánh không ai khác lại là nhân dân.
Trước vấn đề trên, ông Phạm Hồng Sơn – Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường HCM – cho biết, các nhà thầu đề nghị lập 15 trạm thu phí, song qua khảo sát đánh giá Ban đã quy hoạch lại còn 9 trạm (70km/trạm). Vấn đề đường vừa đưa vào bàn giao đã hư hỏng nặng, ông Sơn giải thích do trước đây thiếu vốn nên đã quyết định thi công tiết kiệm là rải nhựa thêm lên bề mặt đường cũ, nên đường vừa làm xong đã xuống cấp trầm trọng.
Việc thi công như trên không chỉ làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người dân mà theo ông Lê Bộ Lĩnh- Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội – đánh giá, những tổn thất do dừng thi công công trình đã lên đến con số 10% so với tổng giá trị đầu tư, đó là chưa kể tổn thất gián tiếp.
Theo Dantri
Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá thực trạng chùa Trăm Gian
Ngày 14-9, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Ủy ban VHGDTNTN&NĐ) do Phó Chủ nhiệm Lê Như Tiến làm Trưởng đoàn đã có cuộc kiểm tra, giám sát tại di tích quốc gia chùa Trăm Gian, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ đồng thời làm việc với các cơ quan quản lý Nhà nước về di tích trên địa bàn để làm rõ hơn những sai phạm tại chùa Trăm Gian.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội Lê Như Tiến nhấn mạnh: Cái sai đã thấy rõ, nguyên nhân ở đâu đã thấy rõ, trách nhiệm thuộc về cấp nào cũng đã thấy rõ, việc quan trọng bây giờ là phương hướng, giải pháp khắc phục các hạng mục sai phạm như thế nào để chùa Trăm Gian mãi mãi xứng đáng là một di tích lịch sử văn hóa trong lòng nhân dân. Theo Phó Chủ nhiệm Lê Như Tiến, việc phục hồi các hạng mục sai phạm tại chùa Trăm Gian phải hết sức cẩn trọng, tránh lãng phí thêm một lần nữa.
Theo ANTD
Quy định tù mù, quản lý tiếp tay? Ngày 28-8, thường trực HĐND thành phố Hà Nội có buổi giám sát về công tác quản lý, sử dụng đất đai tại Sở TNMT. Vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, tài sản công đang diễn ra tràn lan, phức tạp, trong khi xử lý còn chậm, thiếu quyết liệt... Dự án Bệnh viện Việt Mỹ tại huyện Thanh Trì đắp...