Đường hầm Inunaki và những sự thật ghê rợn về con đường dẫn vào ‘Ngôi Làng Tử Khí’ ở Nhật Bản
Hầm Inunaki và ngôi làng cùng tên là những địa điểm cực kỳ nổi tiếng trong các câu chuyện ‘ urban legend’ kinh dị của Nhật Bản. Nhưng sự thật đằng sau đó thì thế nào.
Urban Legend – Truyền thuyết đô thị, là các truyện kể mang tính chất kinh dị nhưng chưa rõ tính xác thực thời hiện đại, đa số dựa trên câu chuyện thực dù đã được tam sao thất bản qua thời gian. Và dù được gọi là “đô thị” nhưng các truyền thuyết này không nhất thiết phải bắt nguồn từ đô thị, nên thường được gọi là “truyền thuyết hiện đại” nhiều hơn.
Với những ai yêu thích những điều ly kỳ thì ngôi làng Inunaki không phải là một cái tên quá xa lạ. Ngôi làng này thuộc vùng ngoại ô tỉnh Fukuoka, Nhật Bản, cái tên Inunaki hay còn gọi là Khuyển Minh mang ý nghĩa là “chó sủa”. Ngôi làng này tồn tại từ thời Edo, khoảng từ thế kỷ 17 với những được lưu truyền cho đến tận ngày nay.
Hầm Inunaki và ngôi làng cùng tên là những địa điểm cực kỳ nổi tiếng
Ngôi làng bị bỏ hoang, âm u, rợn người
Ngày nay, ngôi làng Inunaki tọa lạc ở một vùng ngoại ô ở Nhật Bản. Tuy nhiên, từ cuối thế chiến 2 cho đến nay, không còn ai sinh sống ở Inunaki nữa. Inunaki trở thành một ngôi làng “ma”, vây quanh bởi rừng cây thần bí. Được biết tại ngôi làng này có rất nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang và không khí thì luôn âm u, rợn người.
Ở Nhật bản, năm 1603-1868 được gọi là thời Edo. Trong thời gian này có nhiều phe phái khác nhau sở hữu những vùng đất ở Nhật Bản. Ngôi làng Inunaki lúc này thuộc về gia tộc Kuroda, họ nắm mọi quyền lực đối với những người dân sống ở đây. Tuy nhiên, có một trận lụt lớn đã xảy ra, phá hủy hầu hết mọi vùng đất thuộc về Kuroda.
Do đó, từ cuối thế chiến 2 cho đến nay, không còn ai sinh sống ở Inunaki nữa. Theo thời gian Inunaki dần trở nên hoang vu ảm đạm, những ngôi nhà cũ kỹ rêu phong ẩn trong những đám cây rừng, lối vào được rào chắn càng khiến nó mang vẻ thần bí gây sự tò mò đối với những người từng đặt chân tới đây.
Người dân vùng Fukuoka đồn rằng ngôi làng đã bị bỏ hoang, được bao quanh với không gian u ám, rợn người và những sự kiện kinh dị đã từng xảy ra. Mặc dù tồn tại, nhưng không mấy ai thực sự biết đường đến ngôi làng này. Vì những điều thần bí, khó hiểu xoay quanh Inunaki nên chính phủ Nhật Bản đã không công nhận địa điểm này trên bản đồ.
Ngay bên cạnh lối vào làng có một đường hầm lớn, nhưng hiện giờ đã không thể sử dụng vì có những khối đá rất to che kín. Nhiều lời đồn đại rằng những ai cố gắng vào đường hầm đều không thấy quay trở lại để kể về ngôi làng.
Ở phía ngoài ngôi làng chỉ có độc một cánh cổng ngăn cách làng Inunaki với khu vực lân cận, trên cổng treo nhiều tấm biển khác nhau. Mỗi tấm biển đều có nội dung riêng, nhưng kỳ lạ nhất là biển báo “Hiến pháp và Luật pháp Nhật Bản không được áp dụng tại đây”. Sự quái dị của ngôi làng này còn thể hiện ở chỗ, các thiết bị điện tử được cảnh báo là đều không thể sử dụng được trong khu vực này.
Lối vào ngôi làng bị niêm phong.
Một sự thật đáng sợ đó là các thiết bị điện tử đều không thể sử dụng được trong khu vực nguy hiểm này vì làng Inunaki không có sóng điện thoại hay internet. Inunaki như một vùng đất tách biệt với thế giới bên ngoài và được cho là nơi “chỉ có vào mà không thể đi ra” vì theo nhiều lời đồn đại bất cứ ai mạo hiểm vào ngôi làng đều gặp phải những hiện tượng kinh hãi tột độ và mất tích một cách bí ẩn.
Mẩu truyện ám ảnh nhất được truyền tai suốt vài thập kỷ
Khoảng đầu thập niên 1970, một cặp đôi trẻ lái xe lên dốc bên sườn núi Inunaki. Họ dự định đi đến Hisayama – nằm ở phía bên kia ngọn núi. Và để đến được đó, họ phải vượt qua một con đường hẹp, hướng đến đường hầm Inunaki.
Tuy nhiên, ngay trước cửa hầm, động cơ của chiếc xe bất ngờ gặp trục trặc, tốc độ dần chậm lại rồi dừng hẳn, chết máy. Nhìn ra ngoài, họ phát hiện một lối đi phía bên phải con đường, nên bỏ xe để đi tìm sự giúp đỡ.
Con đường dẫn vào làng và đường hầm bị rào chắn.
Video đang HOT
Đi được một lúc, cặp đôi trông thấy tấm biển có nét chữ viết tay: “Hiến pháp Nhật Bản không còn được áp dụng sau điểm này”. Cung đường mỗi lúc một khó khăn hơn, cây cối ngày càng rậm rạp. Sau khi đi hết lối mòn, họ đến một ngôi làng nhỏ âm u đến đáng sợ.
Nhìn qua, ngôi làng dường như đã bị bỏ hoang. Nhà cửa ở đây đều tối tăm, đổ nát. Sóng điện thoại cũng không có, xung quanh tĩnh lặng không có lấy một âm thanh nào. Cặp đôi chậm rãi ngó nghiêng, vượt qua nhiều ngôi nhà nhưng mọi thứ vẫn chẳng có gì thay đổi. Chỉ có sự âm u kèm không khí rợn người ngày càng lộ rõ.
Cảm thấy tình hình hơi kỳ lạ, cặp đôi quyết định quay trở về. Nhưng đúng lúc này, có thứ gì đó đột nhiên chuyển động trong một ngôi nhà. Thế rồi một người đàn ông đứng ra giữa đường, hét lớn: “Chào mừng tới làng Inunaki!”.
Ảnh minh họa.
Hắn đứng cách họ khoảng 30 m. Nhưng bằng một cách thần kỳ nào đó, hắn đã lập tức đến trước mặt họ chỉ sau vài bước chân.
“Chúng tôi rất quý mến khách đến làng, nhưng sợ họ sẽ bỏ đi mất”. Dứt lời, gã dùng một lưỡi hái xẻ dọc cổ họng chàng trai trẻ, động tác nhanh đến kinh hoàng. Chàng trai đáng thương mắt mở to, sốc tột độ, rồi đổ gục xuống nền đất.
Cô gái hoảng loạn tìm cách bỏ chạy, nhưng gã đã tóm được cô bằng một lực nắm mạnh hơn bất kỳ thứ gì cô từng cảm nhận trong đời. Gã nhấc cô bằng một tay, ném xuống đường một cách tàn bạo.
Trước khi lưỡi hái lia xuống, cô quay đầu nhìn về ngôi nhà gần nhất và nhận ra sự thật kinh hoàng của ngôi làng này: bên trong vô vàn là xác người! Hóa ra, lý do ngôi làng tĩnh lặng như vậy là vì tất cả dân làng đã chết, dưới lưỡi hái tử thần của gã đàn ông điên loạn kia.
Cặp đôi trẻ từ đó mất tích, không ai biết tin gì thêm. Ngày nay, người ta vẫn nhìn thấy chiếc xe 4 chỗ màu trắng ở đó, đóng bụi, phủ rêu bên vệ đường, ngay sát con đường nhỏ hướng vào khu rừng.
Những giả thuyết rùng rợn về ngôi làng “vô luân”
Sự biến mất của Inunaki trên bản đồ từng khiến nhiều người thắc mắc và đi tìm lời giải thích. Có ghi chép kể rằng, ngôi làng Inunaki thuộc quyền cai trị của gia tộc Kuroda. Năm đó, có một trận lụt lớn đã xảy ra, phá hủy hầu hết mọi vùng đất thuộc về Kuroda tuy nhiên Inunaki lại vẫn còn nguyên vẹn nhưng cư dân làng thì không hiểu sao lại hoàn toàn biến mất. Người ta tin rằng những người dân trong làng đều đột ngột qua đời, có thể là do bệnh dịch, cũng có thể là bị tàn sát.
Sau khi người dân biến mất, Inunaki trở thành một ngôi làng ma ám, vây quanh bởi rừng cây thần bí. Nhiều câu chuyện thần bí về ngôi làng này đã được lan truyền khắp Nhật Bản, từ việc vẫn còn một bà cụ sống trong làng đến chuyện kẻ sát nhân đã giết chết mọi người bằng một cái rìu hay truyền thuyết về ngôi mộ có khả năng giết chết bất cứ ai chạm vào nó.
Một giả thuyết khác lại cho rằng, ngôi làng này vẫn còn tồn tại và người dân tại đây đã tự cô lập họ khỏi thế giới bên ngoài, sẵn sàng giết hại dã man những vị khách xâm nhập bằng dao và súng. Họ giam giữ, chém giết lẫn nhau không quan tâm luật lệ, thậm chí ăn thịt đồng loại và nạn loạn luân thì tồn tại trong nhiều thế hệ, dẫn đến những sinh vật quái thai kỳ dị xuất hiện.
Cho tới vụ án mạng kinh hoàng đã từng xảy ra
Sự đáng sợ của Inunaki không chỉ lưu truyền trong dân gian. Nơi đây đã là hiện trường của rất nhiều vụ án mạng tàn bạo. Đặc biệt là ngay đoạn đường hầm Inunaki – lối dẫn vào làng.
Lịch sử Nhật Bản có ghi chép lại rằng ngày 7/12/1988, Umeyama Kouichi – một công nhân nhà máy bị phát hiện đã chết tại đèo núi Inunaki, ít lâu sau đó, cảnh sát nhanh chóng tìm ra thủ phạm là một nhóm thanh niên vô cùng man rợ.
Nhóm thanh niên này đã bắt Umeyama vào đường hầm, xé quần áo và nhét vào miệng người đàn ông, trói tay chân anh ta và đánh anh ta bằng gạch đá. Người đàn ông liên tục cầu xin tha mạng, nhưng nhóm thiếu niên đã đổ xăng lên người và châm lửa.
Nhiều người kể lại, linh hồn những người chết oan vẫn còn lảng vảng tại khu vực này. Một số người khi chạy xe vào hầm đã phát hiện những vết ố hình bàn tay trên mặt kính và những âm thanh náo loạn trên radio xe.
Những người từng tìm được đường đến cổng làng kể lại, ở đây có 2 nấm mộ vô danh được cho là của những lữ khách bất hạnh lỡ bước đặt chân đến làng.
Hành trình tìm kiếm lời giải đáp
Tới cuối thế chiến 2, không còn ai sinh sống ở Inunaki nữa cho tới tận bây giờ. Inunaki trở thành một ngôi làng ma ám, vây quanh bởi rừng cây thần bí. Người địa phương kể rằng có một người phụ nữ già vẫn sống ở Inunaki, đơn độc một mình. Cũng có người kể đã nhìn thấy kẻ giết hại cả ngôi làng này vẫn ám ảnh nơi đây, đuổi theo bất kỳ ai xâm phạm vào trong với một cái rìu. Lại có câu chuyện kể về hai ngôi mộ bị nguyền rủa, có thể giết chết bất kỳ ai nếu chạm vào nó.
Đường hầm giờ chằng chịt vết sơn màu và ngập ngụa rác thải.
Chính quyền đã ra khuyến cáo về việc không nên tiếp cận làng Inunaki, tuy nhiên, điều này không thể ngăn cản những kẻ to gan, hiếu kỳ, muốn đưa bí ẩn về ngôi làng ma quái ra ánh sáng. Đã có khá nhiều câu chuyện trên Internet về những kẻ thích tìm kiếm cảm giác mạnh, đột nhập vào làng, để rồi hối tiếc vì quyết định của mình khi thật sự trải nghiệm thế giới tâm linh.
Theo lời người dân địa phương, khu vực xung quanh và bên trong đường hầm hiện giờ toàn rác thải và các hình vẽ bậy sau những buổi tiệc tùng của giới trẻ. Trên thực tế, người dân ở đây quả là có sợ đường hầm này, nhưng không phải vì ma ám mà là do các băng đảng thường xuyên chọn đây làm nơi tụ tập.
Về cơ bản, đường hầm Inunaki được xem là điểm nóng của các hiện tượng tâm linh, nhưng không phải với người địa phương. Họ chỉ muốn sống yên bình dù ở đó có ma hay không. Các tin đồn về đường hầm và ngôi làng bị ma ám không phải do họ tung ra.
Tháng 2/2020, đài truyền hình Fukuoka đã gửi một nhóm phóng viên cùng đạo diễn Takashi Shimizu tới đường hầm Inunaki – mặt thông ra thành phố Miyawaka xây dựng thành bộ phim “Ngôi Làng Tử Khí”. Ở mặt này, đường hầm đã bị niêm phong, không thể xâm nhập.
Hình ảnh lối vào đường hầm và ngôi làng Inunaki hiện tại.
Nhóm phóng viên cũng cho biết, đã nghe thấy những âm thanh lạ trong hầm, đồng thời ghi nhận nhiệt độ hạ từ 12 độ C xuống còn 9 độ C khi đến gần lối vào. Tuy nhiên, không có bất kỳ hiện tượng nào có thể xem là “kỳ quái” xảy ra cả.
'Hòn đảo yêu tinh' - nơi lưu truyền thuyết về những quái vật rùng rợn ở Nhật Bản
Nhật Bản có những đền thờ yokai, hay còn gọi là ma quỷ, đầy bí ẩn, một trong những nơi đó là đảo Shodoshima.
Hầu hết học sinh Nhật Bản đều biết đến kappa - một sinh vật lai giữa ếch và rùa với cái đầu lõm, có thể kéo người xuống sông chết đuối. Ngoài ra còn có tengu - quái vật có khuôn mặt đỏ tươi và chiếc mũi dài, thường ẩn nấp trong rừng - và tanuki - biến thể siêu nhiên của loài chó gấu trúc, được cho là có năng lực khiến một người trở nên ngớ ngẩn.
Tất cả đó là những yokai - hay ma quỷ trong văn hóa dân gian truyền thống Nhật Bản. Những sinh vật này từng được dùng để giải thích cho những hiện tượng bí ẩn trong đêm, chẳng hạn như tiếng động lạ, việc nhà cửa thiếu thức ăn hay mưa gió làm hư hỏng tài sản. Giờ đây, như một di sản văn hóa, yokai có mặt khắp nơi trong truyện cổ tích, phim hoạt hình, quảng cáo, truyền hình và điện ảnh.
Ở Shodoshima, dễ dàng gặp những sinh vật thần thoại lẩn trốn đâu đó trên khắp hòn đảo. (Ảnh: James Whitlow Delano/ The New York Times)
Tuy nhiên, điều khiến yokai thực sự đặc biệt là những câu chuyện này không bị đóng băng trong truyền thuyết cổ điển hoặc bị giới hạn trong một danh sách hẹp các nhân vật quen thuộc của văn hoá Nhật Bản. Thay vào đó, mỗi thế hệ lại sáng tạo ra những yokai mới, hướng đến phản ánh sự lo lắng vô thức tập thể về những vấn đề ngày nay.
"Hòn đảo yêu tinh"
Đền thờ các sinh vật này là bằng chứng rõ ràng trên Shodoshima, một hòn đảo nhỏ ở Nhật Bản. Tại đây, cư dân thường tổ chức các cuộc thi nghệ thuật và mời những người tham gia thỏa sức tưởng tượng tạo ra yêu quái mới cho ngày nay.
Một trong những tác phẩm chiến thắng trong cuộc thi được tổ chức vào tháng trước, là một sinh vật có bộ lông màu xanh lam với những trái tim màu đỏ tươi phát sáng trong hốc mắt. Người tạo ra nó, Rika Nakamichi, cho biết hình ảnh thể hiện nỗi ám ảnh thu hút sự chú ý và chấp nhận trên mạng xã hội.
Một tác phẩm khác hiện được lưu trữ trong bảo tàng trên đảo, là đôi giày cao gót tua tủa những hàng gai nhìn giống như răng. "Sinh vật" này gợi lại một chiến dịch gần đây nhằm kêu gọi các ông chủ Nhật ngừng yêu cầu công nhân nữ đi giày cao gót. Một yêu quái khác là một con thằn lằn với chiếc lưỡi dài liếm mặt người đi tàu điện ngầm vì mải mê xem điện thoại di động.
Một hình vẽ yêu quái do Chubei Yagyu, nghệ sĩ địa phương tạo ra, trên tường của Bảo tàng Nghệ thuật Yêu quái, nơi có hơn 900 mô tả về các sinh vật kỳ bí. (Ảnh: James Whitlow Delano/ The New York Times)
Kazuhiko Komatsu, giáo sư danh dự về nhân chủng học văn hóa tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Nghiên cứu Nhật Bản ở Kyoto, tác giả của cuốn "Giới thiệu về Văn hóa Yêu quái" cho biết: "Mọi thứ đều có thể trở thành yêu quái, kể cả những thứ mà chúng ta chưa biết có tồn tại hay không".
Các nghệ sĩ chuyên nghiệp và những người có sở thích từ khắp Nhật Bản đã gửi 75 tác phẩm điêu khắc ma quái và vui nhộn đến cuộc thi năm nay, giảm so với 243 tác phẩm dự thi vào năm 2013, năm đầu tiên của cuộc thi.
Cùng với quái vật "thích" màu xanh lam, trong số các tác phẩm vào vòng chung kết còn có một yêu quái màu xanh lá cây ốm yếu sẽ xâm nhập vào miệng bạn nếu bạn không đánh răng. Một yêu quái trông giống như một con lợn đất phủ đầy chữ kanji, chữ tượng hình sử dụng trong văn bản tiếng Nhật, thể hiện nỗi sợ hãi của nghệ sĩ rằng những ký tự này có thể biến mất khỏi nền văn hóa nơi mọi người gõ theo phiên âm trên điện thoại thông minh.
Chubei Yagyu, 46 tuổi, một nghệ sĩ địa phương và giám khảo cuộc thi, cho biết: "Các nghệ sĩ khác nhau có những quy tắc riêng về những gì họ nghĩ là yokai. Tạo ra yêu quái mới là điều tuyệt vời nhất trong cuộc thi này".
Niềm tin vật linh
Các học giả truy tìm nguồn gốc của yokai trong các tài liệu tham khảo về văn học hoặc nghệ thuật ngay từ thế kỷ 11. Ngoài việc đưa ra lời giải thích cho các sự kiện kỳ lạ, yokai có thể được coi là những vật thể có sự sống, phù hợp với niềm tin vật linh ban đầu của Nhật Bản.
(Ảnh: James Whitlow Delano/ The New York Times)
"Người Nhật cảm thấy nhẹ nhõm khi bạn đặt tên cho một thứ gì đó", Mitsuo Takeda, giám khảo của cuộc thi Shodoshima và là nghệ sĩ đã thiết kế một tác phẩm sắp đặt lớn có yêu quái mắt bọ nói. "Nếu bạn đang nhổ cỏ và bị đứt tay, bạn tự hỏi chuyện gì đã xảy ra" anh nói, "nhưng nếu bạn nghĩ, ồ, đó chỉ là một con yêu tinh thôi, thì bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn".
Một học giả và nghệ sĩ nổi tiếng thế kỷ 18 tên là Toriyama Sekien đã biên soạn bộ bách khoa toàn thư về các sinh vật được vẽ ra từ trí tưởng tượng của mình.
Trong thời kỳ hiện đại, bộ truyện "Ge Ge Ge no Kitaro" của họa sĩ truyện tranh Shigeru Mizuki đã tạo ra một thế giới các nhân vật yêu quái mới truyền cảm hứng cho các thế hệ họa sĩ truyện tranh yêu quái và người hâm mộ tiếp theo.
Văn hóa đại chúng Nhật Bản đến nay tràn ngập hậu duệ của yêu quái thời kỳ đầu, bao gồm các nhân vật trong vũ trụ Pokémon và những sinh vật ma quái trong trí tưởng tượng của Hayao Miyazaki, chẳng hạn như Totoro hoặc các nữ thần nhà tắm trong tác phẩm Ghibli nổi tiếng "Spirited Away". Gần đây hơn, ảnh hưởng của yokai có thể được nhìn thấy trong những con quái vật của "Demon Slayer".
Nhìn kỹ thì cây bách xù 1.600 năm tuổi ở Shodoshima này có thể trông giống như một con rồng phun lửa. (Ảnh: James Whitlow Delano/The New York Times)
Trong văn hóa dân gian Nhật Bản, người ta cho rằng yêu quái sống hoà lẫn giữa loài người dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, có các loại
Các bài dự thi từ các cuộc thi yokai trước đây tại bảo tàng. (Ảnh: James Whitlow Delano/ The New York Times)
Truyền thuyết đô thị về đường hầm ma ám và lâu đài hiến tế, rùng rợn vì những sự kiện có thật Giống như nhiều truyền thuyết đô thị khác, đường hầm Inunaki và lâu đài Maruoka đều bắt nguồn từ những sự kiện có thật. Truyền thuyết đô thị Nhật Bản thường gắn với một địa điểm cố định nào đó trong thực tế. Đôi khi, những câu chuyện về các sự kiện truyền cảm hứng từ chính những địa điểm này thậm, chí...