Đường hầm bí ẩn dưới thành phố cổ Teotihuacan
Với vẻ đẹp tráng lệ, thành phố cổ Teotihuacan ở Mexico cho đến nay vẫn chìm sâu trong bí ẩn gần như không có lời giải bởi vì không có bất cứ văn bản cổ nào được truyền lại cho hậu thế.
Ngoài những phân tích khảo cổ và nghiên cứu khám phá, chúng ta không có cách nào biết được ai là người thành lập thành phố, thậm chí tên gọi thật sự của nó là gì? Những sự cố gì dẫn đến sự suy tàn và cuối cùng bị diệt vong của thành phố vào khoảng năm 450 sau Công nguyên? Nhưng sau 700 năm bị bỏ hoang, người Aztec mới hành hương đến thành phố cổ này và đặt tên gọi cho nó là Teotihuacan – nghĩa là “Nơi các vị thần được sinh ra”.
Teotihuacan, nằm cách Mexico City ngày nay chừng 50km về phía đông bắc, là nơi cư ngụ của khoảng 200.000 người và được coi là trung tâm thành thị đầu tiên – cũng như ấn tượng nhất – trong khu vực. Người dân Teotihuacan sống trong những “barrio” – tức là những khu phức hợp dân cư – và làm nghề thủ công. Teotihuacan nổi tiếng với những kim tự tháp nổi bật nơi chân trời thu hút mạnh du khách từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng. Nhà khảo cổ học Mexico Linda Manzanilla, chuyên gia hàng đầu về Teotihuacan, so sánh thành phố cổ với La Mã cổ đại. Bí ẩn lớn nhất của Teotihuacan là ai cai trị và điều hành như thế nào?
Các nhà khảo cổ đang làm việc trong đường hầm dẫn đến các ngôi mộ hoàng tộc, thành phố cổ Teotihuacan, tháng 5/2011.
Bà Manzanilla cho rằng, thành phố cổ không nằm dưới sự cai trị của một cá nhân hay gia đình duy nhất mà là dưới sự điều hành của 4 vị vua. Có lẽ phán đoán về sự phân chia quyền lực ở Teotihuacan của bà Linda Manzanilla sẽ sớm được xác nhận nếu Sergio Gomez – nhà khảo cổ của Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico – đi đúng hướng. Trong 12 năm qua, Sergio Gomez đã bỏ rất nhiều công sức khám phá đường hầm dẫn từ La Ciudadela – quảng trường xinh đẹp ở phía nam Teotihuacan – đến Đền Rắn (hay còn gọi là Kim tự tháp Quetzalcoatl), công trình nổi bật nhất của thành phố cổ.
Nhà khảo cổ Sergio Gomez.
Video đang HOT
Hôm 27/4 vừa qua, nhà khảo cổ Sergio Gomez thông báo ông đã khám phá “một lượng lớn” thủy ngân trong một căn phòng nằm bên dưới Đền Rắn – kim tự tháp lớn thứ 3 của Teotihuacan. Một phát hiện quan trọng được cho là dấu hiệu về sự tồn tại của một ngôi mộ của một vị vua hay một căn phòng tang lễ. Gomez cho hay: “Trong một thời gian dài, các nhà khảo cổ địa phương và nước ngoài cố hết sức để xác định vị trí mộ phần của những vị vua cai quản thành phố cổ. Song mọi tìm kiếm đều không mang lại kết quả”.
Kim tự tháp Mặt trăng ở Teotihuacan.
Sau cơn phấn khích ban đầu, Sergio Gomez và đội của ông bắt đầu hành trình gian nan khám phá đường hầm, hay chính xác hơn là hành lang ngầm. Họ sử dụng những công cụ tinh vi nhất, di chuyển từng xentimét đất ẩm ướt. Đội khảo cổ cần mẫn di chuyển khoảng 900 tấn đất và di vật ra khỏi đường hầm, và tất cả công việc chỉ được làm bằng tay giống như người xưa cách đây 1.800 năm. Sau một thập niên khổ nhọc, cuối cùng đội khảo cổ đã chạm đến phần cuối đường hầm được Gomez mô tả là “biểu tượng của thế giới ngầm”. Nếu đường hầm hẹp và ẩm ướt là giấc mơ của nhà khảo cổ, thì nó lại là cơn ác mộng của những người sợ không gian khép kín!
Đồ họa cho thấy con đường hầm có lẽ dẫn đến một ngôi mộ hoàng tộc ở Teotihuacan.
Sergio Gomez cho rằng đường hầm không bị động đến kể từ lúc nó được xây dựng cho đến nay. Bị bịt kín trong suốt 18 thế kỷ, đường hầm có thể nắm giữ câu trả lời về quá khứ huyền bí của Teotihuacan. Thật ra, đường hầm – hành lang dài hàng trăm mét, nằm sâu hơn 186 mét – được phát hiện một cách hết sức tình cờ. Gomez nhớ lại lúc đi bộ vào La Ciudadela vào một buổi sáng giá lạnh năm 2003 và phát hiện một chấn động nhỏ. Một trong những phụ tá của Gomez chia sẻ thông tin: Một hố tròn với đường kính 76,2cm lộ ra cách chân Đền Rắn chừng 20m.
Các vỏ ốc…
Không suy nghĩ nhiều, Sergio Gomez yêu cầu đội khảo cổ của ông tìm ngay một sợi dây thừng. Họ cột chặt một đầu dây quanh ngực Gomez và chầm chậm thả ông xuống hố sâu đã không có người hiện diện từ rất lâu. Lúc đó, Gomez xuống dưới độ sâu có lẽ ít nhất là 9m. Sergio Gomez nhớ lại: “Tôi không tưởng tượng nổi chúng tôi đã tìm thấy cái gì. Tôi không chợp mắt được trong suốt một tuần. Tôi biết có thể đây là khám phá vô cùng vĩ đại”.
Tháng 11-2014, Sergio Gomez và đội của ông thông báo đã tìm thấy 3 căn phòng trong đường hầm, có lẽ được sử dụng làm nơi mai táng. Sau nhiều năm khám phá, đội của nhà khảo cổ Gomez tìm thấy cả một kho tàng hơn 70.000 món tạo tác cổ – bao gồm những bức tượng bằng ngọc bích, đồ gốm, một chiếc hộp đựng đầy những vỏ ốc được chạm khắc và những quả bóng cao su, cùng với nhiều món đồ khác nhau làm bằng gỗ – tại lối vào của mỗi căn phòng.
Được trang bị bộ đồ bảo hộ đặc biệt chống nhiễm độc thủy ngân, Gomez và đội của ông cẩn thận khám phá 3 căn phòng bí ẩn. Do thủy ngân có vai trò siêu nhiên trong nghi lễ mai táng của người cổ nên Gomez hy vọng ông sẽ tìm thấy mộ phần của một vị vua nào đó. Gomez cho rằng thủy ngân được sử dụng để tượng trưng cho một con sông hay hồ ở thế giới bên kia. Trước đây, thủy ngân được tìm thấy tại 3 vị trí khảo cổ khác nhau ở Trung Mỹ, nhưng chưa bao giờ bắt gặp nó ở Teotihuacan.
…và những bức tượng được khai quật.
Thời cổ đại, thủy ngân rất hiếm do khó khai thác và nó được đánh giá cao nhờ tính phản chiếu như gương. Hiện nay, các nhà khảo cổ và nhân chủng học vẫn đang tiếp tục đào bới và khám phá. Gomez hy vọng công cuộc khai quật 3 căn phòng sẽ hoàn thành vào tháng 10 tới. Annabeth Headrick – Giáo sư Đại học Denver, tác giả nhiều công trình nghiên cứu về Teotihuacan và nghệ thuật Mesoamerica (khu vực thuộc Trung Mỹ và phía nam Bắc Mỹ, nơi tồn tại nền văn minh Maya) – cho biết các nhà khảo cổ đang xem xét thành phố cổ từ các góc độ mới.
Một số đang cố gắng giải mã những bức họa và kiểu chữ viết tượng hình xung quanh Teotihuacan, trong khi số khác cố gắng phân tích hệ thống chữ viết không có động từ hay cú pháp.
Theo BĐT Tiền Phong
Lộ hàng loạt thành phố trung cổ trong rừng Campuchia
Bằng công nghệ laser, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng loạt thành phố cổ từ thế kỷ thứ 12 chôn vùi dưới mặt đất trong rừng ở Campuchia.
Dấu tích của một thành phố cổ dưới núi Kulen ở Campuchia.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều thành phố cổ chưa từng biết đến trước đây gần khu vực đền Angkor Wat ở Campuchia. Tiến sĩ Damian Evans, người đứng đầu nhóm các nhà khảo cổ học, dự kiến sẽ công bố chi tiết nghiên cứu của họ trên tạp chí Khoa học Khảo cổ ngày 13.6 tới.
Với sự hỗ trợ từ Hội đồng nghiên cứu châu Âu (ERC), tiến sĩ Evans và các công sự đã sử dụng công nghệ laser quét mặt đất từ máy bay trực thăng để thu thập dữ liệu trên một diện tích rộng khoảng 1.901 km2 tại các khu vực xung quanh đền Angkor Wat ở Campuchia.
Hình chạm khắc các chiến binh đánh nhau trên tường của ngôi đền cổ Banteay Chhmar.
Sau khi phân tích dữ liệu thu được, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều thành phố có niên đại từ năm 900 đến 1.400 (thời trung cổ) nằm dưới bề mặt rừng nhiệt đới, trong đó một số thành phố có diện tích tương đương thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Ngoài ra, họ cũng tìm thấy hàng loạt hệ thống dẫn nước phức tạp được xây dựng hàng trăm năm trước khi các nhà lịch sử học tin rằng công nghệ này tồn tại.
Những phát hiện trên được cho là có thể làm thay đổi những giả thuyết về quá trình phát triển của đế chế Khmer tại khu vực trước khi suy tàn vào thế kỷ 15. Nghiên cứu cũng có thể hé lộ vai trò của biến đổi khí hậu và quản lý nước trong quá trình diệt vong này.
Nhóm các nhà khảo cổ xem bản đồ những vị trí mà họ khảo sát.
Các chuyên gia về khảo cổ học trên thế giới đánh giá nghiên cứu của tiến sĩ Evans và các cộng sự là phát hiện khảo cổ học quan trọng nhất trong những năm gần đây.
Chuyên gia về nhân loại học Michael Coe và một nhà khảo cổ học hàng đầu thế giới về nền văn minh Angkor và Khmer tại trường đại học Yale (Mỹ), nhận định: "Tôi nghĩ rằng những phát hiện bằng công nghệ laser này đã đánh dấu sự tiến bộ lớn nhất trong 50 năm hay thậm chí 100 năm qua trong sự hiểu biết của chúng ta về nền văn minh Angkor."
Tiến sĩ Charles Higham, nhà khảo cổ học hàng đầu về khu vực Đông Nam Á tại trường đại học Otago (New Zealand) cho biết ông rất ấn tượng với phát hiện mới về các nền văn minh cổ ở Campuchia.
Theo Danviet
Phát hiện hố chôn tập thể 150 người ở Palmyra, Syria Một hố chôn tập thể với 150 xác chết vừa được tìm ra ở thành phố cổ Palmyra, Syria. Các nạn nhân được cho đều là dân thường bị đánh đập và giết hại bởi các phần tử khủng bố. Trong khi đang làm việc tại sân bay Palmyra, một nhóm công nhân đã tìm ra hố chôn tập thể của 150 người....