Đường Hà Nội – Thái Nguyên thu phí theo chuẩn cao tốc
- Ban quản lý dự án 2 (Bộ GTVT) sẽ đầu tư bổ sung một số hạng mục trên QL3 mới (Hà Nội – Thái Nguyên) để tuyến đường này đạt tiêu chuẩn đường cao tốc và thu phí đường.
Tại buổi làm việc với Bộ GTVT, Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án 2, ông Lưu Việt Khoa cho biết, Dự án QL3 mới cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên có chiều dài khoảng 63,8km, điểm đầu tại Ninh Hiệp (nút giao QL1A mới về phía Bắc cầu Phù Đổng), Gia Lâm, Hà Nội; điểm cuối là xã Tân Lập (nút giao với tuyến tránh TP.Thái Nguyên). Dự án được khởi công vào tháng 11/2009 và được thông xe kỹ thuật vào tháng 1/2014.
QL.3 mới Hà Nội – Thái nguyên sẽ được hoàn thiện thành cao tốc và tiến hành thu phí.
Tuy nhiên, một số hạng mục trên tuyến vẫn chưa hoàn thành do các hạng mục thay đổi và tăng chi phí xây lắp so với quyết định duyệt, kinh phí còn thiếu nằm trong hợp đồng xây lắp là 1.292 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án 2 đã xin chủ trương đầu tư hoàn chỉnh QL3 mới bằng phương án BOT có thời hạn.
Trước đề xuất của Ban Quản lý dự án 2, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cơ bản đồng ý với giải pháp, nội dung thiết kế và đổi tên QL3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên thành đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu Ban quản lý dự án hoàn thiện lại hệ thống biển báo; thiết kế các trạm thu phí phải phù hợp và hướng tới việc thu phí tự động; Đồng thời, yêu cầu Ban quản lý dự án xin ý kiến phê duyệt của các cấp, ngành để đầu quý II/2015 có thể thực hiện dự án bổ sung.
Theo quy hoạch mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020, cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn) dài 90 km là một trong 7 tuyến cao tốc hướng tâm kết nối với thủ đô Hà Nội. Do vậy, xây dựng cao tốc Hà Nội – Chợ Mới là việc cần thiết và cấp bách, đặc biệt khi tai nạn giao thông trên QL3 luôn ở mức cao.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Rờn rợn đi dưới cần cẩu, giàn giáo "khủng" đường sắt trên cao
Càng gần thời điểm hoàn thành, tiến độ trở nên gấp rút, việc thi công đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh diễn ra cả vào giờ cao điểm khiến người dân qua lại trên đường Nguyễn Trãi cảm thấy bất an khi phải đi dưới những cấu kiện, giàn giáo, cần cẩu lớn đang hoạt động...
Video đang HOT
Trên công trường đang thi công ngổn ngang của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông gần đây đã xảy ra 2 vụ tai nạn nghiêm trọng. Nạn nhân đều là người dân đang lưu thông trên đường, dưới chân công trình.
Đường sắt này chạy dọc theo đường Nguyễn Trãi, là một trục giao thông quan trọng dẫn vào trung tâm thủ đô luôn đông người qua lại. Càng gần thời điểm hoàn thành, tiến độ trở nên gấp rút, việc thi công diễn ra cả vào giờ cao điểm khiến người dân qua lại nơi đây cảm thấy bất an khi phải đi dưới những cấu kiện, giàn giáo, cần cẩu lớn đang hoạt động.
Theo quan sát, hiện tại các hạng mục đang được thi công liên tục trên đoạn đầu đường Nguyễn Trãi.
Các loại giàn giáo sắt thép tua tủa phía trên đường Nguyễn Trãi.
Các giàn sắt ngang cách mặt đường khoảng 3,5mn ở đoạn Hà Đông.
Rất nhiều máy móc cần cẩu cỡ lớn được huy động vào công trình, nhiều đoạn đường đã bị phong tỏa để phục vụ thi công.
Ngày 6/11 một vụ tai nạn nghiêm trọng làm một người chết trên công trường đang thi công khi sắt rơi trúng đầu người đi đường.
Một công nhân đang vứt phế liệu xuống đường.
Đoạn đường có giàn giáo bị sập vào rạng sáng 28/12 khi công nhân đang đổ bê tông đã rơi trúng 1 chiếc xe ô tô chở 4 người.
Đến 29/12 các công nhân vẫn đang khắc phục sự cố này.
Các cần cẩu hoạt động trên đầu người đi đường.
Những thiết bị khổng lồ lơ lửng trên đầu người tham gia giao thông.
Liên quan đến vụ sập giàn giáo hôm 28/12, Bộ trưởng Đinh La Thăng quyết định kỷ luật giáng chức đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng - Quyền Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt (QLDA) thuộc Cục Đường sắt Việt Nam, xuống giữ chức Phó Tổng Giám đốc Ban QLDA Đường sắt
Là một công trình lớn đang thi công trên đường có mật độ giao thông đông đúc, chỉ một sự cẩu thả nhỏ cũng dẫn đến hậu quả lớn.
Sau 2 vụ tai nạn, người dân đi qua những vị trí này thường cố gắng tìm cách tránh đi dưới các giàn giáo cho yên tâm.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Thủ tướng lệnh chấn chỉnh công tác quản lý đấu thầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có chỉ thị về việc chấn chỉnh công tác quản lý đấu thầu, thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng trong các dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý đấu...