Đường gom Đại lộ Thăng Long bùng phát nạn đổ trộm phế thải
Vài ngày trở lại đây, trên tuyến Đại lộ Thăng Long, đặc biệt là tuyến đường gom thường xuyên xuất hiện tình trạng bùn đất, rác phế thải bị rơi vãi, đổ trộm ra đường.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tình trạng trên tái bùng phát vào dịp cuối năm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại của người dân, hình ảnh của TP Hà Nội.
Bùn đất rơi vãi trên đường gom Đại lộ Thăng Long.
Điểm nóng về tình trạng đổ trộm phế thải
Ngày 28/12, trong quá trình làm nhiệm vụ trên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, các công nhân vệ sinh môi trường của Chi nhánh Cầu Diễn, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) phát hiện tại khu vực hầm chui số 4, Km8 hướng vào nội thành có một khối lượng lớn bùn đất bị đổ trộm ra đường gây cản trở, mất ATGT, mỹ quan đô thị.
Ngày 25/12, tại khu vực Km4 hướng Hòa Lạc, thuộc địa phận phường Phú Đô, các công nhân vệ sinh môi trường cũng phát hiện một lượng lớn vật liệu xây dựng bị đổ trộm trên vỉa hè gây mất mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường. Trước đó 2 ngày (23/12), cũng trên tuyến đường này, tại Km13 hướng đi Hòa Lạc, một lượng lớn bùn đất tiếp tục bị đổ trộm, rơi vãi ra đường gây trơn trượt, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cho người đi đường…
Những sự cố trên xảy ra trên tuyến đường gom đã khiến việc di chuyển các phương tiện gặp rất nhiều khó khăn. Anh Nguyễn Văn Ngọc, huyện Hoài Đức chia sẻ, tình trạng làm rơi vãi, đổ trộm bùn đất, rác phế thải, thậm chí là rác thải nguy hại… tại khu vực đường gom Đại lộ Thăng Long đã diễn ra từ rất lâu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại của người dân. “Hầu như ngày nào tôi cũng thấy các công nhân vệ sinh môi trường tiến hành dọn dẹp, thu gom bùn đất, rác thải bị đổ trộm trên tuyến đường. Tuy nhiên, chẳng hiểu rác thải, bùn đất ở đâu mà nhiều thế, nay vừa dọn đống này, mai lại xuất hiện đống khác” – ông Ngọc cho biết.
Lực lượng chức năng ở đâu?
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc Chi nhánh Cầu Diễn Trần Văn Khải – đơn vị phụ trách bảo đảm vệ sinh môi trường tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long cho biết, những ghi nhận của phóng viên và phản ánh của người dân là đúng. Chỉ tính trong tuần qua (từ ngày 23 – 29/12), trên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long đã xuất hiện gần chục điểm đổ trộm, rơi vãi vật liệu ở những quy mô khác nhau. Ngay sau khi phát hiện sự việc, để bảo đảm nhu cầu đi lại của người dân, hình ảnh của Thủ đô, đơn vị đã huy động phương tiện, công nhân đến hiện trường để xử lý.
Ông Khải thông tin thêm, theo nội dung của Hợp đồng đấu thầu đã được ký kết, Chi nhánh Cầu Diễn sẽ tiến hành nhặt rác trên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (không quản lý tuyến cao tốc) 3 ngày 1 lần do tuyến đường này ít nhà dân. Song, thực tế lại hoàn toàn khác, trên tuyến đường gom thường xuyên xuất hiện tình trạng đổ trộm phế thải, xe chở vật liệu không được che chắn cẩn thận làm rơi vãi vật liệu ra đường… nên ngày nào đơn vị cũng phải duy trì thu gom, nhặt rác vài lần để bảo đảm vệ sinh môi trường, ATGT.
Còn nhớ, liên quan đến tình trạng đổ trộm rác thải, thậm chí là rác thải nguy hại ra tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, báo Kinh tế & Đô thị đã có nhiều bài phản ánh vụ việc. Sau khi báo phản ánh, các lực lượng chức năng TP, chính quyền địa phương đã vào cuộc và hứa sẽ kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm vi phạm. Song, đến thời điểm này, khi những vi phạm cũ chưa được xử lý thì vi phạm mới lại xuất hiện.
Do vậy, đề nghị các đơn vị chức năng nâng cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương vào cuộc xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, nhằm bảo đảm nhu cầu đi lại an toàn của người dân, đặc biệt là trong những ngày “năm hết, Tết đến”.
Theo Kinhtedothi
Lễ hội lợn đặc biệt ở đất nước Hồi giáo Indonesia
Cộng đồng Cơ đốc giáo bên hồ Toba chống lại chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo đang gia tăng của Indonesia với lễ hội hai ngày bao gồm trò bịt mắt bắt lợn, đua lợn và nướng thịt lợn.
Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, dường như là nơi ít có khả năng tổ chức lễ hội về lợn nhất. Nhưng tháng trước, bên bờ hồ Toba của Sumatra, hơn 1.000 người đã tụ tập để đua lợn, chụp ảnh với lợn và tham gia các cuộc thi về lợn. Họ cũng đến để ăn món ngon địa phương - thịt lợn nướng. Điểm nổi bật của lễ hội là cuộc thi bịt mắt bắt lợn.
Một thí sinh trong cuộc đua lợn. Lễ hội không chỉ tôn vinh lợn. Đó cũng là cách để cộng đồng Cơ đốc giáo lớn trong khu vực đẩy lùi các nỗ lực cấm đoán của chính phủ nhằm thúc đẩy Hồi giáo bảo thủ trên khắp đất nước và tại quê nhà của họ.
Du khách đổ xô đến chụp ảnh tại trung tâm của lễ hội. Những tháng gần đây, xu hướng bảo thủ tôn giáo nổi lên với dự luật cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc chính phủ đẩy mạnh "du lịch halal", các kỳ nghỉ bao gồm các hoạt động và thực phẩm được cho phép theo luật Hồi giáo.
Nhiều người Batak bản địa theo đạo Cơ đốc, tín ngưỡng thiểu số ở Indonesia. Hồ Toba, hồ núi lửa lớn nhất thế giới, là trung tâm lịch sử của người Batak bản địa Indonesia. Khu vực này cũng đã được chính phủ chỉ định là một trong những trọng điểm du lịch tiếp theo của đất nước.
Tofu Simorangkir, nhà sinh vật học và nông dân, là người đầu tiên đề xuất lễ hội. "Du lịch là về hạnh phúc. Du lịch là về niềm vui. Du lịch không phải là về tôn giáo", ông nói với New York Times. Indonesia thu hút số lượng khách du lịch nước ngoài kỷ lục trong năm 2018. Trong số 15,8 triệu du khách, nhóm lớn nhất đến từ Malaysia, cũng là một quốc gia đa số Hồi giáo. Nhóm lớn thứ hai từ Trung Quốc, đất nước yêu thích thịt lợn, nơi đạo Hồi chiếm thiểu số.
Ông Simorangkir và các tín đồ Cơ đốc Batak khác cho biết họ phẫn nộ với kế hoạch của chính phủ để kìm hãm truyền thống của họ, bao gồm việc ăn thịt lợn, nhằm chiều lòng khách du lịch Hồi giáo. Họ cho biết các lãnh đạo Hồi giáo ở đây đang sử dụng du lịch halal để thúc đẩy các chính sách mang tính phân biệt đối xử.
Đối với người Hồi giáo, chiếm gần 90% dân số Indonesia, việc ăn hoặc thậm chí chạm vào lợn được coi là haram - bị cấm. Nhưng đối với các tín đồ Cơ đốc giáo Batak, lợn là một phần của cuộc sống hàng ngày và phục vụ thịt lợn là một phần thiết yếu của mọi nghi lễ quan trọng, từ khi sinh ra cho đến khi chết.
Nhiều dân làng Batak nuôi và giết mổ lợn tại nhà. Kế hoạch thu hút du khách Hồi giáo, đặc biệt từ nước láng giềng Malaysia và Brunei, nổi lên vào tháng 8 khi tỉnh trưởng Bắc Sumatra, Edy Rahmayadi, một người Hồi giáo, đề xuất xây dựng thêm các nhà thờ Hồi giáo gần hồ và chấm dứt giết mổ lợn nơi công cộng.
Một vài con lợn được nướng cho lễ hội. Tâm điểm của lễ hội, cuộc thi bắt lợn, để thu hút hàng trăm người xem. Họ cười ầm ĩ mỗi khi mỗi khi một con lợn trượt khỏi tay các thí sinh vồ lấy chúng giữa bùn đất khi bị bịt mắt.
Chính phủ muốn thúc đẩy du lịch hồ Toba nhưng việc nuôi cá đang làm ô nhiễm hồ. Ông Simorangkir, người tổ chức lễ hội lợn, cho biết việc sử dụng thịt lợn không phải điều cản trở khách du lịch, mà là môi trường bị hủy hoại.
Những ngôi nhà Batak truyền thống được xây cột chống để có thể nuôi lợn bên dưới. "Toàn bộ cuộc sống của chúng tôi kết nối với con lợn. Nó không đến từ tôn giáo hay giáo lý Cơ đốc. Nó đến từ văn hóa", Martongo Sitinjak, lãnh đạo của Giáo hội Tin lành Batak, một trong những tổ chức tôn giáo lớn nhất của Indonesia, cho biết.
Theo news.zing.vn
Bộ Y tế khuyến cáo phòng nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore Trung tâm bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) xác nhận từ đầu năm đến nay có tổng cộng 81 ca mắc bệnh Whitmore, trong đó có 4 ca tử vong, riêng tháng 8 đã tiếp nhận 12 ca. Bệnh nhân Whitmore bị vi khuẩn "ăn" mũi - Ảnh: Mai Thanh Hiện chưa có số liệu chính xác về tình...