Đường gập ghềnh trước mắt sếp chứng khoán mới của Trung Quốc
Đối với Liu Shiyu, người vừa thay thế ông Xiao Gang ở vị trí sếp cơ quan điều tiết chứng khoán Trung Quốc, con đường chăm sóc sức khỏe thị trường chứng khoán Đại lục sắp tới sẽ rất khó khăn.
Tân Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc ( CSRC) Liu Shiyu – Ảnh: Reuters
Theo Channel NewsAsia, ông Liu Shiyu, Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc kiêm cựu quan chức Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), vừa được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) thay cho ông Xiao Gang.
Thời ông Xiao Gang đương nhiệm, chứng khoán nước này đã chứng kiến biến động mạnh kể từ tháng 6.2015 trong bối cảnh nhiều nỗ lực giải cứu thị trường bất thành, kể cả cơ chế “ngắt mạch” vừa được áp dụng và bãi bỏ cách đây không lâu.
Một số cư dân mạng trên trang Weibo hài lòng với thông tin trên. Tuy nhiên, giới phân tích cho hay nhiệm vụ vực dậy thị trường chứng khoán đã từng lao đao của Đại lục và dựng lại niềm tin nơi 99 triệu nhà đầu tư nước này không hề dễ dàng.
Video đang HOT
Chuyên gia quản lý tài sản ở ngân hàng OCBC Vasu Menon nhận định: “Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng niềm tin. Một cơ quan CSRC mới cần phải khôi phục lòng tin quốc tế, thúc đẩy tinh thần giới đầu tư trong nước, đảm bảo rằng các chức năng của thị trường chứng khoán là tốt và không làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Ông Liu đối mặt những thách thức lớn trước mắt”.
Ông Xiao Gang, sếp cũ Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc – Ảnh: AFP
Một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất mà sếp mới của CSRC sẽ phải giải quyết là thực hiện cải cách vốn đã được lên kế hoạch của hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Theo giám đốc nghiên cứu Hong Hao thuộc ngân hàng Bocom, cải cách trên nếu thành công sẽ đánh dấu “sự thay đổi về mặt cấu trúc rất quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc”.
Ông Hong Hao cho biết: “Việc triển khai cải cách trong hoạt động IPO năm nay sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất của ông Liu. Điều này sẽ thay đổi hoàn toàn cấu trúc tài chính thị trường Trung Quốc”.
Ngoài ra, CSRC với sự điều hành của ông Liu còn phải sửa đổi luật chứng khoán đất nước và cải thiện việc thực thi luật. “Dù đã có nhiều chiến dịch xử lý việc giao dịch nội gián và thao túng thị trường trong những năm qua, các hoạt động này vẫn đang tồn tại khá tràn lan. Những cải tiến trong luật chứng khoán Đại lục và việc thực thi luật nghiêm ngặt hơn cũng sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng”, ông Hong nhận xét.
Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ cần giảm bớt sự hỗ trợ của họ dành cho thị trường, sau khi thực hiện nhiều biện pháp chưa từng có tiền lệ để “giải cứu” chứng khoán từng rớt sâu hơn 40% tại một thời điểm.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc tạm ngưng cơ chế 'cầu chì' thị trường chứng khoán
Giới chức Trung Quốc vừa tạm ngưng sử dụng cơ chế "cầu chì" sau khi sàn chứng khoán nước này đóng cửa sớm ngày thứ hai trong tuần. Đây là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Đại lục có thể xem xét lại hoặc chuyển đổi hệ thống.
Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) vừa công bố việc tạm ngưng sử dụng cơ chế ngắt mạch cho thị trường chứng khoán vào đêm 7.1 trên trang mạng xã hội Weibo chính thức.
Quyết định trên đến chỉ sau vài giờ các quan chức CSRC họp khẩn để thảo luận về các điều kiện của thị trường chứng khoán đang sụt giảm, theo một nguồn tin giấu tên thân cận.
Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 7,2% hôm 7.1, kích hoạt chiếc "cầu chì" khiến nhà đầu tư phải ra về sớm chỉ sau chưa đầy 30 phút thị trường mở cửa. Nhân dân tệ giảm giá làm lung lay niềm tin của giới đầu tư vào thị trường chứng khoán lớn thứ nhì thế giới là nguyên nhân cho vụ việc trên.
Chiếc "cầu chì" cho thị trường chứng khoán Đại lục được thông qua tháng 12.2015, bắt đầu có hiệu lực từ phiên giao dịch đầu năm nay. Nếu chỉ số CSI 300 giảm hơn 5% thì thị trường cổ phiếu, quyền chọn cùng chỉ số tương lai sẽ tạm ngừng giao dịch trong 15 phút. Nếu mức giảm trên 7%, thị trường sẽ đóng cửa sớm.
Nhiều ý kiến chỉ trích cơ chế trên vì giới phân tích cho rằng nó làm trầm trọng thêm tổn thất, khi các nhà đầu tư đã đua nhau tìm đường lui trước lúc thị trường phải đóng cửa sớm. Các chiến lược gia tại ngân hàng Deutsche Bank cho hay ngưỡng giảm để thị trường Trung Quốc tạm dừng giao dịch có vẻ "khá chặt chẽ" hơn so với nhiều thị trường khác.
Tại Mỹ, các hoạt động giao dịch phải tạm thời dừng lại nếu thị trường giảm 7% và chỉ số Standard & Poor's 500 giảm 13%. Nếu giảm đến mức 20%, thị trường sẽ đóng cửa sớm.
Trước quyết định này, giới chức Đại lục đã xoa dịu lo ngại của giới đầu tư bằng cách đưa ra giới hạn mới về số lượng cổ phiếu mà các cổ đông lớn có thể bán ra. Động thái trên nối tiếp việc để các quỹ nhà nước hỗ trợ cổ phiếu mà chính phủ thực hiện hôm 5.1.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nhà đầu tư lớn 'tháo chạy' khỏi chứng khoán Trung Quốc Sau hai tháng chứng khoán biến động, những nhà đầu tư giàu nhất Trung Quốc bắt đầu rời bỏ thị trường, trong khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn không thôi mua vào cổ phiếu. Nhà đầu tư lớn thoái lui trong khi nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn mua vào cổ phiếu Trung Quốc - Ảnh: Reuters Theo Bloomberg, số nhà...