Đường gần 2 tỷ đồng một mét ở thủ đô
Sau nhiều lần không giải phóng được mặt bằng, dự án đường Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái (Hà Nội) đã phải nâng tổng mức đầu tư cao gấp nhiều lần so với dự kiến. Hiện con đường dài hơn 500 m có trị giá 1.139 tỷ đồng.
Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đống Mác – Nguyễn Khoái) dài 570 m, rộng 50 m, được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư 383 tỷ đồng. Sau nhiều lần thay đổi mức đầu tư, đến nay dự án tăng lên 1.139 tỷ đồng (trên 1,7 tỷ đồng/mét).
Dự án đã hoàn thành một nửa từ trong Tết Nguyên đán 2016 để phục vụ việc đi lại của người dân. Để nhường đất làm đường, 661 hộ gia đình và 7 tổ chức, cơ quan đơn vị phải di dời.
Đoạn giáp với đường Trần Khát Chân còn một ngôi nhà chưa được giải phóng mặt bằng. Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Ban quản lý hạ tầng Tả Ngạn, chủ đầu tư dự án cho biết, do một số vướng mắc chưa thể giải quyết giữa các bên nên gia đình trên vẫn chưa bàn giao mặt bằng. Dự kiến hết quý này, quận Hai Bà Trưng sẽ giải phóng mặt bằng trên toàn tuyến và đơn vị sẽ tập trung thi công để hoàn thành trong quý 2.
Tại điểm cuối của dự án, đoạn nối với đê Nguyễn Khoái đã có mặt bằng sạch, các lực lượng đang tích cực thi công.
Video đang HOT
Theo thiết kế, mặt đường rộng 50 m, mỗi bên đường có 3 làn xe chạy.
Đoạn đường gần điểm cuối của dự án khá trũng, khi công đến đâu, nước thấm đến đó, nên đơn vị thi công phải dùng máy bơm, bơm nước lên đường để chảy xuống cống. Việc này cũng khiến nhiều người và phương tiện đi qua đây bị bắn bẩn.
Dự án cũng gặp trở ngại với những cây cổ thụ và miếu ở giữa đường.
Đoạn đường có địa hình phức tạp, chỗ thấp, chỗ cao. Có đoạn đã hoàn thành, xe đang chạy cao hơn đoạn đang làm dang dở gần 2 m. Theo Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn, đoạn đường thấp là do lịch sử để lại và đến nay phương án thi công cũng phải tính đến việc phù hợp với địa hình. Không nên để quá thấp và cũng không quá cao so với nhà dân để không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
Theo phương án thi công hiện tại, nhiều nhà dân thấp hơn đường vài chục cm. Trước đây, tại đoạn này, đường thấp hơn cả mét.
Đường Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái hoàn thành một bên vỉa hè rộng khoảng 6 m. Nhiều người dân cho biết đã mong chờ tuyến đường này từ 10 năm nay, nhưng giờ mới thành hiện thực.
Tuyến đường đang làm chưa hoàn thiện, nhiều ngôi nhà ven đường bị thu hồi đất còn hơn chục mét vuông chưa thể xây dựng nhưng vẫn cố bám trụ ở ngôi nhà chật chội và bán hàng nước. Dự kiến tuyến đường dài hơn 500 này sẽ hoàn thiện vào quý 2 năm nay.
Phương Sơn
Theo VNE
Gỡ vướng giải phóng mặt bằng công trình đường dây 220 kV Xekaman 1-Pleiku 2
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện
Công điện của Thủ tướng nêu rõ, để bảo đảm tiến độ vận hành dự án đường dây 220 kV Xekaman 1 - Pleiku 2 đồng bộ với tiến độ vận hành dự án Nhà máy Thủy điện Xekaman 1 (Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào), tiếp theo Công văn số 5736/VPCP-KTN ngày 23/7/2015 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Đường dây 220 kV Xekaman 1 - Pleiku 2 có nhiệm vụ truyền tải công suất từ NMTĐ Xekaman 1 vào hệ thống điện Việt Nam - Ảnh Internet
Chủ tịch UBND các tỉnh Gia Lai và Kon Tum trực tiếp chỉ đạo các Sở, ngành, các cấp chính quyền địa phương khẩn trương hoàn thành các thủ tục về phê duyệt đơn giá bồi thường, phương án bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án tại địa phương; bàn giao toàn bộ mặt bằng các vị trí móng còn lại của dự án cho nhà thầu thi công trước ngày 15/3/2016.
Không để phát sinh nhà cửa, công trình trong hành lang tuyến đường dây đã được các địa phương thỏa thuận; có biện pháp xử lý cương quyết đối với những trường hợp cố tình cản trở việc thi công công trình.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thành viên liên quan (Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum và Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh) phối hợp và tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện thi công công trình bảo đảm tiến độ vận hành Dự án.
Được biết, đường dây 220 kV Xekaman 1 - Pleiku 2 (phần trên lãnh thổ Việt Nam) được đầu tư xây dựng nhằm truyền tải công suất của các Nhà máy Thủy điện Xekaman 1, Xekaman San-xay, Xekong 3 Thượng, Xekong 3 Hạ phía Lào về Việt Nam, tạo nguồn cung cấp cho các phụ tải ngày càng tăng ở Việt Nam. Đồng thời đường dây giúp liên kết lưới điện góp phần đảm bảo phát triển năng lượng bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế, hợp tác và liên kết khu vực, tạo điều kiện để khai thác, vận hành tối ưu hệ thống điện Việt Nam; tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh chung cho ngành Điện.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 966 tỷ đồng sử dụng vốn vay tín dụng thương mại và vốn tự có của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT). Đây là các dự án thuộc danh mục lưới điện cấp bách đã được Chính phủ phê duyệt cùng với tiến độ thi công hoàn thành đồng bộ với tiến độ phát điện Nhà máy thủy điện Xekaman 1 (Lào).
Đường dây đi qua các huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum và các huyện Chư Păh, Iagrai, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Theo_EVN
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 11 Chiều ngày 7-3, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Nghị làm trưởng đoàn, đã có buổi tiếp xúc với 150 cử tri quận Hai Bà Trưng và quận Đống Đa trước kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII. Đồng chí Phạm Quang Nghị- Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Cùng tiếp xúc...