Đường dưới chân dự án Nhổn – ga Hà Nội “nát” sau khi được hoàn trả
Hai năm trước, đơn vị thi công dự án đường sắt trên cao Nhổn – ga Hà Nội đã dỡ bỏ rào chắn để hoàn trả hơn 10km đường bộ phía dưới.
Đến này đoạn đường này vẫn xuống cấp nghiêm trọng.
Quốc lộ 32 là một trong những trục chính nối vào phía Tây Hà Nội. Cộng thêm việc mật độ dân cư tại khu vực này rất cao khiến lưu lượng người tham gia giao thông tại đây thuộc nhóm cao nhất Hà Nội.
Thời điểm thi công dự án đường sắt trên cao Nhổn – ga Hà Nội, giao thông trên tuyến quốc lộ 32 và tuyến Cầu Giấy – Hồ Tùng Mậu thường xuyên ách tắc. Việc di chuyển qua đoạn đường này vô cùng khó khăn vào giờ cao điểm.
Sau khi đơn vị thi công dự án hoàn trả tuyến đường vào khoảng hơn 2 năm trước, giao thông đã ổn định trở lại. Tuy nhiên, tình trạng xuống cấp của tuyến quốc lộ 32 đoạn từ Nhổn tới Cầu Giấy, đang gây bức xúc cho người lưu thông qua đây.
Nhiều vị trí xuống cấp nghiêm trọng (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Vết chém sâu trên mặt đường là những hiểm họa tiềm ẩn (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Hai hàng ụ sắt có góc nhọn nổi lên mặt đường (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Video đang HOT
Thường xuyên đi qua tuyến đường từ Cầu Giấy – Nhổn ít nhất 5-6 lần/ngày, tài xế xe ôm Nguyễn Văn Hoàng cho biết, đoạn đường này có nhiều ổ gà nhất.
“Tôi làm tài xế xe ôm nên đoạn đường này gần như tôi nắm rõ từng ổ gà nên chưa bị ngã lần nào, nhưng đi qua đây thì luôn phải tập trung. Nhiều chị em phụ nữ tay lái yếu không cẩn thận ngã ra đường thì rất nguy hiểm”, anh Hoàng cho biết.
Là sinh viên năm nhất tại Học viện Báo chí, Nguyễn Thị Kim Ngân (Ba Đình, Hà Nội) thường xuyên phải đi qua tuyến đường này mỗi ngày. Nữ sinh này cho biết: “Mật độ giao thông rất cao nên tôi thường xuyên bị ép xe khi đi trên đoạn đường này. Nhiều lần tôi bị ép vào các ổ voi, ổ gà dẫn tới lệch tay lái suýt va chạm với xe buýt”.
Hố sụt lún sâu hơn nửa bánh xe (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Người tham gia giao thông phải hết sức tập trung khi đi qua tuyến đường này (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tuyến đường từ Cầu Giấy đi qua Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu có rất nhiều vị trí đã xuống cấp. Không chỉ xuất hiện ổ voi, ổ gà, tuyến đường còn xuất hiện nhiều vết chém sâu và các hố lún có độ sâu 10-15cm.
Một số nơi còn có những khối sắt nhỏ lồi lên mặt đường. Bên cạnh đó, mặt đường lồi lõm cũng ảnh hưởng nhiều đến an toàn giao thông. Không ít người đã bị hỏng xe, thủng lốp khi đi qua đây.
Phụ nữ tay lái yếu rất dễ mất lái khi đi vào đoạn đường xấu (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Trao đổi với đại diện Công ty Cổ phần Công trình giao thông số 2 được biết, đơn vị này là nhà thầu quản lý tuyến đường của Sở Giao thông vận tải. Hiện tại, đơn vị quản lý vẫn đang thực hiện công tác duy tu, vá ổ gà để đảm bảo giao thông.
Đại diện Công ty Cổ phần Công trình giao thông số 2 cho hay: “Tuyến đường đó mọi người nói xuống cấp rất nhiều từ Cầu Giấy đến Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu nhưng đơn vị không sửa chữa lớn”.
Đường dưới chân dự án Nhổn – ga Hà Nội hư hỏng nghiêm trọng (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Tuy nhiên, người dân vẫn hàng ngày phải đi qua đoạn đường nguy hiểm này (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Lý do theo người đại diện đơn vị là vì tuyến Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hồ Tùng Mậu chuẩn bị có dự án sửa chữa đồng bộ do Ban Quản lý dự án công trình giao thông thành phố Hà Nội chuẩn bị đầu tư triển khai dự án sửa chữa đường bộ toàn bộ trục tuyến.
“Do đó, đơn vị chỉ vá víu, sửa chữa nhỏ lẻ chứ không sửa chữa lớn, tránh trùng lặp đầu tư gây lãng phí”, đại diện Công ty Cổ phần Công trình giao thông số 2 giải thích.
Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông lỗ luỹ kế tới 160 tỉ đồng?
Covid-19 được cho là một trong những lý do khiến tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội Cát Linh - Hà Đông lỗ sâu sau hơn nửa năm vận hành chính thức.
Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2021 của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, doanh thu năm 2021 chỉ đạt hơn 5 tỉ đồng, lỗ gộp 54 tỉ đồng. Trong đó, chi phí cho nhân công chiếm phần lớn cơ cấu chi phí khi vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông hiện xấp xỉ 20.000 - 30.000 lượt/ngày. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp, Hanoi Metro lỗ ròng 64 tỉ đồng trong năm ngoái. Trước đó, năm 2020, công ty báo lỗ 23 tỉ đồng khi chưa vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Lỗ luỹ kế tới hết năm 2021, Hanoi Metro lỗ 160 tỉ đồng.
Theo lãnh đạo Hanoi Metro, năm 2021 đại dịch Covid-19 lây lan trên diện rộng đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế cả nước cũng như hoạt động của doanh nghiệp này. Trong đó, các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt trên diện rộng khiến mọi hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, lãnh đạo Hanoi Metro cho biết, dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của công ty, song không thể ước tính chính xác ảnh hưởng.
Mặt khác, năm tài chính 2021 chưa ghi nhận nhiều doanh thu từ vé bán do dự án Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành từ 6.11.2021, song có 15 ngày miễn phí đầu tiên cho người dân trải nghiệm.
Trên thực tế, lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông đã tăng rất nhanh so với 1 - 2 tháng đầu tiên vận hành. Báo cáo sau 6 tháng hoạt động (từ tháng 11.2021 - tháng 5.2022) của Metro Hanoi cho biết, toàn tuyến vận chuyển được 3,16 triệu hành khách. Lượng khách đi tàu đang tăng gấp 2,5 lần so với thời gian đầu và trong thời gian giãn cách xã hội.
Hàng ngày có từ 21.000 đến 22.000 hành khách đi tàu; thứ bảy, chủ nhật từ 25.000 đến 30.000 hành khách/ngày. Đặc biệt, trong các ngày nghỉ lễ, người đi tàu trải nghiệm tăng đến trên 40.000 hành khách. Ngày 1.5, tàu đã lập kỷ lục mới khi vận chuyển trên 50.000 khách.
Hiện, mức giá vé của Cát Linh - Hà Đông đang được nhà nước trợ giá khoảng 60 - 70%.
Năm 2022, Hanoi Metro đặt mục tiêu vận hành thêm đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. Tính chung 2 tuyến, mục tiêu dự kiến chạy tổng cộng hơn 89.000 lượt tàu, phục vụ hơn 7,9 triệu hành khách.
Tổng doanh thu theo kế hoạch là 476 tỉ đồng, tuy nhiên, doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị theo kế hoạch chỉ là 76 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 13,6 tỉ đồng.
Kết thúc năm 2021, Hanoi Metro có 676 nhân viên làm việc, đầu năm 2022 chỉ còn 577 nhân viên. Trong cơ cấu quỹ lương năm 2021, tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Hanoi Metro nhận lương bình quân 22 triệu đồng và 19 triệu đồng/tháng.
Đường sắt giảm 30% giá vé tàu cho hành khách đặt mua xa ngày đi tàu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sẽ áp dụng chính sách giảm giá vé tàu đến 30% đối với hành khách mua vé cá nhân xa ngày đi tàu, thời gian áp dụng từ 1/6 - 21/8/2022. Hành khách mua vé cá nhân đối với các tàu khách Thống nhất SE3/4, SE7/8 có cự ly vận chuyển từ 900 km trở...