Đường đua cuộc đời của nữ sinh mồ côi
18 tuổi, Nguyễn Ngọc Nhẫn chỉ cân nặng 35kg, khuôn mặt gầy hốc hác nhưng ánh mắt lúc nào cũng ánh lên hy vọng khi nói về khu giảng đường đại học rộng lớn, chiếc áo blouse trắng của những ngày sắp tới.
Bao năm lặn lội lượm ve chai, bà nội chỉ mong mỏi Nhẫn được vào đại học – Ảnh: CÔNG TRIỆU
Nhẫn không hiểu và cũng chẳng muốn hiểu “chuyện người lớn” mà hàng xóm vẫn xì xầm là gì mỗi khi nhắc tới lý do khiến cô mãi mãi mồ côi từ hồi mới chập chững. Điều duy nhất Nhẫn khắc cốt ghi tâm là bà nội mình đã phải đánh đổi rất nhiều để cô có được như ngày hôm nay.
Cháu phải đến trường…
Trưa đứng bóng.
Nhẫn lóc cóc chiếc xe đạp cũ, băng băng vượt qua đám lau sậy cao quá đầu người trên đường Hà Quang Vóc (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM), nháo nhác đi tìm bà. Bà Phạm Thị Chi (73 tuổi) – bà nội Nhẫn – đang nhặt ve chai ở đâu đó loanh quanh trong xã Bình Khánh.
Bỗng Nhẫn thắng xe kêu “kít”, chiếc xe khựng lại vì bị thắng gấp, loạng choạng. Nhẫn với tay nhặt chiếc vỏ lon bẹp dí bên vệ đường, bỏ vào giỏ xe.
Gần nửa tiếng đạp xe tới lui hơn 5km, cuối cùng Nhẫn cũng tìm thấy nội.
“Về thôi nội, trưa lắm rồi”, Nhẫn nói.
“Đợi nội chút thôi, sắp được rồi”, vừa nói bà Chi vừa đưa bàn chân run run giẫm rạp cả một đám cỏ lớn trên đường Rừng Sác rồi đưa tay móc lên một vỏ chai nhựa cong queo, dính đầy đất cát.
Xong việc, bà choàng bao ve chai qua vai, nách kẹp bịch nước đã cạn, khó khăn ngồi lên xe. Nhẫn ghì người giữ thăng bằng rồi bắt đầu đạp xe tiến về phía trước. Hình ảnh đã quá quen thuộc với bà con quanh đó.
Video đang HOT
Băng qua cây cầu nhỏ yếu ớt cũng là lối duy nhất dẫn vào căn nhà thấp lè tè nơi mấy bà cháu đang trú ngụ. Căn nhà có tường và mái được lợp từ lá dừa nước, chằng chéo tạm bằng lạt tre. Bên trong nhà, đà ngang là những cây tràm và trụ chống được cột bởi mấy que thép đã gỉ sét.
Thương bà tuổi cao vất vả, mấy lần Nhẫn từng xin được nghỉ học thay bà đi nhặt ve chai hoặc xin vào xí nghiệp làm công nhân may cũng được. Nhưng mỗi lần như vậy, bà Chi chỉ khóc. Bà thương đứa cháu tội nghiệp, chịu nhiều thiệt thòi từ bé nên dẫu có khổ cực đến mấy, bà vẫn mong Nhẫn được ăn học đủ đầy.
“Cháu phải đến trường, phải học lên khi đó mới thành tài, mới thoát kiếp nghèo”, lời căn dặn của bà khiến Nhẫn nhớ mãi.
Đường đua cuộc đời
Tuổi thơ của Nhẫn gắn liền chuỗi ký ức với những chiều tan học được theo chân nội đi mò cua bắt ốc, nhặt ve chai quanh xã. Nghèo khó, thiếu thốn làm nên sự dung dị, hiền lành nhưng đầy mạnh mẽ nơi cô.
Khi kể về gia đình, Nhẫn vẫn hay ngước mặt lên trời để che đi những giọt nước, cũng là để “gần hơn” với cha mẹ mình.
Nhẫn nhớ lúc tròn 2 tuổi, cha mẹ cô vẫn còn chung sống hạnh phúc. Nhưng sau đó ít lâu, nhiều chuyện xảy đến khiến gia đình rạn nứt, rồi cả cha và mẹ Nhẫn qua đời trong cùng một ngày.
Người gầy nhom vậy nhưng cô gái ấy rất thích chạy. Trên chiếc phản vừa là chỗ ngủ, vừa là bàn học của mình, Nhẫn tự hào khoe loạt thành tích, đủ các loại huy chương đạt được.
Trong bộ sưu tập của Nhẫn có huy chương vàng chạy cự li 1.500m tại hội thi thể thao cấp TP, huy chương vàng và đồng giải chạy cự li 3.000m hội thi thể thao cấp TP vào các năm 2017, 2018 và 2019.
Cạnh những chiếc huy chương còn có loạt các giấy khen, bằng khen khi Nhẫn là học sinh khá, giỏi suốt 12 năm liền. Thương trò mồ côi hiếu học, nhiều thầy cô ở Trường THPT Bình Khánh (huyện Cần Giờ) hỗ trợ Nhẫn bằng việc dạy học thêm miễn phí, tặng học bổng, dụng cụ học tập.
Khác hẳn với đường chạy quen thuộc mà Nhẫn tự nhận “mình rất yêu thích và có lợi thế”, đường đua cuộc đời của một đứa trẻ mồ côi chông chênh và khốc liệt gấp bội, đầy rẫy áp lực cơm áo gạo tiền.
Ngày mới của Nhẫn luôn bắt đầu trước 5h30 sáng. Ngoài việc quét dọn nhà cửa, nấu cơm cho cả gia đình 10 người đang chung sống (cùng gia đình chú, cô), Nhẫn đảm nhiệm luôn việc vệ sinh cá nhân, chăm sóc cho hai đứa con của chú với “tiền lương” 50.000 đồng mỗi tuần.
Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, Nhẫn đạt trên 20 điểm cho ba môn khối A. Nhẫn bảo muốn theo học ngành điều dưỡng để sau này có thể chăm sóc, đền ơn bà.
“Chỉ sợ khi em có thể tạm ổn định thì nội chẳng còn nữa”, Nhẫn bật khóc.
Con trai báo đỗ đại học, bố giả vờ không tin nhưng vừa ăn cơm vừa cười
Tuy đại học không phải là con đường duy nhất để bước đến thành công nhưng tại đây các em học sinh sẽ được đào tạo chuyên môn bài bản, khi ra đời có thể dễ dàng làm được mọi việc.
Vì thế, đỗ đại học là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ và cả gia đình. Khi con được bước chân vào giảng đường đại học, các ông bố bà mẹ sẽ có những cách ăn mừng khác nhau. Như ông bố trong câu chuyện dưới đây, khi nhận được tin con trai đỗ đại học thì ông chẳng nói gì mà chỉ vừa ăn vừa cười tủm tỉm. Chừng ấy cũng khiến chúng ta đủ hiểu bố vui mừng biết chừng nào khi cậu con trai bước đầu thực hiện được mơ ước của mình.
Bố đi làm về vẫn chưa biết tin con trai đỗ đại học. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok N.L)
Ông bố còn nghĩ rằng con mình đã trượt đại học khiến cậu con trai bật cười. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok N.L)
Cụ thể, mới đây tài khoản TikTok N.L đã chia sẻ video ghi lại khoảnh khắc hài hước nhưng lại gây xúc động này. Lúc ấy, cả nhà đã dọn mâm ra chờ bố đi làm muộn về ăn cơm. Có lẽ, cậu con trai đã nói dối bố mình không đỗ đại học cho nên khi về đến nhà ông đã đã trách: "Có học đâu mà đỗ. Mày mà đỗ thì có mà cả nước đỗ". Nghe bố nói vậy, cậu con trai chỉ mỉm cười và không nói thêm điều gì nữa.
Khi bố xuống ăn cơm, cậu con trai mới cho bố xem giấy báo nhập học của mình. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok N.L)
Lúc này, người bố vẫn đang kìm nén cảm xúc vui mừng lại và trêu rằng con cắt ghép, chỉnh sửa. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok N.L)
Đợi khi bố cất đồ đạc, sửa soạn ngồi xuống ăn cơm thì cậu con trai mới chuẩn bị cho bố xem điều bất ngờ. Khi cầm trên tay hình ảnh giấy báo nhập học của con, ông bố đã giả vờ không tin và nói đây là hình cắt ghép, chỉnh sửa. Lúc ấy, gương mặt người bố chợt khựng lại, rất muốn thể hiện cảm xúc vui mừng nhưng có lẽ vì muốn trêu con nên phải kìm nén. Tuy nhiên sau đó, mọi người lại bắt gặp khoảnh khắc bố vừa ăn cơm vừa cười tủm tỉm. Khi bị trêu ăn hết bữa cơm rồi mới thấy cười, ông bố mới thể hiện sự vui mừng trên gương mặt.
Tuy nhiên sau đó, mọi người lại bắt gặp ông bố vừa ăn cơm vừa cười tủm tỉm. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok N.L)
Cười tươi như hoa thế này thì ai cũng biết bố vui đến nhường nào rồi. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok N.L)
Ngay sau khi được chia sẻ, đoạn clip đã thu hút hàng nghìn lượt xem, chia sẻ và bình luận. Ai cũng phải bật cười với hành động siêu đáng yêu của ông bố khi biết tin con đỗ đại học. Mọi người còn trêu rằng chắc lát nữa ăn cơm xong là ông chạy ra khoe với cả xóm chứ không còn ngồi yên thế này được nữa. Chứng kiến khoảnh khắc này, một số người lại nhớ đến bản thân mình ngày xưa khi biết tin đỗ đại học, bố mẹ cũng đã rất vui mừng. Hiện tại, đoạn clip vẫn đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM
Cảnh người bố rơi nước mắt, bịn rịn tiễn con đi học xa nhà khiến nhiều người xúc động
Xúc động người cha nghèo đếm từng đồng tiền đưa 2 con gái làm học phí
Dân tình tỏ ra thích thú với hành động siêu đáng yêu của ông bố khi biết tin con đỗ đại học. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok N.L)
Nói về những ông bố, bà mẹ nuôi con ăn học thì có rất nhiều câu chuyện khiến chúng ta xúc động. Cha mẹ hi sinh cả tuổi xuân, lao động vất vả nhưng không bao giờ kể chỉ mong có ngày được nhìn con thành công, hạnh phúc. Trước đó, câu chuyện về người cha nghèo khó đếm từng đồng tiền lẻ để dúi vào tay con trai trong ngày nhập học cũng từng làm bao người rưng rưng nước mắt.
Người cha nghèo dúi vào túi con những đồng tiền lẻ khiến dân tình rưng rưng. (Ảnh: Diễn đàn UTE TV)
Cụ thể, qua những bức hình được chia sẻ có thể thấy lúc đó ông bố và người con đã làm thủ tục nhập học xong xuôi. Vì chuẩn bị trở về quê nhà nên người bố đã cầm số tiền ít ỏi còn lại ra đếm để đưa cho con chi tiêu trong những ngày đầu ở lại thành phố học tập. Nhìn những đồng tiền lẻ trên tay người bố ai cũng thấy rưng rưng xúc động.
Cha mẹ luôn mong con sẽ chăm chỉ học hành để mai này có cuộc sống tốt đẹp hơn. (Ảnh: Diễn đàn UTE TV)
Để cho con được ăn học đàng hoàng, bố mẹ ở quê đã phải vất vả tích góp từng đồng, nhịn ăn nhịn mặc. Hy vọng những người con sẽ hiểu được sự vất vả của bố mẹ mà chuyên tâm học hành để mai này có thể kiếm thật nhiều tiền về phụng dưỡng cho đấng sinh thành.
Nữ sinh liệt hai chân từ lớp học tình thương đến giảng đường đại học Sinh ra, đôi chân Thùy đã không được lành lặn, em không được đến trường như bao đứa trẻ khác. Cô bé đã phải học ở lớp tình thương (lớp xóa mù chữ), và giờ em đã chuẩn bị bước chân vào giảng đường đại học. Nhà em Nguyễn Thị Thùy năm sâu trong con hẻm Nam Vượng, xã Ngư Lộc, huyện Hậu...