Đường du lịch Mỹ Đình-Bái Đính: Có cấp thiết?
Tuyến đường dự định đầu tư này chạy song song với quốc lộ 1A và cao tốc Hà Nội – Ninh Bình dấy lên lo ngại về thời điểm đầu tư. Chưa kể, thời buổi khó khăn, kinh phí xây dựng là cả một bài toán khó
Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đã rất thuận tiện, thêm đường Mỹ Đình – Bái Đính hiện đã cần thiết. (Ảnh: Huy Hùng).
Đường chi phí thấp?
Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên vừa chủ trì cuộc họp với các cơ quan thuộc bộ và UBND tỉnh Ninh Bình, Hà Nam… để chuẩn bị cho việc lập dự án. Chủ đầu tư cũng được “phân vai” cho: Tổng cục Đường bộ; đơn vị thiết kế là Tổng Cty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI); và bổ sung vào Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Những dữ liệu đó cho thấy, việc chuẩn bị đầu tư dự án này đã tính toán trước và đang được đẩy nhanh tiến độ.
Trao đổi với Tiền Phong, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Đức Thắng cho biết, hiện vẫn chưa quyết định hướng tuyến chi tiết của tuyến đường, nhưng về cơ bản, tuyến đường sẽ bắt đầu từ khu vực Mỹ Đình (Hà Nội) – đi trùng vào dự án đường trục phía nam Hà Tây cũ (do Cienco 5 đang thi công) – sau đó xuôi khu vực Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) – xuống khu vực Ba Sao (Kim Bảng, Hà Nam) – tới Đầm Vân Long (khu đất ngập nước lớn nhất Bắc Bộ thuộc Gia Viễn, Ninh Bình) – kết thúc tại khu vực Bái Đính (huyện Gia Viễn, Ninh Bình). Chiều dài toàn tuyến khoảng 91 km.
Video đang HOT
Như vậy, tuyến đường đi gần như song song với QL 1A và cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình hiện nay (điểm đầu nằm trong khu vực Trung tâm Hà Nội, điểm cuối tại Bái Đính cách thành phố Ninh Bình chưa đầy 20 km). Lý giải về chủ trương đầu tư tuyến đường này, ông Thắng cho biết: Tuyến đường mở ra một cửa ngõ mới cho Hà Nội theo hướng “chính nam” để giảm áp lực cho hai tuyến đường hiện tại (có hướng chếch về phía đông). Cơ sở thứ 2 để lập dự án là hiện trên tuyến đã có sẵn đường của địa phương, nhiệm vụ của dự án là kết nối các tuyến đường này lại. Theo tính toán của ông Thắng, dự án này chỉ mở mới hơn 10 km.
Ngoài việc giảm tải cho các tuyến đường hiện có, lý do chính mà Bộ GTVT tính đến khi mở tuyến đường này là kết nối Hà Nội với các điểm du lịch như Bái Đính, Ba Sao, Chùa Hương; đồng thời tạo vùng kết nối giữa Cố đô Hoa Lư – Thủ đô Hà Nội – Đền Hùng làm cho tuyến đường mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa dân tộc. “Tuyến đường mở cho Thủ đô một hướng mới tiếp cận xuống phía nam với chi phí thấp và phục vụ rất tốt du lịch, có giá trị kinh tế cao” – ông Thắng nói. Cũng do đi qua các tuyến đường du lịch, nên chủ đầu tư đưa ra phương án khai thác quỹ đất tại các khu du lịch trên tuyến để lấy vốn đầu tư. Hiện, vẫn chưa có phương án về tổng mức đầu tư của dự án này.
Cân nhắc thời điểm đầu tư
Trao đổi với Tiền Phong, ông Thân Văn Thanh-Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam cho rằng, Tuyến đường Mỹ Đình – Bái Đính có thể được hình dung như một tuyến trong hệ thống đường rẻ quạt xung quanh Hà Nội. Các tuyến rẻ quạt hiện có, gồm QL 1A, cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và đường Hồ Chí Minh… Ông Thanh cho rằng, những tuyến đường rẻ quạt như vậy là cần thiết với Thủ đô, tuy nhiên phải cân nhắc thời điểm đầu tư và tiềm lực hiện nay của đất nước.
“Chúng ta đang tập trung cho việc mở rộng QL 1A. Đó là đường trục chính, nhưng còn nhiều khó khăn. Việc đầu tư tuyến đường Mỹ Đình-Bái Đính vào thời điểm này đã cần thiết hay chưa? Nếu không nghiên cứu cẩn thận, hệ thống giao thông sẽ thành một đại công trường dở dang” – ông Thanh nói.
Thiết kế được TEDI đưa ra là đường cấp II đồng bằng với 4 làn xe, tốc độ 100 km/h. Tuy nhiên, Thứ trưởng Trương Tấn Viên chỉ đạo, trước tiên đầu tư xây dựng tuyến đường có 2 làn xe, riêng những đoạn tuyến quan trọng phục vụ du lịch cần thiết kế 4 làn xe.
Trao đổi với Tiền Phong, một thứ trưởng GTVT cũng cho biết, hiện nay, tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đã hoàn thiện và chưa khai thác hết công suất. Vì vậy, việc đầu tư tuyến đường Mỹ Đình – Bái Đình thời điểm này nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Theo Sỹ Lực (Tiền Phong)
Thủ tướng đồng ý làm đường sắt trên cao Mỹ Đình - Bái Đính
Thủ tướng đồng tình với việc xây dựng tuyến đường sắt trên cao từ Mỹ Đình (Hà Nội) tới Bái Đính (Ninh Bình) nhằm kết nối các điểm du lịch và giao UBND các địa phương phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải bàn về cơ chế vốn.
Ảnh minh họa
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hà Nam về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Mai Tiến Dũng cho biết tỉnh Hà Nam tập trung vào phát triển Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao trên địa bàn tỉnh để kết nối với khu du lịch thắng cảnh Bái Đính, Tràng An (tỉnh Ninh Bình) theo hướng chuyển dịch kinh tế tỉnh sang hướng công nghiệp, công nghệ cao và dịch vụ.
Tuy nhiên, do khó khăn kinh phí nên đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng khu du lịch này, nhất là tuyến đường sắt trên cao (một ray) nối từ Mỹ Đình (Hà Nội) đi qua Tam Chúc - Ba Sao đến Bái Đính để khép kín vùng du lịch trọng điểm phía Bắc.
Thủ tướng đồng tình với việc xây dựng tuyến đường sắt trên cao từ Mỹ Đình tới Bái Đính và giao UBND các địa phương phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải bàn về cơ chế vốn.
Theo Thủ tướng, nếu hình thành được vùng du lịch từ Mỹ Đình qua Chùa Hương nối với Tam Chúc - Ba Sao - Bái Đính - Tràng An sẽ tạo tiềm năng kinh tế rất lớn và giải quyết được lượng lớn việc làm.
Thủ tướng cũng đồng ý có cơ chế đầu tư trực tiếp vào hạ tầng Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao nhưng cần làm rõ theo hướng vốn vay hay xã hội hoá và Nhà nước chỉ đầu tư trục chính, còn doanh nghiệp đầu tư các hạng mục khác.
Khu du lịch hồ Tam Chúc (thuộc xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) cách thị xã Phủ Lý khoảng 12 km trên tuyến quốc lộ 21A, cách khu du lịch Hương Sơn khoảng 3 km đường leo núi. Tổng diện tích khu du lịch (đã mở rộng) là 4 nghìn ha, là vùng ngập nước núi đá rất độc đáo, riêng diện tích hồ trên 600 ha.
Khu vực hồ Tam Chúc đang được tiến hành lập quy hoạch xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra khu du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần bao gồm các sản phẩm du lịch chính là: du lịch trên hồ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi, thể thao và vui chơi giải trí...
Theo NLĐ
Sập trần bêtông khu du lịch Vàm Cỏ Đông, 2 người tử vong Được phân công phá bỏ trụ tháp giả trong khu du lịch, 4 thanh niên "cưa gốc" làm trần bêtông nặng vài tấn đổ ập xuống đất cướp đi mạng sống 2 người. Hiện trường vụ tai nạn lao động. (Ảnh: Người lao động) Chiều 1/7, tai nạn lao động trong lúc phá hủy công trình tháp giả bằng bêtông cốt thép trong...