Đường đời sa ngã của gái làng chơi 9X
Sau khi bỏ nhà đi và bị cưỡng bức tập thể, tỉnh dậy với thân thể đau nhức, Ngọc thấy mình nằm trong một căn phòng lạ hoắc.
Một người phụ nữ đi tới cạnh Ngọc khẽ nói: “Cô là Lan, sáng đi chợ sớm thấy cháu nằm bên vệ đường cô gọi người đưa cháu về nhà, nhà cháu ở đâu, sao mà ra nông nỗi thế?”. Những hàng nước mắt như chỉ chờ cơ hội lại lăn dài trên má, Ngọc chỉ biết cúi đầu mà khóc, không đợi Ngọc trả lời người đàn bà kia nói tiếp “nhà cô chú có mỗi thằng con trai, mong có đứa con gái cho đủ nếp tẻ mà không được, nếu cháu đồng ý thì cứ ở đây với cô chú cho vui”, nói rồi bà để Ngọc ở lại nằm nghỉ.
Được một thời gian ở nhà cô Lan, Ngọc cũng dần thấy bình yên phần nào. Gia đình cô Lan đối xử với Ngọc rất tốt, họ không hề gặng hỏi về quá khứ và lý do mà Ngọc trôi dạt đến nơi này. Hàng ngày, Ngọc phụ giúp công việc lặt nhặt ở nhà cho cô Lan, lâu dần hai người cũng nảy sinh tình cảm thân thiết, thấy Lan xinh xắn, dễ thương lại chăm chỉ cô Lan càng yêu quý cô hơn. Cuộc sống của Ngọc cứ bình yên như thế nếu không có chuyện đó…
Dòng đời xô đẩy nhiều cô gái tới con đường sa ngã và trở thành gái “làng chơi”
Một lần, vợ chồng cô Lan đi vắng, con trai độc nhất của họ cùng một đám bạn lao vào phòng cưỡng hiếp Ngọc ngay giữa ban ngày. Lần này Ngọc không khóc, mắt cô mở trừng trừng nhìn lũ râu xanh hả hê giày xéo thân thể mình, sau cuộc vui chúng hò hét kéo đi, bỏ mặc Ngọc ở lại. Lặng lẽ cầm vài bộ quần áo, Ngọc lờ đờ bước đi khỏi căn nhà không một lời giã biệt.
Cô sải bước dọc theo con đường gập ghềnh đá, một chuyến xe khách xẹt ngang, giọng sang sảng gã phụ xe hô vang ” Nam Định đi luôn còn chỗ đây”. Khẽ ngóc đầu đưa ánh mắt ngây dại nhìn theo tiếng gọi, gã lơ xe nhanh nhảu chạy tới giật phóc túi trên tay Ngọc và kéo cô lên xe.
Con đường phía dưới chạy vụt nhanh qua ô cửa kính bám đầy bụi bẩn, Ngọc tựa đầu vào thành ghế, cô chợt như thấy ông bà với ánh mắt nhân từ đang vẫy gọi, nhưng Ngọc không thể chạy đến với họ, càng cố đi tới bóng ông bà càng khuất xa.
Video đang HOT
Chiếc xe phanh gấp, gã lơ xe mặt đen xì tiến tới “ người đẹp cho xin tiền xe, tới bến rồi” không biết đã bao lâu Ngọc không nói ra thứ âm thanh mà người ta gọi là tiếng người, cố gằn bụng, cô bật ra thứ giọng yếu ớt “em không có tiền”, gã lơ xe ngoái lại đá mắt với gã tài xế, rồi gã nói tiếp “thế thì cô em phải đi làm để trả nợ tụi anh thôi”. Ngọc gật đầu, chiếc xe chuyển bánh, hành khách đã xuống hết, mình Ngọc đơn côi giữa những băng ghế, bánh xe cuộc đời không biết sẽ đưa mình về đâu.
Ngọc được gã tài xế dẫn tới một quán bán đồ hải sản ven biển Nam Định, to nhỏ với bà chủ ít lâu, rồi gã ra nói với Ngọc “thấy cô em tội nghiệp, tụi anh cho cô em ở đây làm trả nợ cũng coi như tạo công ăn việc làm cho em đấy nhé” nói rồi gã lên xe chạy biến. Kể từ hôm đó Ngọc chính thức trở thành nhân viên làm việc tại quán.
Loay hoay giữa cuộc đời, nhiều cô gái bất đắc dĩ bị đẩy vào con đường mại dâm
Cô được cho vào ở chung phòng với hàng loạt các cô gái cũng được gọi là nhân viên. Căn phòng cấp 4 nền nhà được trát bê tông, trong phòng đặt 5 chiếc giường rộng, trên đó khoảng hơn chục cô gái trạc tuổi Ngọc. Cô nào cô nấy mặt trát be bét phấn, mắt tô vẽ đủ thứ hình thù kỳ quái. Thấy lính mới đến họ nhìn Ngọc với vẻ soi xét, dọa nạt, rồi một cô gái có vẻ đứng tuổi đang ngồi lên tiếng “chỗ của em ở đây”. Ngọc lẳng lặng đi vào và ngồi phịch xuống. Cô gái đứng tuổi hắng giọng “em nó mới gia nhập, chúng mày nhớ bảo ban nó, kẻo má mì lại chửi tao”.
Chẳng cần hỏi thêm Ngọc cũng biết quán mình vừa bước vào chính là “nhà chứa” nhưng những điều đó giờ Ngọc cũng chẳng bận tâm làm gì nữa. Đời cô có còn gì nữa đâu, mệt mỏi sau chuyến đi dài, đặt mình xuống giường cô miên man trôi vào giấc ngủ mê mệt. trong giấc mơ hình ảnh ông bà lại thoắt ẩn thoắt hiện như mây khói.
Ngày đêm chứng kiến các cô gái mắt xanh mỏ đỏ lả lơi với khách, Ngọc cũng dần dần quen với những cảnh tượng ấy. Thời gian cho Ngọc làm quen với môi trường sống đã hết, đến lúc lính mới phải ra trận, vị khách đầu tiên chủ quán muốn cô phải tiếp là một lão đại gia ngang tuổi bố mình. Lão có sở thích đi gái mới, hầu hết các cô gái xinh đẹp thuộc dạng “hàng tuyển” mới đến lão đều thử qua đầu tiên.
Nhìn đôi mắt trong veo chưa vẩn đục trên khuôn của cô gái tuổi trăng rằm, hắn những tưởng là người được thưởng thức món ăn đầu tiên. Nhưng khi biết cô không còn là con gái, hắn cuồng dại, cấu véo vào da thịt khiến Ngọc phải bật khóc. Không chỉ đau đớn về mặt thể xác, những ký ức kinh hoàng lại ùa về trong cô, mặc cho những dòng nước mắt tuôn rơi, lão già cười sằng sặc, đầy đọa cô đến khi hả hê.
Lần đi khách đầu đời, Ngọc không được trả tiền vì số tiền đó bà chủ nói bù vào tiền xe cô còn thiếu. Người đầu tiên, rồi đến người tiếp theo, lần lượt từng người đi qua, dẫm nát tâm hồn vốn đã đầy thương tích của Ngọc. Mỗi lần đi khách cô đều lãnh đạm thờ ơ, nhiều người gạ gẫm cô hưởng ứng sẽ cho tiền riêng, cô cũng chẳng thiết tha.
Hàng đêm sau khi hết nhiệm vụ, Ngọc lại tha thẩn ra biển ngồi một mình và khóc, cô cũng không hiểu đang sống vì cái gì, tồn tại để làm gì
Tiếng sóng biển ầm ầm vỗ mạnh tung những bọt nước trắng xóa, ngồi nghe những dòng “nhật ký sống” tôi thấy nhói lên một niềm thương cảm cho một kiếp đời hồng nhan bạc phận, chỉ trách dòng đời đã quá chật hẹp, đẩy em vào chốn bùn lầy không có lối ra.
Kinh Vân
Theo Bưu Điện Việt Nam
Con hư, tại xã hội hay phụ huynh?
Tác giả bài viết là một bà mẹ người Việt đang sống ở Cộng hoà Czech. Chị gửi bài này vì muốn chia sẻ nỗi khổ của chị với các bà mẹ trong nước, chứ chưa biết rằng ở Việt Nam nhiều gia đình đang Tây hơn cả Tây!
Xã hội ngày nay và cuộc sống hiện đại nơi xứ người đang làm mất đi nét thanh đẹp trong cuộc sống. Nhất là đối với một số gia đình vì quá tham công tiếc việc mà quên mất rằng đằng sau tấm bình phong hào nhoáng bên ngoài, con cái đang dần sa ngã.
Buổi sáng, tôi dậy sớm và đi làm bình thường như mọi ngày. Cô con gái duy nhất trong nhà vẫn mải miết "tô son, kẻ phấn". Tuy mới 16 tuổi nhưng cháu lại dậy thì sớm và trông "đỏm dáng" hơn các bạn nhiều. Cháu hay xin mẹ tiền mua đồ dùng học tập hay ăn quà sáng. Vì thương con (cháu là con một) nên cháu xin một tôi cho hai. Thời gian gần đây, thấy cháu thường dùng những đồ "hiệu" đắt tiền như điện thoại, lắc tay... tôi hỏi thì cháu bảo là bạn tặng sinh nhật. Tôi chỉ nghĩ cháu đi học trường Tây và chơi với các bạn Tây nên sự xuất hiện của những món quà sinh nhật đó cũng dễ hiểu. Buổi tối, khi đi học về nếu không có việc gì, cháu lại chúi đầu vào "chat chit" với các bạn trên mạng...
Cho đến ngày nhận được giấy mời của nhà trường, tôi ngỡ ngàng choáng váng khi con tôi mới 16 tuổi đầu mà đã phạm tội lừa đảo! Cháu cùng một số bạn đã lên mạng đặt mua hàng qua internet và thản nhiên dùng. Có lẽ các cháu cứ nghĩ rằng mình đặt hàng rồi "chuồn" thì họ không biết đâu mà mò. Tôi vô cùng xấu hổ với nhà trường và mọi người. Một lần đi Praha lấy hàng, tôi ngồi tâm sự nỗi khổ tâm cho một người bạn nghe thì còn hốt hoảng hơn khi nghe kể con gái chị cũng đua đòi không kém. Cháu năm nay mới tròn 15 tuổi, vậy mà chị đã không dưới hai lần đưa con đi bệnh viện để "giải quyết hậu quả" của việc buông lỏng bản thân! Mặc dù gia đình đã dùng đủ mọi biện pháp ngăn chặn, khuyên can, nhưng rồi do tính chất công việc và thời gian không cho phép chị kiểm soát con 24/24, chuyện gì đến đã đến. Vì quá giận và bất lực mà chị từ không nhìn mặt con nữa.
Nói đến đây, chị quay mặt nhìn sang đám trẻ Tây đang đi trước mặt: "Cũng chỉ tại tụi trẻ mắt xanh kia thôi, xã hội tân tiến quá nên lớp trẻ tự do yêu đương. Chúng hôn nhau giữa đám đông và coi xung quanh như chết hết. Chứ ở Việt Nam chúng ta, con trai con gái đi học còn phải ngồi cách xa, vậy mà ở đây chuyện tày đình như thế chúng vẫn cho là nhỏ!" Tôi góp ý: "Chị sai rồi, xã hội tân tiến nhưng đâu có luật nào cho phép trẻ vị thành niên yêu nhau? Sự việc ngày hôm nay có phần lỗi chính là do chúng ta dạy dỗ con cái chưa tốt và chủ quan. Chúng ta không nên đổ lỗi cho xã hội vì con người làm cho xã hội thay đổi, chứ xã hội không thể tác động đến con người!" Thấy chị không bằng lòng với nhận xét của mình, không muốn hai bên căng thẳng nên tôi lảng sang chuyện khác. Nhưng thực sự, tôi cũng thấy mâu thuẫn khi chính bản thân mình cũng đã có lần đổ lỗi cho xã hội làm hư hỏng con!
Chúng ta không nên đổ lỗi cho xã hội vì con người làm cho xã hội thay đổi, chứ xã hội không thể tác động đến con người!
Dù sao trường hợp của con tôi và con chị bạn vẫn cần sự chăm lo giáo dục của gia đình. Trẻ em tuy ham chơi và bướng bỉnh là thế nhưng vẫn cần bàn tay che chở của các bậc phụ huynh. Không nên ruồng rẫy con trẻ trong mọi tình huống, nhất là khi con trẻ đã phạm sai lầm. Chính bản thân tôi phải rút kinh nghiệm vì quá ham kiếm tiền mà ít để ý đến con. Khi biết con mình mua hàng "không thanh toán", tôi đã phải cố gắng che đậy và bồi thường thiệt hại cho nhà cung cấp. Nhưng có một số phụ huynh không hiểu vì tiếc tiền hay cũng "ngông" giống con trẻ mà cãi bừa và đổ lỗi cho nhà cung cấp "cả tin".
Qua câu chuyện của gia đình tôi và người bạn, chỉ mong các bậc phụ huynh khác chăm lo để ý hơn đến con em mình, nhất là các cháu gái đang ở tuổi dậy thì.
Theo Yahoo
Sống riêng - Tự do hay tự... trói mình? Đang sống chung cùng bố mẹ yên ấm bỗng nhiên Nguyễn Thuỳ Trang nằng nặc xin bố mẹ thuê nhà ra ở riêng. Lý do Trang đưa ra rất đơn giản là cô muốn được tự thử sức mình với cuộc sống mới, tách khỏi sự quản lý của gia đình... Rời tổ ấm Có lẽ mong muốn của Trang cũng giống như...