Đường đi của 18 bánh heroin và “kịch bản” vận chuyển tinh vi
Cơ quan CSĐT- CAQ Tây Hồ, Hà Nội, vừa triệt phá đường dây vận chuyển ma túy với số lượng lớn từ Tây Bắc về Hà Nội.
Hai đối tượng nằm trong đường dây là Trần Văn Huy (SN 1974) có HKTT tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, Hải Dương và Đỗ Ngọc Trang (SN 1985) có HKTT tại Ea Kar- Đăk Lăk đã nằm trong tầm ngắm của lực lượng Cảnh sát ĐTTP về ma túy từ lâu.
Thực hiện kế hoạch đấu tranh trấn áp tội phạm về ma túy, vào khoảng 16 giờ 30 ngày 17-10, Đội Cảnh sát ĐTTP về ma túy- CAQ Tây Hồ đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực thị trấn Xuân Mai, Hà Nội, phát hiện đối tượng đi xe máy với tốc độ cao có biểu hiện nghi vấn đã dừng xe kiểm tra.
Đối tượng có ý định bỏ chạy, tuy nhiên đã bị tổ công tác vây bắt.
Kiểm tra phương tiện, tổ công tác phát hiện trong các khe, cốp của xe có cất giấu 18 bánh heroin. Qua khai thác nóng, đối tượng khai nhận có tên Đỗ Ngọc Trang quê quán ở Đak Lak đang vận chuyển ma túy cho Trần Văn Huy quê ở Hải Dương.
Trước nhưng thông tin do Trang khai nhận tổ công tác tiếp tục đón lõng truy bắt đối tượng Trần Văn Huy khi y đang điều khiển xe ô tô chạy trốn đến đường cao tốc Láng- Hòa Lạc.
Tại cơ quan Công an, hai đối tượng khai nhận: Huy bàn với Trang lên Tây Bắc vận chuyển ma túy. Khi đến điểm đã hẹn là km153 Quốc lộ 6, sẽ thấy chiếc xe Airblade màu đỏ mang BKS 29L1-144.04 cắm sẵn chìa khóa vào ổ, chỉ việc phóng thẳng về Hà Nội là xong. Và đối tượng Trang đã thực hiện đúng “kịch bản” tinh vi đó, nhưng vẫn bị phát hiện bắt giữ.
Cơ quan Công an đang tiếp tục truy bắt những đối tượng trong đường dây ma túy lớn này.
Những hình ảnh đầu tiên về “kịch bản” vận chuyển 18 bánh heroin của hai đối tượng.
Chiếc xe chở 18 bánh heroin bị Đội Cảnh sát ĐTTP về ma túy (CAQ Tây Hồ, Hà Nội) bắt giữ
Video đang HOT
Đối tượng Trần Văn Huy
Đối tượng Đỗ Ngọc Trang và tang vật
Cơ quan Công an thực hiện niêm phong số ma túy
Đối tượng Trang cùng tang vật
18 bánh heroin được cất giấu quanh cốp xe, và trong đèn pha
Cơ quan Công an đang giám định số tang vật.
Theo_An ninh thủ đô
'Phải chống chất cấm trong chăn nuôi như với ma túy'
"Phải đấu tranh chống chất cấm trong chăn nuôi như với ma túy, việc sản xuất, sử dụng chất cấm là tội ác", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định tại hội nghị an toàn thực phẩm.
"Chưa bao giờ chất cấm lại bùng phát như hiện nay, nhưng nếu đợi người ta chết đi rồi mới xử lý thì không xử lý được ai. Phải đấu tranh chống chất cấm trong chăn nuôi như với ma túy, việc sản xuất, sử dụng chất cấm là tội ác". Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định tại hội nghị an toàn thực phẩm do Bộ NN&PTNT vừa tổ chức.
Các thùng phuy chứa chất vàng ô vừa được Thanh tra Bộ NN&PTNT phát hiện tại Công ty Việt Nhật (Hưng Yên) ngày 16-11
Loạn chất cấm trong chăn nuôi
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Bộ NN&PTTN) Phạm Tiến Dũng cho hay từ đầu năm 2015 đến nay, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49 Bộ Công an) kiểm tra 15 DN sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc. Lực lượng chức năng đã phát hiện bảy DN sử dụng chất cấm salbutamol và chất vàng ô (có mẫu thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm vượt 75 lần tiêu chuẩn cho phép) và xử phạt tổng cộng gần 2 tỉ đồng.
Chẳng hạn, ngày 16-11, lực lượng chức năng phát hiện một thùng phuy màu đen chứa 20 kg chất vàng ô và 10 thùng phuy chứa 30 kg chất tạo màu công nghiệp giấy (bị cấm sử dụng trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi) tại kho của Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi và Thủy sản Thăng Long (Hưng Yên). Lực lượng chức năng còn phát hiện bao bì, thùng được dán nhãn mác bằng tiếng Anh có ghi nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc. Phía nhà máy khai nhận họ là nơi gia công cho Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nhật (Hưng Yên).
Từ đầu năm 2015 tới nay, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cũng phát hiện 17 trang trại nuôi heo sử dụng chất tạo nạc có chứa salbutamol (bị cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới). Tương tự, từ tháng 6-2015, Chi cục Thú y TP.HCM đã thanh tra, phát hiện bảy cơ sở giết mổ có đàn heo sử dụng chất cấm thuộc nhóm beta-agonist (nguồn gốc heo nhiều nhất là từ Đồng Nai, Long An, Tiền Giang)...
Khó xử hình sự
Thực trạng thực phẩm mất an toàn lọt vào mâm cơm của mỗi gia đình, đầu độc và hủy hoại sức khỏe của người dân đã làm cả xã hội bức xúc. Trong khi đó, cơ quan chức năng vẫn chỉ xử phạt hành chính đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh chất cấm; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có chất cấm; người chăn nuôi sử dụng chất cấm vì rất khó áp dụng tội danh nào đang có trong BLHS để xử lý hình sự.
Theo Đại tá Trần Trọng Bình (Phó Cục trưởng C49, Bộ Công an), Điều 244 BLHS quy định về hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Tuy nhiên, muốn xử lý hình sự đòi hỏi các hành vi này phải gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của nạn nhân hoặc người vi phạm đã từng bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích. Ở đây, tác hại của chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe của người tiêu dùng mang tính chất ngấm ngầm, qua một quá trình lâu dài, làm sao chứng minh được thiệt hại ngay để xử hình sự?
Cạnh đó, Điều 155 BLHS có quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Tuy nhiên, hàng cấm ở đây được điều luật quy định rõ là hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh. Việc xác định hàng hóa thuộc diện này căn cứ vào danh mục hàng hóa cấm kinh doanh được tổng hợp tại Văn bản hợp nhất số 19/2014 của Bộ Công Thương. Trong khi đó, nhiều chất cấm trong chăn nuôi chưa được liệt kê ở danh mục này. Chưa kể tội này không điều chỉnh hành vi sử dụng hàng cấm, cấu thành còn đòi hỏi thêm các dấu hiệu khác như có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn...
Sửa quy định, bổ sung tội danh
Tại hội nghị an toàn thực phẩm do Bộ NN&PTNT vừa tổ chức, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết sẽ kiến nghị Quốc hội đưa việc sử dụng chất cấm, các chất gây nguy hại, đầu độc người dân vào BLHS để nghiêm trị DN, người sử dụng chất cấm, hóa chất trong chăn nuôi, trồng trọt.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam Lê Bá Lịch cũng nhận xét: "Nếu chỉ xử phạt hành chính, người sản xuất, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn sẵn sàng vi phạm bởi siêu lợi nhuận mà họ có được khi sử dụng chất cấm".
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An Đinh Thị Phương Khanh, khi phát hiện các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là cần phải xử lý hình sự ngay chứ không thể chờ hậu quả xảy ra. "Ăn thịt gia súc, gia cầm tồn dư chất cấm mà chết rồi mới truy cứu trách nhiệm hình sự là phi thực tế" - bà Khanh nói.
Muốn như vậy, theo TS Phan Anh Tuấn (Trường ĐH Luật TP.HCM), nhà làm luật cần sửa đổi Điều 244 BLHS theo hướng bổ sung thêm dấu hiệu "có số lượng lớn" vào cấu thành tội phạm. Mặt khác, phải có văn bản hướng dẫn thế nào là "số lượng lớn", tức cũng phải chỉ ra định lượng tối thiểu cụ thể để xử lý hình sự.
Mặt khác, cần bổ sung hành vi sử dụng chất cấm vào Điều 155 BLHS. Đồng thời, cơ quan chức năng cần sớm liệt kê bổ sung đầy đủ các chất cấm trong chăn nuôi vào danh mục hàng hóa cấm kinh doanh; có văn bản hướng dẫn sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi với định lượng bao nhiêu thì xử lý hình sự.
Trong khi đó, luật sư Trần Công Ly Tao (Đoàn Luật sư TP.HCM) và luật sư Nguyễn Văn Thành (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) lại đề xuất BLHS nên có thêm điều luật mới để điều chỉnh riêng các hành vi sản xuất, buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Điều luật mới này nên có cấu thành hình thức, tức là cứ có hành vi sản xuất, buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vượt quá ngưỡng cho phép là bị xử lý hình sự...
Ngâm ướp, bơm hóa chất vào rau, quả: Xử hình sự Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát ngày 16-11, ĐBQH Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) xót xa thốt lên: "Thịt heo chứa chất cấm, chuối ngâm ủ trong thùng hóa chất chứa thuốc trừ sâu, rau quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép. Có thể nói con đường từ dạ dày tới nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế". Trước thực trạng này, các chuyên gia cho rằng ngoài việc sửa đổi BLHS để xử lý hình sự việc sản xuất, mua bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nhà làm luật cũng cần hình sự hóa các hành vi sử dụng thuốc tăng trưởng chứa chất cấm để trồng trọt; tẩm ướp hóa chất, bơm chất kích thích, bảo quản... đối với thực vật.
Theo NTD
Liên tiếp bắt hàng lậu tuyến biên giới Công an TP. Móng Cái, Quảng Ninh vừa liên tiếp bắt giữ số lượng lớn hàng hóa, mỹ phẩm lậu. Vào hồi 11 giờ 45 phút ngày 17/11, tại phường Ka Long, Đội Kiểm soát Hải quan số 1 Cục Hải quan Quảng Ninh, Đội Quản lý thị trường số 4 (TP Móng Cái) đã kiểm tra hàng hóa chở trên xe ô...