Đường đèo Mã Pì Lèng dài bao nhiêu km?
Mã Pì Lèng là cung đèo hiểm trở bậc nhất tại miền Bắc. Địa danh này còn được ví là vua của các cung đèo Việt Nam.
Nằm trên con đường mang tên Hạnh Phúc dài 185 km nối từ thành phố Hà Giang xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, cung đường đèo Mã Pì Lèng dài khoảng 20 km, vượt đỉnh Mã Pì Lèng (cao khoảng 1.200 m) và tương đối hiểm trở.
Ảnh: Alexandregerm1
1. Địa danh nào được ví là vua của các cung đèo Việt Nam?
Tuy không dài nhất, Mã Pì Lèng là cung đèo hiểm trở bậc nhất tại miền Bắc. Địa danh này còn được ví là vua của các cung đèo Việt Nam.
Ảnh: Ngọc Tân.
2. Mã Pì Lèng nằm ở tỉnh nào? Mã Pì Lèng là con đèo nằm trên quốc lộ 4C ở vùng đất xã Pải Lủng và Pả Vi thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Ảnh: Puri
3. Đường đèo Mã Pì Lèng dài bao nhiêu km? Nằm trên con đường mang tên Hạnh Phúc dài 185 km nối từ thành phố Hà Giang xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, cung đường đèo Mã Pì Lèng dài khoảng 20 km, vượt đỉnh Mã Pì Lèng (cao khoảng 1.200 m) và tương đối hiểm trở. Con đường này được 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959-1965). Hiranprueck.
Video đang HOT
Ảnh: Csabacsury.
4. Cư dân sinh sống quanh khu vực Mã Pì Lèng chủ yếu là dân tộc… Quanh khu vực Mã Pì Lèng là nơi sinh sống của người dân tộc H’Mông. Đây cũng là dân tộc chủ yếu tại tỉnh Hà Giang (chiếm 32,9% dân số toàn tỉnh).
Ảnh: Nikki_2227.
5. Cái tên nào sau đây không phải là tên gọi khác của Mã Pì Lèng? Tên đèo được đặt theo bản Mả Pì Lèng tại xã Pải Lủng khi mở đường hồi những năm 1960. Trong đó, những người quản lý cung đường đổi “Mả” thành “Mã” để thuận nghe nói trong tiếng phổ thông. Bên cạnh đó, theo tiếng H’ Mông, địa danh này còn được đọc là Mã Pỉ Lèng, Mả Pí Lèng.
Ảnh: Tomksifi.
6. Cây bút nào sau đây từng làm thơ ca ngợi về vẻ đẹp của đèo Mã Pì Lèng? Mã Pì Lèng từng đi vào tác phẩm của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Tuân và Nguyễn Hải Trừng. Năm 1964, nhà thơ Nguyễn Hải Trừng khi đứng trước cảnh sắc hùng vĩ và dữ dằn của Mã Pì Lèng đã viết: “Việt Nam mang danh Mã Pì Lèng. Vắt vẻo lưng chừng cao nguyên Hà Giang. Mây đạp dưới chân, trời đụng trán. Đường Thục, Mã Pì Lèng, đâu hiểm hơn?”.
Kim Ngân
Theo doanhnghiepvn.vn
Hà Giang đẹp mê hồn qua ống kính 'phượt thủ số 1' Việt Nam
Vẻ đẹp đặc biệt của Hà Giang chính là ở cái tên mà người ta đã đặt cho nó - cao nguyên đá.
Hà Giang từ lâu vốn là điểm đến đầy hấp dẫn với các phượt thủ nhiều thế hệ. Lũng Cú, Mã Pì Lèng, Cổng trời Quản Bạ, các bản làng người Mông là những danh thắng thường xuyên được gợi ý khi có ai đó dừng chân ở vùng đất cao nguyên đá này.
Thế hệ phượt thủ đời đầu đặt biệt danh cho Du Già là 'phượt thủ số 1 Việt Nam' có lẽ vì anh là người từng đặt chân tới những nơi thậm chí còn chưa có tên trên bản đồ du lịch và là người hiếm hoi thích 'xê dịch' suốt 40 năm qua.
Anh Lê Triều Dương (biệt danh Du Già) từng chia sẻ: 'Bản thân tôi và nhiều người khác rất mê đắm Hà Giang'. Đó là lý do mà suốt 40 năm 'xê dịch' khắp mọi miền đất nước, Hà Giang là nơi anh đã đến không biết bao nhiêu lần.
'Biệt danh Du Già mà tôi sử dụng 20 năm qua cũng xuất phát từ tình yêu với Hà Giang' - anh nói.
Du Già là tên một xã anh từng đi qua trên đường khám phá Hà Giang khi mà thời đó chưa mấy người biết đến nó. 'Tôi lấy cái tên Du Già với mong muốn nhiều người biết đến Hà Giang hơn, biết đến những địa danh ít đặt chân đến hơn là những nơi đã nổi tiếng như Mã Pì Lèng ngày ấy. Thế hệ phượt thủ 8x, 9x có một câu nói là 'Bất đáo Du Già phi phượt thủ' (tức là: Chưa đi qua Du Già thì chưa thành phượt thủ)'.
Cũng giống như phượt thủ Du Già, vì tình yêu với cao nguyên đá và đam mê nhiếp ảnh, nhiếp ảnh gia Hoàng Thế Nhiệm đã từng đặt chân tới Hà Giang trên dưới 20 lần, 'trung bình mỗi năm 1 lần' theo lời anh nói.
Với anh, vẻ đẹp đặc biệt của Hà Giang chính là ở cái tên mà người ta đã đặt tên cho nó - cao nguyên đá. 'Cái đẹp của Hà Giang là ở những núi đá, vách đá tai mèo. Đó chính là đặc thù, là thương hiệu của mảnh đất này mà hiếm nơi nào trên thế giới có được. Đó cũng chính là lý do vì sao UNESCO công nhận cao nguyên đá Đồng Văn là công viên địa chất toàn cầu'.
'Đá, thế núi và cuộc sống của người Mông đã tạo thành một nơi đặc biệt về cảnh quan, địa chất mặc dù Hà Giang rặt là đá'.
Nhớ lại những kỷ niệm xưa cũ với Hà Giang, nhiếp ảnh gia Hoàng Thế Nhiệm kể: 'Ngày xưa, khi đường sá còn chưa làm, tôi đi từ Hà Giang lên Núi Đôi mất gần 1 ngày, từ Núi Đôi lên Đồng Văn mất 1 ngày nữa. Ngày xưa đường xấu nhưng văn hóa thì rất hay. Bây giờ càng hiện đại thì văn hóa càng thay đổi'.
Với một người trẻ như phượt thủ Trịnh Thanh Tùng, ấn tượng lần đầu tiên khi anh đặt chân tới Hà Giang là sự hùng vĩ, mênh mông của núi đá, không gian.
'Năm 2011 là lần đầu tiên tôi đến Hà Giang. Tôi thực sự ấn tượng bởi sự hoang vắng, cô liêu của nó - một cảm giác rất ngút ngàn và con người vô cùng nhỏ bé trong không gian ấy'.
Với những trải nghiệm hiếm có suốt 40 năm, phượt thủ Du Già đã ghi lại những hình ảnh ấn tượng của Hà Giang, từ những danh thắng ai cũng biết đến tới những vùng đất sâu xa ít người đặt chân.
Theo viet nam net
Săn... vàng trên Mù Cang Chải Mùa lúa chín vào tháng 10 hàng năm là một trong hai mùa đẹp nhất của các tỉnh vùng cao phía Bắc. Giới săn ảnh đua nhau đi săn vàng trên các chân ruộng bậc thang. Mù Cang Chải (Yên Bái) là điểm đến tập trung nhất với các danh thắng nỗi tiếng Sáng Nhù, đồi Mâm Xôi... Thời gian lúa vàng rất...