Đường đến bục giảng: Khánh kiệt vì… thầy
Đã tốn tiền cho con học sư phạm, nhiều gia đình nghèo còn phải bỏ những khoản tiền rất lớn để “ lo lót”, chạy chọt cho con đi dạy. Thế nhưng nhiều người đã “tiền mất, tật mang”…
Có tiền… chưa chắc
Đề cập đến chuyện “phong bì, phong bao” trong quá trình chạy “thầy giáo” cho mấy đứa con tốt nghiệp sư phạm, ông Phạm Loan (Hòa Trị, Phú Hòa, Phú Yên) cay đắng: “Nhiều, nhiều lắm! Trước đây, đồng tiền có giá lắm, mà nhà nông làm chi có nhiều, nhưng phải liên tục “ói” ra bạc triệu! Tui phải bán ruộng đất để “lo” cho con, để nó thỏa chí, để có việc làm “bằng chị bằng em”. Vậy mà… chạy không trúng đường nên chẳng ăn thua gì, tiền mất, tật mang! Tôi đã từng bỏ tiền lo lót cho hai đứa con đi dạy nhưng… trớt qướt!”.
Khi tôi hỏi cụ thể số tiền từng lần “chạy”, ông Loan tỏ ra e dè nhưng rồi cũng nói, vì… tức quá! “Học sư phạm nên đứa nào tốt nghiệp rồi cũng đòi… đi dạy. Đứa đầu tiên thì lúc đó nhà nghèo quá nên tui nói không đi dạy thì ở nhà làm ruộng, tiền đâu mà… chạy. Đứa thứ hai thì một bà người quen nhận xin giùm đi dạy. Vợ chồng tui chạy mượn 15 triệu đồng để đưa bả nhưng chờ hơn cả năm chẳng thấy động tĩnh gì, mấy đứa con tui phải bàn nhau gây áp lực, mới lấy lại được tiền.
Đứa thứ ba thì “rút kinh nghiệm”, không thông qua “cò”, nó nộp đơn rồi quà cáp đủ đường, vẫn chả ăn thua. Nghe người quen chỉ dẫn, nó đem 5 triệu đồng bỏ bì thư rồi lót kèm trong thùng bia 333, gửi tận tay vợ một trưởng phòng GDĐT, gọi là “quà khởi sự”.
Bà này hứa khi nào có “tín hiệu” sẽ điện thoại; thế nhưng chờ hơn cả năm trời chẳng thấy một tiếng ừ hử. Nó giờ tìm việc làm khác, xác định không “dạy dỗ” gì nữa nhưng vẫn ức vì bỏ ra mấy triệu bạc… mất oan. Vợ chồng nó có bàn chuyện đòi lại nhưng mà bằng chứng gì về việc “lót tay” 5 triệu đồng, mà đòi? Cái thùng bia cũng mất không…!”.
Tại Sở GDĐT Phú Yên luôn tồn đọng hàng ngàn hồ sơ của sinh viên sư phạm
Video đang HOT
Có “cò con” thì có “cò mẹ”!
Ông Trần Thành Ngô- một cán bộ lão thành về hưu ở xã Hòa Đồng (huyện Tây Hòa, Phú Yên), bức xúc: “Mới rặt ròng đây, đứa cháu tui xin đi dạy, có người đòi thẳng 100 triệu đồng là “xong”. Tui ức quá, tiền đâu mà chung đủ, rồi đi dạy bao nhiêu năm mới bù đủ lại số tiền 100 triệu này. Tui thấy chuyện chạy chọt lót tay để xin dạy học bây giờ trắng trợn quá, kinh khủng quá…! Có hẳn những đường dây như vòi bạch tuộc! Mà chẳng thấy cơ quan nào “rờ” tới…”. Thế nhưng khi tôi hỏi cụ thể “ai đòi tiền, thời điểm?” thì ông lại ngại ngần: “Thôi, em ơi, nó ảnh hưởng tùm lum đến bao nhiêu người…”.
Một nam giáo viên (xin giấu tên) nói: “Chuyện chung chi tiền triệu để xin việc ngành giáo dục, xin chuyển từ vùng xa về phố, dạy gần nhà… là “cũ” lắm rồi! Người ta làm và nói đầy ra đó, coi như điều bình thường trong xã hội bây giờ.
Nhiều người bóp bụng lo tiền đến khóc ra máu, gia đình khánh kiệt cũng vì cái chỗ dạy. Tôi cũng chung chi để có chỗ dạy này; đắng cay và nhục nhã lắm khi đứng trước mặt học trò, nhưng biết làm sao đây?!”. Một sinh viên sư phạm “nằm nhà” thì tâm trạng: “Em nghe nói để được đi dạy, chuyện “chung” mấy chục triệu là “xưa” rồi, bây giờ “trượt giá” trên cả trăm triệu lận…!”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên bình luận: “Tôi có nghe về việc lo lót tiền nong để xin đi dạy. Nhưng không nghĩ là quá ghê gớm, trắng trợn như dư luận đồn đại. Thế nhưng tiêu cực là có thật và đã tạo ra sự bất bình đẳng nghiêm trọng trong tuyển dụng sinh viên sư phạm. Bằng chứng là nhiều sinh viên yếu kém thì được tuyển dụng nhưng sinh viên giỏi thì chỉ biết… đứng nhìn!”.
Còn ông Nguyễn Ngọc Đa- Trưởng phòng Tổ chức Sở GDĐT Phú Yên, thì nói: “Tình trạng “cung” quá lớn so với “cầu” là mảnh đất để phát sinh tiêu cực. Một số người lợi dụng tình hình này và sự quen biết với những người có chức quyền để làm “cò” chạy việc trong ngành giáo dục.
Tiêu cực ở đâu và thời gian nào, “cò” móc nối với ai thì tôi không rõ nhưng hơn một năm tôi làm Trưởng phòng Tổ chức Sở GDĐT thì việc tuyển dụng giáo viên luôn được tổ chức rất minh bạch. Luôn ưu tiên sinh viên có điểm số giỏi, xem xét chế độ chính sách, chú ý sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi… Mà hội đồng tuyển dụng thì rất đông người, gồm lãnh đạo sở và nhiều phòng chuyên môn, chức năng; quyết định nhận ai thì phải được bàn bạc, cân nhắc rất kỹ…”.
Khi cung nhiều hơn cầu và nạn chạy chọt, hối lộ vẫn tràn lan thì không có tiêu cực mới là chuyện lạ. Phóng viên cũng đã đặt câu hỏi trực diện với một số quan chức về tiêu cực trong chạy việc ngành giáo dục. Thế nhưng đều nhận được những câu trả lời tránh né…
Theo Đào Đức Tuấn (Dân Việt)
Cả trường giúp Hiếu
Nhịp sống trẻ vừa nhận được lá thư từ ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Tân, TP.HCM). Lá thư tha thiết: có một số phận nhỏ nhoi, là học sinh nghèo của trường, đang trên giường bệnh với ý chí ham học ngoan cường...
Mỗi lần tới thăm, Bùi Chính (bạn cùng lớp) xoa bóp cho Hiếu bớt những cơn đau hành hạ - Ảnh: Bình Thanh
Cô Đặng Thị Yến - hiệu trưởng - bày tỏ: những tháng qua, thầy cô và học sinh của trường mỗi người góp một chút, được khoảng 36 triệu đồng giúp em nhưng chẳng thấm tháp vào đâu với căn bệnh suy thận mãn của cậu học trò nghèo hiếu học Phạm Trung Hiếu (lớp 11B4). Cô trăn trở: "Các bác sĩ cho biết để chữa trị cho Hiếu phải cắt bỏ quả thận hư và ghép thận. Mẹ của Hiếu đã chấp nhận hiến thận cho con nhưng chi phí ca phẫu thuật quá lớn, tới hơn 200 triệu đồng, cả gia đình và nhà trường đều quá sức...".
Số phận nghiệt ngã
Hiện Hiếu đang ở giai đoạn cuối của bệnh suy thận mãn. 16 tuổi nhưng chỉ cao 1,35m, nặng chưa tới 25kg, trông Hiếu hom hem lọt thỏm trên giường bệnh. "Nếu không mổ để ghép thận thì phải chạy thận suốt đời. Tìm được thận tương thích, số tiền ít nhất để mổ là 200 triệu đồng. Còn nếu chạy thận thì gia đình bệnh nhân cũng phải tốn ít nhất 1 triệu đồng/tháng khi đã có bảo hiểm y tế, chưa kể tiền thuốc thang, bồi bổ" - bác sĩ Tạ Phương Dung, trưởng khoa nội thận - miễn dịch ghép, Bệnh viện 115 (Q.10) - cho biết.
Bệnh của Hiếu được phát hiện từ năm lớp 8 nhưng gia đình nghèo đành chịu. Đến năm nay khi lên lớp 11 thì bệnh trở nặng. Bà Nguyễn Thị Hồng (39 tuổi) - mẹ Hiếu, từ Bình Định vào đây làm lụng kiếm ăn nuôi con học - đi bán sữa đậu nành từ 4g sáng, chắt chiu mỗi ngày chưa tới 100.000 đồng; còn cha em - ông Phạm Phú Chí (46 tuổi), nuôi heo, thu nhập bấp bênh. Nơi trú mưa trú nắng cho gia đình Hiếu là chòi lá tạm bợ không số trên con phố không tên ở quận Bình Tân trong một con đường đất ngoằn ngoèo, được thuê với giá 1,5 triệu đồng/tháng.
Suốt 11 năm qua Hiếu đều học khá. Những ngày chưa nhập viện nhưng mắt mờ, tay chân bị phù khó cử động, mẹ không cho đi học, Hiếu khóc và lôi sách vở cặm cụi tự học. Cô chủ nhiệm Hà Phương Uyên cho biết nhiều khi Hiếu còn đòi giải bài tập sau mấy ngày không tới lớp.
Cô Uyên xúc động: "Trong lớp Hiếu hiền lành ít nói, học khá và rất siêng. Lúc ốm nặng Hiếu vẫn nhất quyết đi học. Tôi với mấy đứa nhỏ trong lớp phải tỉ tê mãi Hiếu mới chịu nghỉ để nhập viện". Tháng 9 rồi phải nằm viện trúng đợt thi học sinh giỏi toán ở trường, Hiếu khóc đòi về đi thi nhưng bác sĩ không cho vì sợ nguy hiểm tới tính mạng. Không có sức đi học, nhiều hôm Hiếu đòi mẹ chở lên trường rồi nhờ bạn cõng vào lớp gặp thầy cô, bạn bè, nghe tiếng trống trường cho bớt nhớ mới chịu về.
"Hiếu nằm viện chưa được hai tháng mà đã phải chi hơn 60 triệu đồng. Nhưng dù cực khổ cỡ nào, dù phải ra đường ở, vợ chồng tôi cũng sẽ cố, chỉ mong con có cơ hội sống" - bà Hồng mím môi.
Tấm lòng thầy cô, bạn bè
Những ngày Hiếu nằm viện, thầy cô, bạn bè đến thăm và ai cũng đứt ruột nhìn thân hình nhỏ thó, héo queo đầy sẹo và vết băng bó. Hiếu chỉ có thể nhìn, gật, lắc chứ không nói nổi dù chỉ mấp máy môi. Rời viện về nhà, cả đêm đó cô hiệu trưởng Đặng Thị Yến trằn trọc không ngủ.
Sáng hôm sau, cô bàn với ban giám hiệu phát động toàn trường quyên góp ủng hộ cho Hiếu. Cô Yến cho hay Hiếu là trường hợp về một số phận nghiệt ngã đầu tiên gây xúc động và tác động lớn tới toàn thể thầy cô và hơn 1.000 học sinh trong trường. "Có em vét túi được 1.000, 2.000 đồng. Nhiều thầy cô tuy còn khó khăn cũng góp một tháng lương, móc thêm tiền túi" - cô hiệu phó Thanh Hòa kể. Góp được đồng nào thầy cô lại tất tả mang vào bệnh viện cho Hiếu. 36 triệu đồng là số tiền sau bốn đợt đóng góp của toàn trường. Nhận được những đồng tiền của thầy cô trường nghèo nhưng giàu lòng nhân ái, lần nào mẹ con Hiếu cũng rơi nước mắt.
Tìm mọi cách vận động nguồn đóng góp từ trường rồi các quỹ học bổng, khuyến học nhưng số tiền góp được hẵng còn quá ít ỏi để giúp được Hiếu. "Liệu còn cách nào không", sự lo lắng đó cứ đeo bám cô Yến hoài. Chợt nhớ có lần đọc bài trên báo Tuổi Trẻ về trường hợp có người tình nguyện hiến thận giúp một học trò khốn khó, cô Yến ngay lập tức viết thư gửi tòa soạn báo, nuôi niềm tin sẽ có thêm nhiều người hiểu và chung tay ủng hộ Hiếu vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trong thư cô đẫm nước mắt: "Thầy trò chúng tôi mong được sự giúp đỡ của những tấm lòng cho trái tim nhỏ bé của em Hiếu một niềm hi vọng".
Còn Hiếu, khi nằm bệnh viện, lúc được về nhà, đều thì thào mong mỏi:" Em chỉ mong được đi học lại". Nhưng mong ước là bình thường của bao bạn bè cùng trang lứa, với Hiếu là điều nghiệt ngã biết bao nhiêu...
Theo thanh niên
Quà 20/11, khen giầy cô đẹp để lấy số đo Chuyện quà cáp thầy cô nhân ngày 20/11 năm nào cũng là chủ đề được bàn tán rộn ràng. Chỉ cần lướt qua một vài trang web dành cho các bậc cha mẹ, có thể dễ dàng thấy những "topic" nóng này luôn được cập nhật hằng ngày. Phong bì vẫn là lựa chọn số 1 Rất nhiều phụ huynh đồng ý với...