Đường dây trộm siêu xe ở Anh chuyển sang Thái Lan
Cả chục chiếc gồm từ Lamborghini, Porsche và BMW được báo mất ở Anh sau đó lên tàu tới Thái Lan khiến cảnh sát cả 2 nước phải vào cuộc.
Sau khi cảnh sát Anh yêu cầu được thu lại những chiếc xe bị mất trộm, các thám tử ở Bangkok tiến hành hàng loạt vụ truy lùng gắt gao tại các đại lý trong những tuần qua, theo The Guardian.
Hơn 120 mẫu xe thể thao cao cấp bị thu giữ, trong đó một số mẫu được xác định là đồ ăn cắp từ tận Anh quốc. Những chiếc Lamborghini dường như là lựa chọn hàng đầu khi chiếm 32 trong số 122 xe bị tịch thu, theo thông tin từ Phòng điều tra đặc biệt của Thái Lan (DSI).
Anh cũng chính là nguồn cung cấp xe nhập khẩu hạng sang phổ biến nhất cho thị trường Thái Lan bởi cả 2 quốc gia đều sử dụng ôtô có vô-lăng bên phải.
Một chiếc Porsche trưng bày ở một đại lý tại Bangkok, nơi bị cáo buộc bán xe ăn trộm từ Anh. Ảnh: AFP.
Các nhà điều tra Thái Lan cho biết phát hiện ra một loạt vụ gian lận và trốn thuế mà các đại lý và một số viên chức hải quan bị mua chuộc đã thực hiện nhằm tránh mức thuế nhập khẩu cao ngất ngưởng đánh vào dòng siêu xe – thường khoảng 328%.
“Hơn 1.000 siêu xe liên quan trong vụ gian lận bị đánh giá thấp này”, trung tá Korawat Panprapakorn của DSI, người đứng đầu cuộc điều tra, cho biết. “Hành vi này đã được thực hiện suốt thời gian dài”.
Những trò trốn thuế có thể gồm từ sáng kiến tinh vi cho đến phương pháp đơn giản đến kỳ lạ.
Video đang HOT
Ít nhất 2 chiếc xe xuất phát từ Anh qua đường biển trong tình trạng linh kiện rời rồi sau đó được lắp ráp tại Thái Lan để tránh mức thuế gấp 3.
8 chiếc Lamborghini được khai báo một cách đơn giản là Gallardo, mẫu xe giá rẻ hơn trong dòng sản phẩm thuộc thương hiệu này, khi thực tế là các mẫu Aventador đắt hơn nhiều. Trong khi đó, nhân viên hải quan thì không nhận ra, hoặc cố tình “mắt nhắm mắt mở” mà cho qua.
Nhưng tình trạng chung là phần lớn các đại lý đều khai báo giá trị thấp hơn thực tế của các mẫu xe, thường là cả chục nghìn USD, theo DSI, và hiện khoảng 30 doanh nghiệp đang bị điều tra.
Một số nguồn tin từ Anh cho biết, phần lớn xe được mua từ nguồn vay và lên tàu tới Thái Lan. Khi xe đang được vận chuyển trên biển, chủ xe báo mất trộm và dừng trả tiền hàng tháng.
Một chiếc Lamborghini nằm cùng đại lý với chiếc Porsche. Ảnh: AFP.
Cơ quan điều tra về tội phạm về xe hơi của Anh khẳng định đang làm việc với cảnh sát Thái Lan để theo dấu những chiếc xe bị mất trộm.
“Hiện có 38 chiếc bị mất ở Anh, được nhận dạng qua số động cơ và khung gầm, có giá trị khoảng 3 triệu USD đã được nhập khẩu vào Thái Lan. Trong đó 7 xe được xác định đã bị DSI thu giữ từ một đại lý xe cũ ở Bangkok”.
Chủ đại lý trên, Indharasak Techaterasiri, biệt danh “Boy Unity”, được biết đến rộng rãi ở thị trường xe sang, nói rằng không hề hay biết những xe này bị lấy trộm.
Techaterasiri khẳng định nhập khoảng 500 đến 600 chiếc xe sang mỗi năm từ Anh và hãng vận chuyển luôn kiểm tra dữ liệu đăng ký xe ở Anh để đảm bảo chúng không phải đồ phạm pháp.
Techaterasiri còn bị cảnh sát cáo buộc khai báo thấp hơn giá trị thực của những chiếc xe nhập, nhưng ông chủ đại lý xe cũ cho rằng việc đánh giá là do nhân viên hải quan vì thế lỗi là của họ.
Tuần trước, Techaterasiri đã đâm đơn kiện DSI sau khi bị đóng cửa showroom. Và ngay sau khi người đàn ông này rời khỏi tòa án, cảnh sát lập tức còng tay ông chủ đại lý với cáo buộc trốn thuế liên quan tới các khiếu nại của những khách hàng giàu có, rằng xe của họ có thể trở thành đồ phạm pháp.
Trong khi một số xe được khai báo mất trộm ở Anh đã được xác định vị trí, thì khả năng quay trở lại Anh dường như không thể trong tương lai gần. Hệ thống pháp luật của Thái Lan vốn được biết đến vì việc kém minh bạch và chậm chạp, trong khi DSI cho biết bất cứ vụ án nào cũng phải đi đến kết luận trước khi xe có thể được gửi trở lại nơi ban đầu.
“Công việc rất khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ điều tra toàn bộ vụ việc này”, viên trung tá của DSI phát biểu. “Điều đó sẽ mất thời gian”.
Theo Vnexpress.net
YouTube thật sự đã "ngốn" bao nhiêu dữ liệu di động?
YouTube là trang web phát video trực tuyến phổ biến nhất trên thế giới với số lượng người dùng lên đến hàng tỷ. Họ có thể xem đi xem lại các video yêu thích của mình liên tục hàng giờ.
Tuy nhiên nếu người dùng không để ý, YouTube có thể ngốn rất nhiều dữ liệu di động. Nhưng thực sự thì con số này là bao nhiêu?
Phương pháp thử nghiệm ở Android là sử dụng công cụ giám sát dữ liệu được tích hợp sẵn kết hợp với ứng dụng Google Datally và GlassWire. Cả hai ứng dụng này đều ghi lại số dữ liệu đã được sử dụng gần sát với thời gian thực. Sau đó sẽ so sánh và tính trung bình để cho kết quả chính xác hơn dựa trên những giá trị đo được từ ba công cụ này.
Bằng cách chạy video định dạng HDR, 60 FPS, độ phân giải 8K (4320p) được khóa trong vòng 3 phút với thiết bị thực hiện là điện thoại Android cùng với máy tính (không hỗ trợ HDR nên có thể bitrate tối đa không chính xác và chỉ dùng để ước tính). Và dưới đây là bảng kết quả thu được.
Kết quả cho thấy, khi xem video bitrate cao ở định dạng HDR, 60 FPS thì sẽ có tốc độ sử dụng dữ liệu cao hơn đáng kể so với video không sử dụng HDR, 30 FPS.
Một điều thú vị khác là cách YouTube tải dữ liệu Nó tải theo từng đoạn chứ không phải cả một luồng dữ liệu liên tục. Với video có chất lượng thấp, các đoạn này rất dễ xác định vì YouTube có thể tải các đoạn này cùng một lúc.
Như đồ thị ở trên, nó đã tải toàn bộ video ở độ phân giải 144p chỉ trong sáu đoạn lớn rất dễ nhận ra. Còn với độ phân giải 4K, video được tải trong các đoạn nhỏ đến mức giống như là cả một luồng dữ liệu liên tục.
Ngoài ra, các video phát trực tiếp (Livestream) và video thông thường có cùng bitrate và dữ liệu sử dụng tổng thể nhưng video phát trực tiếp yêu cầu người dùng phải có kết nối ổn định để không gặp các sự cố về việc tải dữ liệu.
YouTube đã tải xuống nhiều dữ liệu tạm thời của video hơn dữ liệu người dùng thực sự xem và điều này thực sự ảnh hưởng đến mức độ sử dụng dữ liệu. Nhưng người dùng có thể tiết kiệm dữ liệu của Youtube bằng cách đơn giản là giảm độ phân giải của video, hoặc sử dụng các ứng dụng/tính năng tiết kiệm dữ liệu trên hầu hết các điện thoại Android.
Nguồn: Android Authority
Vượt qua Windows 7, Windows 10 trở thành hệ điều hành phổ biến nhất Theo thống kê mới nhất từ Netmarketshare, Windows 10 đã vượt qua Windows 7 và trở thành hệ điều hành máy tính được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Mặc dù phải mất một thời gian dài, cuối cùng thì Windows 10 đã có thể làm được điều này. Theo đó, vào tháng 12/2018, Windows 10 đã chiếm tới 39.22% thị phần,...