Đường dây tội phạm người nước ngoài “sống” bằng thẻ tín dụng giả
Cơ quan an ninh điều tra Công an TPHCM vừa đề nghị truy tố bị can Looi HawShyan (SN 1990, quốc tịch Malaysia) về tội “làm, tàng trữ, lưu hành các giấy tờ có giá giả khác”; Cổ Kim Thạch (SN 1972, ngụ Q5, TPHCM) và Khoo Boon Loke (SN 1987, quốc tịch Malaysia) về tội “lưu hành các giấy tờ có giá giả khác”.
Cổ Kim Thạch
Chỉ đạo từ xa…
Qua theo dõi, 5 giờ 50 phút ngày 30-12-2011, trong khi Cổ Kim Thạch đưa thẻ ATM vào máy rút tiền trước Trung tâm văn hóa Q11 (đường Bình Thới, P9), lực lượng CATP đã nhanh chóng ập vào giữ nguyên hiện trường. Sau khi bị bắt, Thạch khai nhận toàn bộ hành vi. Theo đó, nguồn gốc thẻ ATM giả mà Thạch sử dụng do Looi HawShyan đưa. Dựa trên lời khai của Thạch, cùng ngày cơ quan điều tra tiến hành khám xét nơi ở của HawShyan, phát hiện và thu giữ được nhiều phương tiện chuyên dùng “sản xuất” thẻ tín dụng giả cùng nhiều thẻ tín dụng giả. Một ngày sau, cơ quan điều tra thực hiện lệnh bắt khẩn cấp HawShyan.
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, trước đó Khoo Boon Loke cũng bị bắt quả tang về hành vi sử dụng thẻ tín dụng giả trong lúc đang thanh toán hơn năm triệu đồng tại quán bar Gold Club, Q1. Quá trình điều tra, Loke và HawShyan thừa nhận đã nhiều lần cùng thực hiện việc lưu hành thẻ tín dụng giả.
Video đang HOT
Thực hiện khám xét, cơ quan chức năng thu giữ nhiều vật chứng có liên quan đến vụ án. Tại nơi ở của Cổ Kim Thạch, lực lượng điều tra phát hiện 29 simcard điện thoại và 26 thẻ ATM giả cùng 48 triệu đồng tiền mặt. Trong khi đó, Looi Hawshyan lại sở hữu dụng cụ làm giả thẻ tín dụng với đầy đủ đồ nghề, một số giấy tờ giả mang tên HawShyan và 39 thẻ tín dụng giả. Còn vật chứng thu giữ tại nơi ở của Khoo Boom Loke bao gồm nhiều hóa đơn thanh toán tiền bằng thẻ tín dụng giả, 14 thẻ tín dụng giả và hơn 36 triệu đồng.
Từ lời khai của các đối tượng, được biết kẻ chủ mưu đứng đằng sau vụ này là một người tên A Phong, quốc tịch Malaysia (chưa rõ lai lịch). HawShyan khai nhận: ngày 21-7-2011, A Phong mua vé máy bay cho y qua Việt Nam. Trước khi đi, người của A Phong đưa cho HawShyan một valy xách tay đựng phương tiện, thiết bị làm thẻ tín dụng giả. Sau đó, từ Malaysia, A Phong gọi điện cho HawShyan để hướng dẫn y cách sử dụng thiết bị làm thẻ tín dụng giả. Hai ngày sau, có một người tên Nun (chưa rõ lai lịch) điện thoại cho HawShyan thống nhất việc giao phôi thẻ tín dụng. HawShyan cho biết: qua năm lần hợp tác, y đã nhận tổng cộng khoảng 180-190 phôi thẻ từ Nun. Chúng giao dịch theo cách thức rất đặc biệt để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng VN. Nun bỏ phôi thẻ vào bao thuốc lá, đặt trong nhà vệ sinh của các khách sạn lớn tại trung tâm thành phố rồi gọi điện cho HawShyan đến lấy. Sau khi nhận phôi thẻ, HawShyan dùng thiết bị in dữ liệu vào thẻ. Được biết, dữ liệu do A Phong gởi từ Malaysia về theo đường email. Từ sự phối hợp đó, HawShyan chế tác được khoảng 175 thẻ tín dụng giả (trong đó có 60 thẻ giả loại ATM, 115 thẻ giả loại Visa, Master). Sau khi làm được thẻ giả, HawShyan giao cho đồng bọn sử dụng dưới sự chỉ đạo của A Phong. HawShyan được hưởng 5% số tiền chiếm đoạt từ việc rút ngân hàng bằng thẻ giả. HawShyan khai đã giao 100 thẻ giả loại Visa, Master cho ba đàn em của A Phong (trong đó có hai người chưa rõ lai lịch, còn một người tên Lim Wei Sim). Trong số thẻ tín dụng giả đã đưa, HawShyan không biết chúng sử dụng như thế nào, trị giá rút được bao nhiêu nhưng y được A Phong chia cho khoảng 120 triệu đồng tiền mặt bằng việc chuyển khoản cho mẹ y tại Malaysia. Ngoài ra, theo chỉ đạo của A Phong, Lim Wei Sim đã hai lần đưa tiền cho HawShyan 16 triệu đồng để thanh toán tiền thuê nhà.
Cung cấp thẻ giả cho đồng bọn
Do quen biết với Cổ Kim Thạch, HawShyan giao cho hắn 60 thẻ ATM để sử dụng vào việc rút tiền. Lúc 3 giờ sáng 29-12-2011, y giao 35 thẻ ATM giả cho Thạch tại khách sạn K.Đ, Q11. Sau khi nhận được thẻ, Thạch đến các máy ATM trên địa bàn Q11 để rút 18 triệu đồng. Thạch mang toàn bộ tiền, 25 thẻ giả (theo lời Thạch 10 thẻ bị máy ATM nuốt mất) cùng biên lai rút tiền đến giao cho HawShyan và nhận được 10% tiền hoa hồng. Một ngày sau, khi sửa đổi thông tin trong 25 thẻ giả đã rút để “phù phép” thành thẻ giả mới, HawShyan tiếp tục đưa cho Thạch để rút tiền. Thạch tìm đến các máy ATM trên địa bàn TPHCM rút được 42 triệu đồng. Trong lúc, hắn đang rút tiền tại trụ ATM trước Trung tâm văn hóa Q11 thì bị lực lượng trinh sát bắt quả tang.
Cũng theo lời HawShyan, trong khoảng thời gian đó y còn giữ lại 10 thẻ giả loại Visa và Master để trực tiếp sử dụng. Với số thẻ này, HawShyan thực hiện khoảng 40 lần giao dịch, mua được số hàng tổng trị giá 200 triệu đồng. Đồng thời, y cho biết đã nhận 10 thẻ tín dụng giả từ người của A Phong giao và rút được 16 triệu đồng tiền mặt. Sau khi thực hiện xong, y đã hủy hết nên không nhớ địa chỉ giao dịch cụ thể.
Như vậy, dưới sự điều hành từ A Phong, HawShyan đã làm 85 thẻ giả các loại, cất giữ 39 thẻ giả và trực tiếp sử dụng 9 lượt thẻ tín dụng giả (trong đó thực hiện trót lọt 7 lần với tổng số tiền gần 147 triệu đồng). Ngoài ra, y cùng Cổ Kim Thạch lưu hành 30 lượt rút tiền từ thẻ ATM giả chiếm đoạt 60 triệu đồng, cùng Khoo Boon Loke sử dụng thẻ tín dụng giả nhiều lần trong các đợt giao dịch thanh toán tiền ăn uống, chơi bời. HawShyan còn khai y thường mua rượu, đồ điện tử, yến… bằng thẻ giả.
Khác với HawShyan, Khoo Boon Loke được một người Malaysia tên Willson (chưa rõ lai lịch) điều hành từ xa. Ngày 7-9-2011, Loke được Willson tổ chức cho nhập cảnh vào Việt Nam để hoạt động lưu hành thẻ tín dụng giả. Khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, Loke được một người Malaysia xưng tên Kenny đón và đưa về khách sạn. Sau đó cứ khoảng một tuần, Kenny yêu cầu Loke đổi khách sạn để tránh bị nghi ngờ. Vì thế, cho đến ngày bị bắt Loke khai đã ở sáu khách sạn khác nhau trên địa bàn TPHCM. Trong khoảng thời gian này, Loke được nhóm chuyên tổ chức sử dụng thẻ tín dụng giả gồm các tên Willson, A Zeng, A Long, A Bao và Kenny chỉ đạo và tổ chức việc lưu hành số thẻ giả trên. Trong đó, A Long là người chỉ dẫn cho Loke sử dụng thẻ tín dụng giả mua hàng gì, ở đâu. Willson quản lý tiền và thanh toán tiền với Loke khi mua được hàng bằng thẻ giả. Sau khi tính toán tất cả giao dịch, Loke sẽ được hưởng lợi 10%. Ngoài ra, hắn được bao ăn, ở trong thời gian sinh sống tại Việt Nam.
Theo lời khai của Loke, hắn đã sử dụng 14 thẻ tín dụng giả do đồng bọn đưa để mua hàng với 28 lần thực hiện giao dịch. Từ số thẻ đó, hắn mua trót lọt 22 lần với số tiền giao dịch thành công khoảng 397 triệu đồng (nghĩa là số tiền giao dịch không thành công khoảng 77 triệu đồng). Hàng hóa mà Khoo Boon Loke thường mua bằng thẻ giả là rượu đắt tiền, đồ điện tử có giá trị cao, đồ dùng và thanh toán dịch vụ ăn uống, đi chơi vũ trường… Theo đó, toàn bộ số hàng mua được bằng thẻ giả Khoo Boon Loke đều giao cho một người ở VN (không rõ tên, lai lịch và địa chỉ bởi địa điểm giao không cố định và đây là người của A Long). Tại cơ quan điều tra, Loke khai chưa nhận được 10% số tiền theo thỏa thuận, chỉ mới được đồng bọn ứng 5 triệu đồng để chi xài cá nhân.
Nằm trong mạng lưới làm và lưu hành thẻ tín dụng giả còn có một số đối tượng khác cùng là người Malaysia, nhưng do chưa đủ cơ sở nên trước mắt Cơ quan an ninh điều tra Công an TPHCM chính thức đề nghị truy tố ba đối tượng trên để xử lý theo luật định.
Theo CATP
Vị khách ngoại quốc có hàng trăm thẻ tín dụng giả
Trưa 2-5-2012, nhân viên siêu thị điện thoại di động Viễn Thông A (số 74 Cách Mạng Tháng Tám, P6Q3) tiếp hai thanh niên người nước ngoài. Sau gần cả giờ lựa chọn, cuối cùng một người quyết định "tậu" chiếc máy hiệu Samsung SII White trị giá 12.499.000 đồng rồi đưa thẻ tín dụng Ngân hàng Sacombank cho nhân viên Trương Nhã Trúc thanh toán tiền. Chị Trúc cà vào thì máy báo thẻ bị từ chối.
Vị khách đưa thêm hai thẻ cùng loại nữa nhưng cũng bị từ chối nên liên hệ với phía ngân hàng nhờ hỗ trợ. Anh Dư Quốc Hưng, cán bộ ngân hàng, đang làm việc tại Trung tâm thẻ Sacombank (trụ sở 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q3) kiểm tra và phát hiện cả ba thẻ tín dụng trên đều làm giả, liền phối hợp với nhân viên siêu thị tìm cách giữ chân anh ta rồi âm thầm báo công an. Đoán biết hành vi lừa đảo đã bị phát giác, đồng bọn đi cùng nhanh chân tẩu thoát, còn Andy Teh Wei Siang (SN 1996, quốc tịch Malaysia) bị bắt quả tang cùng vật chứng.
Andy Teh Wei Siang
Kiểm tra người đối tượng, Công an phường 6 quận 3 thu giữ 13 thẻ tín dụng giả mạo Ngân hàng Sacombank. Bước đầu, Andy Teh Wei Siang khai mua 16 thẻ này tại Malaysia với giá 3.500 ringgit của một người không rõ lai lịch. Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, anh ta dùng số thẻ trên thanh toán tiền phòng được hai lần. Khám xét nơi lưu trú của Andy Teh Wei Siang tại khách sạn Moonlight trên đường Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1, công an phát hiện thêm 184 thẻ tín dụng giả khác, 9 tờ hóa đơn VAT và 2 ĐTDĐ loại đắt tiền.
Vụ việc đã được chuyển giao cho cơ quan an ninh điều tra.
Theo CATP
Ăn cắp từ thẻ ATM, thẻ tín dụng ngày càng tinh vi Khi (nh) bắt đầu phát hành thẻ ATM, người ta cho rằng sẽ hạn chế thói quen sử dụng tiền mặt và đương nhiên sẽ an toàn hơn trong việc bảo quản tiền. Nhưng thực tế sau gần 10 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, thẻ ATM vẫn chưa được người dân tin tưởng sử dụng bởi ngoài những bất lợi...