Đường dây nóng tư vấn virus Corona: Chuyên gia chia sẻ việc “bỏng tay”
Tối 1/2, chuyên gia phòng dịch Nguyễn Trung Cấp đã chia sẻ việc “bỏng tay” khi giữ đường dây nóng về phòng chống dịch bệnh viêm phổi do chủng với virus Corona (nCoV).
Trước ngày 31/1, đường dây nóng 19003228 được Bộ Y tế quy định để trực các cuộc gọi về phòng chống dịch bệnh viêm phổi do chủng với virus Corona (nCoV) đã bị lên án vì việc thu phí 5.000 đồng/phút tư vấn. Việc thu phí đường dây nóng trong thời buổi dịch bệnh khiến nhiều người bức xúc.
Sau đó, Bộ Y tế liên hệ với Cục Viễn thông – Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị hỗ trợ người dân tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng. Đơn vị đã chỉ đạo nhà mạng miễn phí cho người dân. Từ 0h ngày 1/2, đường dây phòng chống dịch do virus nCoV 19003228 được miễn phí cuộc gọi.
Chia sẻ, tâm sự về việc vì sao trước đó đường dây nóng 19003228 thu phí 5.000 đồng/phút, thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, đường dây 19003228 vốn là đường dây dịch vụ tư vấn của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bệnh viện là đơn vị đã tự chủ tài chính và các hoạt động đều phải lấy thu bù chi nên giá tư vấn của đường dây là 5.000 đồng/cuộc gọi.
Dịch viêm phổi do virus Corona xảy ra đúng dịp Tết nên tất cả các đơn vị liên quan (VNPT, Viettel) đều nghỉ Tết, người trực không đủ thẩm quyền quyết. Do đó, Bộ Y tế chưa thể bố trí được đường dây nóng miễn phí nên quyết định lấy đường dây này để làm đường dây nóng.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Hàng trăm cuộc gọi chỉ có 3 cuộc “nóng”.
Bộ đã giao cho các bác sĩ trưởng ca trực giữ để giải quyết các sự vụ nóng của vụ dịch. “Tôi trực đúng hôm đó và nắm rõ sự việc. Bác sĩ Dung được phân công giữ đường dây 19003228. Ngay sau khi Bộ Y tế công bố đường dây nóng, lập tức đường dây nóng đã “nóng sôi sục”, bỏng tay khiến bác sĩ Dung không chịu nổi, 22h đêm vẫn phải phi xe từ nhà lên bệnh viện để “mếu máo” xin trao trả đường dây nóng. Tôi đã tiếp nhận đường dây từ 22h đêm hôm trước đến 8h sáng hôm sau. Quả thật là “phát điên” khi các cuộc gọi liên tục trong khi tôi vẫn phải trực và điều trị gần 200 bệnh nhân ngay đêm đó. Nhiều cuộc gọi đến giữa lúc tôi đang cấp cứu bệnh nhân” – bác sĩ Cấp chia sẻ.
Bác sĩ nói thêm: “Đáng nói đường dây nóng sinh ra để giải quyết các tình huống NÓNG của bệnh nhân và các bệnh viện tuyến dưới, nhưng điều đáng buồn là hầu hết các cuộc gọi đến đều nhằm mục đích thử đường dây hoặc yêu cầu giải đáp các tò mò thắc mắc kiểu: “Bệnh này là gì?”, “Virus này có lây qua đường tình dục không?” thậm chí trêu chọc, “buôn dưa lê”. Trong 1 đêm với gần trăm cuộc gọi chỉ có 3 cuộc gọi thực sự NÓNG xin tư vấn tình huống dịch của 2 bệnh viện tuyến dưới và của 1 khách sạn.
Đến ngày làm việc đầu tiên của năm mới. VNPT, Viettel đã đi làm và quyết định miễn phí các cuộc gọi đến đường dây nóng thì đường dây 19003228 của chúng tôi mới được giải phóng. Nhưng quá đủ thời gian để các bác sĩ của chúng tôi kiệt sức với đường dây này và cho một bộ phận cư dân mạng thoải mái lên án, mắng chửi việc đường dây nóng thu tiền. Uy tín của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương bị tổn hại không ít”.
Trước đó, ông Nguyễn Vũ Trung – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, ban đầu số điện thoại 19003228 là số điện thoại tư vấn, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Khi có dịch do virus Corona, Bộ Y tế đã giao cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương – với tư cách là bệnh viện đầu ngành chuyên tiếp nhận điều trị các bệnh truyền nhiễm – tư vấn thông tin về dịch bệnh này. Cũng do đó, số điện thoại 19003228 được Bộ Y tế sử dụng là số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận, cung cấp thông tin về dịch Corona trong cả nước.
Từ đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã huy động lực lượng đông đảo, gồm các bác sĩ cho chuyên môn tốt – đều là trưởng, phó các khoa phòng của bệnh viện – tham gia trả lời người dân qua đường dây nóng, trực 24/24 giờ. Trong mấy ngày vừa qua, đường dây nóng rất quá tải, có những ngày tiếp nhận tới hàng trăm cuộc điện thoại.
Đường dây nóng đó của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vốn thu phí 5.000 đồng/phút chứ không phải sau khi thành đường dây nóng tư vấn về dịch virus Corona mới thu tiền. Ngay sau khi Bộ Y tế lên tiếng đề xuất với Cục Cục Viễn thông – Bộ Thông tin Truyền thông thì nhà mạng mới hỗ trợ miễn phí.
Theo danviet.vn
Hải Phòng: Thêm 4 người nghi nhiễm virus Corona đang được theo dõi
Chiều nay (1/2), Sở Y tế Hải Phòng cho biết, có thêm 4 trường hợp nghi nhiễm bệnh viêm hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, trong đó có 1 người Trung Quốc.
Trường hợp thứ nhất là anh Trần Sơn T (sinh năm 1990, ở đường Bùi Thị Tự Nhiên, Đông Hải 1, Hải An). Ngày 19/1, anh T (du học tại Vũ Hán, Trung Quốc) về sân bay Nội Bài, di chuyển ra bến xe Gia Lâm bằng xe buýt, lên xe khách Anh Huy biển số 15B-029.59 về bến xe Cầu Rào, rồi đi taxi về nhà. Trong cả quá trình di chuyển từ sân bay Nội Bài về nhà, anh T không dừng nghỉ hay ăn uống ở dọc đường và có đeo khẩu trang.
Phó Giám đốc Công an TP.Hải Phòng Lê Trung Sơn báo cáo tình hình người nước ngoài xuất nhập cảnh tạm trú trên địa bàn TP.Hải Phòng.
Từ ngày 19-23/1, anh T không đi đâu, chỉ ở nhà. Ngày 23/1, anh T đi chơi tại trung tâm thành phố và đến nhà bà nội ở phố Lê Lai, quận Ngô Quyền. Trong toàn bộ quá trình di chuyển và ở nhà bà nội, anh T luôn đeo khẩu trang.
Ngày 24/1 đến 1/2, anh T không đi đâu ra khỏi nhà và đeo khẩu trang. Suốt thời gian từ Vũ Hán trở về, anh T theo dõi nhiệt độ hằng ngày, dao động từ 36,8 đến 37,1 độ C, ngoài ra không có dấu hiệu gì bất thường.
Lúc 13h ngày 1/2, người bệnh kiểm tra nhiệt độ là 37,2 độ C. Đến 14h30 cùng ngày, cán bộ y tế tiếp cận tại nhà và kiểm tra nhiệt độ cơ thể là 37 độ C, mạch huyết áp đều ở chỉ số bình thường, không có các dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi, đau mỏi cơ xương, khớp. Hiện anh T đã được nhân viên y tế chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.
Trường hợp thứ hai là anh Nguyễn Văn H (33 tuổi, ở xã Hoàng Động, Thủy Nguyên; làm lái xe cho Công ty Thống Nhất). Ngày 22/1, anh H lái xe đưa một đoàn chuyên gia người Trung Quốc ra sân bay về Trung Quốc. Đến ngày 24/1, bệnh nhân lái xe đón đoàn chuyên gia về công ty làm việc.
Trong đoàn Trung Quốc có người biểu hiện viêm long đường hô hấp trên và phải dùng thuốc. Anh H không biết đoàn người này về địa chỉ nào ở Trung Quốc. Ngày 29/1, bệnh nhân thấy mệt mỏi, ho, ớn lạnh. Đến 9h, bệnh nhân vào Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Việt Tiệp để cách ly điều trị. Hiện người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt, thỉnh thoảng ho, mệt mỏi. Trung tâm Y tế dự phòng lấy mẫu bệnh phẩm lúc 15h10 ngày 31/1 và gửi mẫu về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lúc 15h30.
Trường hợp thứ ba là anh Nguyễn Văn Đ (sinh năm 1986, ở xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo). Ngày 15/1, người bệnh đi máy bay từ Hà Bắc (Trung Quốc) về Nam Ninh (Trung Quốc), đi xe ô tô từ Nam Ninh về thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), sau đó đi xe khách về nhà tại Vĩnh Bảo. Đến ngày 30/1, anh Đ thấy sốt, đau họng, đau mỏi cơ bắp, ho, không khó thở. Lúc 13h30 ngày 31/1, anh đến Bệnh viện Vĩnh Bảo, khám có sốt 37,8 độ C, ho, đau mỏi cơ, họng đỏ. Bệnh viện huyện Vĩnh Bảo chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện Việt Tiệp. Trung tâm Y tế dự phòng lấy mẫu bệnh lúc 10h ngày 1/2 và gửi mẫu về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lúc 14h cùng ngày.
Trường hợp thứ tư là anh Lu.W.L (người Trung Quốc, sinh năm 1983, ở phố Văn Cao, phường Đằng Lâm, quận Hải An; làm quản lý xưởng dây cáp điện, Công ty TNHH Deamax Cable, Khu công nghiệp Đình Vũ).
Trước đó, ngày 18/1, anh Lu.W.L bay từ Nội Bài đến Thượng Hải, sau đó đi xe ô tô về Hàng Châu (Trung Quốc). Đến ngày 30/1, anh Lu.W.L bay về Nội Bài lúc 18h20, đi xe thuê về nhà thuê ở phố Văn Cao. Đi cùng chuyến bay có vợ là Lang.Y.Y. Thời gian ở Trung Quốc, anh Lu không rõ có tiếp xúc với người mắc viêm phổi do nCoV không. Tối 31/1, người bệnh sốt ho húng hắng, mệt mỏi, đau đầu.
Đến sáng 1/2, anh Lu.W.L vào Bệnh viện Vệt Tiệp. Trung tâm Y tế dự phòng lấy mẫu bệnh phẩm lúc 12h ngày 1/2 và gửi mẫu về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lúc 14h cùng ngày.
Cũng ở một diễn biến khác, Hải Phòng cũng tạm dừng nhập cảnh hành khách và tiếp nhận các chuyến bay từ các vùng có dịch bệnh virus Corona đến Hải Phòng.
Theo danviet.vn
Thuốc nào dùng để điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm phổi do virus Corona? Việt Nam đã công bố dịch truyền nhiễm do virus Corona, sẵn sàng ứng phó với trường hợp dịch lan rộng, trong đó, việc đảm bảo nhu cầu thuốc hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc nCoV rất quan trọng. Về điều này, ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khẳng định, các loại thuốc...