Đường dây nóng “nóng” máy vì dân phàn nàn về y đức
Đường dây nóng của Bộ Y tế “nóng” máy vì dân phàn nàn về y đức. Mới được lập trong 10 ngày đã tiếp nhận gần 300 cuộc gọi phản ánh của người dân về công tác khám chữa bệnh, thái độ y bác sĩ …
Ngày 18/11, tại hội nghị trực tuyến về thiết lập đường dây nóng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ông Nguyễn Xuân Trường, Chánh Văn Bộ y tế cho biết, trong 281 cuộc gọi đến đường dây nóng trên báo Sức khỏe đời sống (Số điện thoại: 0973 306 306) thì có 41% cuộc gọi phản ánh về việc làm sai quy định, nội vụ tại các cơ sở y tế như: thu viện phí cao, quy định sai về bảo hiểm y tế, phản ánh về giấy phép của các cơ sở y tế tư nhân… Bên cạnh đó, 37% phản ánh về chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của y bác sĩ. “Đặc biệt, vẫn còn một số cuộc gọi phản ánh về tình trạng cán bộ y tế nhận hối lộ. Nhiều người dân cũng gay gắt yêu cầu Bộ Y tế phản hồi thông tin phản ánh liên quan đến các khoản thu không đúng quy định, thái độ của đội ngũ y bác sĩ, kết quả khám và siêu âm không chính xác gây tâm lý hoang mang cho người dân”, ông Trường cho biết.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hiện Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo chỉ thị về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh từ người dân về chất lượng khám chữa bệnh qua đường dây nóng. Theo đó sẽ có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho các Sở Y tế; các Cục, Vụ, cơ quan liên quan của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: “Ngành y là ngành đặc biệt, sai sót, tai biến xảy ra là trên sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Khi xảy ra những tai biến, người bệnh đau 1 thì những cán bộ y tế, dù vô y, cố ý hay chưa hoàn thành nhiệm vụ thì cũng đau đớn gấp 10 lần. Chúng ta là những người thầy thuốc, phải quan tâm bệnh nhân, hãy hướng dẫn, thăm hỏi, giải thích những nguy cơ rủi ro của bệnh tật và có một thái độ ân cần chăm sóc. Thực tế, đa số cán bộ y tế làm tốt nhiệm vụ của mình, nhưng vẫn có một vài người nào đó có thái độ chưa thật tốt, bàng quan, thờ ơ trước nỗi đau của người bệnh; chưa sâu sát trong chuyên môn để tránh sai sót…”.
Nữ bộ trưởng chia sẻ, đạo đức không phải của ngành y, mà là đạo đức của một con người trong xã hội. Từ khi sinh ra, chứ không chỉ trong môi trường giảng dạy đại học y tạo nên nhân cách của con người. Vì thế, thời gian tới, ngoài vấn đề quản lý chặt hành nghề y dược tư nhân, vấn đề đạo đức nghề nghiệp Bộ Y tế triển khai quyết liệt mạnh mẽ, quyết tâm nâng cao y đức, đáp ứng từng bước, dần làm hài lòng hơn, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bộ Y tế cũng sẽ ban hành thông tư về quy tắc ứng xử để có hành lang pháp lý xử phạt cao hơn.
Để thực hiện được quyết tâm này, sắp tới Bộ Y tế sẽ thành lập các số đường dây nóng tại BV và phối hợp, thiết lập đường dây nóng trên một số tờ báo. “Tại BV, tại Sở Y tế phải lập các đường dây nóng kèm theo số điện thoại của lãnh đạo đơn vị. Tại bệnh viện sẽ có đường dây nóng tại các khoa khám bệnh, chữa bệnh để nối với trưởng khoa, các đơn vị trực nhận những phản ánh, phàn nàn của người bệnh đến khám chữa bệnh. Một đường dây nóng nối với giám đốc bệnh viện. Trong trường hợp bệnh nhân không phản ánh được tới hai đường dây nóng này, có thể sẽ phản ánh lên đường dây nóng của Bộ Y tế được công bố trên báo ngành Sức khỏe đời sống”, Bà Tiến nói.
Cũng theo Dự thảo, đối với cá nhân và bộ phận bị phản ánh tùy theo từng trường hợp cụ thể, bệnh viện phải có biện pháp xử lý như: phê bình, nhắc nhở trước giao ban bệnh viện; trừ thu nhập tăng thêm; thuyên chuyển vị trí công tác; các hình thức kỷ luật khác theo quy định của Pháp luật. Ngoài ra, các cơ sở cần có các biện pháp để tăng cường hoạt động tiếp nhận của đường dây nóng như: đặt camera giám sát, hòm thư góp ý, bộ phân thông tin chăm sóc khách hàng; tăng cường kiểm tra giám sát…
Bộ trưởng cũng kêu gọi toàn ngành y tế cần chấn chỉnh về thái độ, chăm sóc người bệnh để khi người bệnh; nghiêm khắc xử lý những trường hợp bị dân phản ánh. Bác sĩ bị bệnh nhân kêu thờ ơ để tai biến xảy ra thì có hình thức xử lý như thế nào, trừ tiền thưởng hay nếu là lần 1 thì phê bình trước toàn thể bệnh viện…
Hồng Hải
Theo Dantri
Cuộc chiến thiện - ác
Kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng, cho biết, về chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế cho thấy, tỷ lệ người dân đi khám chữa bệnh tại bệnh viện sử dụng "phong bì" trong dịch vụ y tế tăng đều hàng năm. Càng lên cao thì độ dày của chiếc "phong bì" mà người bệnh đưa cho cán bộ y tế càng tăng thêm. Nếu như ở tuyến cơ sở, tiền bệnh nhân "dúi" cho bác sĩ, y tá, cán bộ y tế chỉ từ 5.000 - 50.000 đồng thì lên tới tuyến Trung ương "phong bì" phải ít nhất là 50.000 đồng cho tới vài triệu, thậm chí là hàng trăm USD.
Việc bệnh nhân phải đưa "phong bì" cho y, bác sĩ mỗi khi đi viện hay chuyện cán bộ y tế vòi vĩnh tiền của người bệnh ngoài tiền thuốc men, viện phí đã trở nên khá phổ biến. Cũng thấy được là hành vi tiêu cực này có tác động tới chất lượng điều trị, sự công bằng trong khám chữa bệnh khi việc đối xử, chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân được đo bằng... độ dày của chiếc phong bì chứ không phải thực trạng bệnh tật của người bệnh.
Công bằng mà nói sự xuống cấp y đức, tiêu cực trong khám chữa bệnh không phải xảy ra ở tất cả bệnh viện hay mọi cán bộ y tế. Tuy nhiên, thực tế tình trạng người dân đi khám chữa bệnh tại nhiều bệnh viện công lập đưa "phong bì" cho y, bác sĩ đã trở nên khá phổ biến. Cho dù, ngành y tế lâu nay đã thực hiện nhiều biện pháp, từ tuyên truyền giáo dục nâng cao y đức cho cán bộ y tế, tổ chức một số bệnh viện cam kết nói không với phong bì, cho tới việc tăng viện phí để tăng nguồn thu cho bệnh viện, giúp cán bộ y tế bớt đi khó khăn nhưng tham nhũng, tiêu cực y tế và xuống cấp y đức vẫn cứ xảy ra tràn lan, thậm chí nghiêm trọng hơn. Đến nay đã là "căn bệnh mãn tính" bởi thực trạng này đã kéo dài lâu nay và ngày càng trở nên trầm trọng hơn, gây bức xúc, khổ sở cho người dân mỗi khi đi khám chữa bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế phải thừa nhận, tình trạng xuống cấp y đức và tiêu cực trong lĩnh vực y tế đang diễn ra rất phức tạp, chẳng khác gì cuộc đấu tranh dai dẳng giữa cái thiện và cái ác. Những bệnh nhân đang mong chờ Bộ Y tế sẽ quyết liệt triển khai những biện pháp, hành động cụ thể để đẩy lùi tình trạng bức xúc trên, trả lại niềm tin của người dân vào y đức, để trong mắt người dân, lương y là "từ mẫu".
Theo ANTD
Bi hài chuyện xin bệnh viện về... chết Đã là bác sĩ ai cũng muốn làm mọi cách để cứu chữa bệnh nhân. Tuy nhiên, không ít trường hợp bác sĩ vừa chữa bệnh, vừa phải đấu tranh với thầy bói, điều đình với người nhà để giữ sự sống cho bệnh nhân. Xin về chết vì "thầy bói bảo" Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm...