Đường dây Liberty Reserve tại Việt Nam bị lật tẩy như thế nào?
Như đã thông tin, CQĐT Bộ Công an vừa kết thúc điều tra vụ án kinh doanh trái phép tiền điện tử Liberty Reserver (viết tắt là tiền LR), xử lý đối tượng đầu tiên là Vũ Văn Lăng, 30 tuổi, Giám đốc Công ty CP Thịnh Vũ, trụ sở tại quận Dương Kinh, TP Hải Phòng.
Hồ sơ vụ án đã được chuyển đến cơ quan tố tụng TP Hải Phòng để xử lý. Nhưng điều mà dư luận rất muốn biết, đó là lực lượng Công an Việt Nam đã làm thế nào để “bóc gỡ” một nhánh của đường dây lừa đảo có tính toàn cầu này?
Từ thông tin của cơ quan chức năng nước ngoài, Công an Việt Nam đã phá chân rết Liberty Reserver ở Hải Phòng
Chân rết toàn cầu
Manh mối vụ án khởi nguồn từ thông tin của đại diện một số quốc gia, sứ quán khu vực châu Âu và Đông Nam Á, đề nghị Công an Việt Nam hợp tác xác minh điều tra những giao dịch bất thường thông qua hệ thống chuyển tiền của Western Union. Thông tin cho thấy, một số đối tượng ở Việt Nam đã nhận tiền từ nhiều nạn nhân, và nhiều địa chỉ giao dịch có “xuất xứ” ở Hải Phòng.
Quá trình điều tra, Cục CSHS Bộ Công an phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã lần ra được phần lớn các giao dịch tiền LR trên thực hiện thông qua Công ty CP Thịnh Vũ, trụ sở tại quận Dương Kinh, TP Hải Phòng, do Vũ Văn Lăng, 30 tuổi, làm Giám đốc. Công ty này thành lập vào năm 2008, với một trong các chức năng là làm đại lý phụ cho một ngân hàng có chi nhánh tại Hải Phòng để chi trả kiều hối thông qua hệ thống Western Union. Tuy nhiên, tháng 6-2011, Western Union Việt Nam đã chấm dứt hợp đồng với Công ty Thịnh Vũ do phát hiện nhiều “vấn đề” bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này. Ngay sau đó, Công ty CP Thịnh Vũ bị Sở Kế hoạch -Đầu tư TP Hải Phòng thu hồi giấy phép kinh doanh.
Tìm cách tiếp cận số đối tác của Công ty Thịnh Vũ, CQĐT xác định Vũ Văn Lăng chính là một mắt xích của tổ chức kinh doanh tiền LR, có trụ sở tại Costa Rica. Tổ chức này vừa bị các cơ quan chức năng của Mỹ triệt xóa vì tham gia rửa tiền với tổng trị giá lên tới 6 tỷ USD.
Video đang HOT
Manh mối phạm pháp đầu tiên liên quan đến Vũ Văn Lăng được lực lượng cảnh sát nước ngoài thông báo cho Công an Việt Nam đều liên quan đến hoạt động của tội phạm công nghệ cao. Vụ thứ nhất diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ; một đối tượng có địa chỉ email money4ptra@gmail.com đã đột nhập và lấy cắp dữ liệu trong máy chủ của một người tên là Tun Musfata. Sau đó, đối tượng này đã yêu cầu nạn nhân phải chuyển gần 1.000 USD cho một người Việt Nam có tên là Vu Van Su (Hai Phong) qua hệ thống chuyển tiền của Western Union.
Tháng 6/2012, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) gửi thông báo cho Công an Việt Nam, cho biết đang tiến hành điều tra một tổ chức tội phạm mạng. Mạng lưới của tổ chức tội phạm này có ở nhiều quốc gia. Cuối năm 2009, FBI phối hợp với nhà chức trách Tây Ban Nha phát hiện thành viên của tổ chức này đã phát tán virus độc hại ảnh hưởng đến khoảng 12 triệu máy tính trên thế giới. Một đối tượng trong tổ chức trên có tên gọi là Nahuel Blanco, sống ở Venezuela, đã gửi 4 thanh toán tiền cho 3 đối tượng người Việt Nam có tên ghi theo tiếng Anh là: Pham Thi Thuy, Bui Thi Tuyen, Doan Van Cong (Hai Phong). Theo FBI, số tiền trên là tiền thanh toán cho việc mua thông tin tín dụng lấy cắp được từ các thẻ tín dụng của khách hàng.
Vụ án chưa kết thúc
Mất rất nhiều thời gian, lực lượng nghiệp vụ Bộ Công an mới rà soát, tìm ra những người có tên nêu trên. Tuy nhiên khi bị mời đến làm việc, tất cả đều ngơ ngác vì chưa bao giờ nhận được tiền từ các đối tượng người nước ngoài kể trên gửi về. Cho đến khi “kẻ giấu mặt” Vũ Văn Lăng sa lưới, thủ đoạn phạm tội của đường dây lừa đảo, trộm cắp thông tin mạng này mới lộ sáng. Lăng đã mượn, thuê CMND (với giá từ 15.000 đến 20.000 đồng) của hơn 100 người, mang đi photocopy rồi trả lại bản gốc. Nhiều trong số những người đã cho Lăng mượn CMND không biết rằng đã bị Lăng và đồng bọn lợi dụng giao dịch tiền phi pháp. Trong vụ án này, CQĐT xác định Lăng câu kết với 2 bạn học từ thời ở trường Cao đẳng công nghệ để phạm tội.
Tháng 12/2012, xác định vụ việc có tính chất nghiêm trọng, liên quan đến hoạt động của tội phạm nhiều quốc gia, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm đã lập chuyên án đấu tranh. Kết quả điều tra cho thấy, từ năm 2008 đến khi bị bắt, Lăng đã thực hiện được gần 60.000 giao dịch với tổng số tiền hơn 400 tỷ đồng. Một câu hỏi đang được CQĐT tập trung làm rõ: trong số các giao dịch trên, bao nhiêu giao dịch tuồn “tiền bẩn” về Việt Nam?
Cơ quan công an đã bước đầu làm rõ được 2 trường hợp đã thông qua Lăng nhận tiền giao dịch từ nước ngoài về từ hành vi phạm pháp. Trường hợp thứ nhất là 1 cá nhân tại Hải Phòng, với giao dịch gần 20.000 USD. Trường hợp thứ hai nhận “tiền bẩn” từ nước ngoài chuyển về thông qua Vũ Văn Lăng, là một ổ nhóm tội phạm chuyên trộm cắp thẻ tín dụng “chùa” của người nước ngoài, sau đó bán cho một số công dân Mỹ. Cầm đầu đường dây này cũng là một đối tượng trú tại Hải Phòng. Thông tin ban đầu cho biết, để chuyển được tiền về, các đối tượng đã câu kết với một số đối tượng người Mỹ. Các đối tượng sẽ đặt mua hàng bằng thẻ tín dụng “chùa” đánh cắp được, sau đó bán hàng, chia lợi nhuận và gửi tiền về Việt Nam thông qua dịch vụ chuyển tiền của Vũ Văn Lăng. Được biết, “nhánh” tội phạm này đang được CATP Hải Phòng điều tra, xử lý.
Theo Dantri
Sen vòi Trung Quốc lắp ráp lại thành sen vòi nhãn hiệu nổi tiếng
Một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm sen vòi tắm và chậu rửa giả nhãn hiệu các hãng nổi tiếng như Inax, Viglacera, American Standard,... vừa bị lực lượng cảnh sát đội Chống hàng giả, Phòng CSKT, CATP HN phát hiện.
Sen vòi giả nhãn hiệu Inax
17h ngày 22/4, tại phố Hồng Mai, Bạch Mai, Hai Bà Trưng, HN, các trinh sát đội Chống hàng giả, Phòng CSKT, CATP HN đã phát hiện nhân viên của Công ty CP và phát triển thương mại Đức Huy đang vận chuyển 20 bộ sen vòi tắm và chậu rửa mang nhãn hiệu Inax của Nhật, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Số sản phẩm này được hãng xác định là hàng giả.
Lực lượng chức năng kiểm đếm số hàng thu giữ
Lực lượng chức năng đã kiểm tra các kho hàng của công ty này tại phố Kim Đồng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, và phát hiện hàng trăm bộ thiết bị sen vòi tắm và chậu rửa mang nhãn hiệu Inax, American Standard, Viglacera,... đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Sản phẩm được làm giả tinh vi
Cơ quan công an còn thu giữ tại kho hàng nhiều phụ kiện sen vòi chưa được lắp ráp, hàng trăm bộ tem nhãn của các hãng và tem chống hàng giả.
Tem nhãn đủ các loại của các nhãn hiệu
Tem chống hảng giả được thu cả sấp?!
Giám đốc công ty là Nguyễn Văn Hiểu (SN 1979) hiện ở Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội khai nhận, đã đặt mua các sản phẩm sen vòi giả này tại Trung Quốc. Công ty nhập bộ phận rời về rồi thuê công nhân lắp ráp lại trong kho.
Giám đốc công ty Đức Huy khai nhận tại cơ quan công an
Các chi tiết, bộ phận sen vòi đều do Trung Quốc sản xuất sẵn mang về lắp ráp
Những sản phẩm này được công ty bán chênh lệch với mức giá của hãng trung bình từ 500 - 1 triệu đồng.
Hơn 5 tấn sen vòi, bộ phận sen vòi tắm và chậu rửa giả đã được lực lượng chức năng thu giữ, ước tính trị giá trên 1 tỷ đồng. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra
Theo ANTD
Âm mưu nham hiểm Một người đàn ông ở Mỹ bỗng dưng bị mất tích bí ẩn và phải sau hàng chục năm công lý mới được thực thi. Cặp đôi Michael Wolfe và Barbara Britton Ám ảnh David Jackson, 19 tuổi đem lòng yêu cô bạn gái xinh đẹp Barbara Britton. Khi Barbara trót mang thai, cả hai tính đến chuyện hôn nhân. Sau đám cưới,...