Đường dây làm giả chứng chỉ nghề, thẻ an toàn lao động được khám phá như thế nào?
Các đơn vị nghiệp vụ khối An ninh, chủ công là Phòng An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Hải Dương vừa triệt phá một đường dây cấp, bán các chứng chỉ nghề, thẻ an toàn lao động không qua huấn luyện, đào tạo, sát hạch có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, thu giữ hàng chục nghìn chứng chỉ đã được ký tên sẵn, chưa có nội dung.
Bài 1: Hành trình lần tìm các mắt xích
Kết quả đấu tranh, đến 30/9, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án “ Giả mạo trong công tác”; “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”; khởi tố bị can đối với 40 đối tượng.
“Điểm nhấn quan trọng, quyết định thành công của chuyên án là việc cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương nhanh chóng dựng được khung, bộ máy hoạt động của đường dây; xác định được vai trò của đối tượng cầm đầu Mai Ngọc Vinh cùng một số chân rết. Từ đó, đã chọn điểm đột phá, bắt giữ lần lượt các đối tượng trong vụ án”- trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Hoàng Kim Thái, Trưởng phòng ANĐT Công an tỉnh Hải Dương cho biết.
Trước đó, qua công tác quản lý địa bàn, quản lý nghiệp vụ, Phòng ANĐT Công an tỉnh Hải Dương có thông tin về một đường dây nghi vấn mua bán chứng chỉ đào tạo nghề, thẻ an toàn lao động không qua đào tạo, sát hạch… Việc sử dụng các chứng chỉ không qua đào tạo, sát hạch sẽ dẫn đến việc không đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành các thiết bị, gây mất an toàn lao động, đồng thời ảnh hưởng đến công tác giáo dục và đào tạo.
Nhận định như vậy, Phòng ANĐT Công an tỉnh Hải Dương báo cáo và được sự đồng ý của đồng chí Giám đốc và Phó giám đốc Công an tỉnh Hải Dương đã phối hợp với các trinh sát Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm công nghệ cao (ANM&PCTP), các phòng nghiệp vụ an ninh xác minh nguồn tin.
Quá trình thu thập thông tin, tổ công tác của hai đơn vị nghiệp vụ phát hiện các loại chứng chỉ nghề và thẻ an toàn không qua huấn luyện, đào tạo sát hạch…, thường được người mua sử dụng xin việc vào các khu công nghiệp, một số công ty tư nhân và tham gia thi công tại các công trường… Để mua được các loại giấy tờ trên, người có nhu cầu sẽ liên lạc với đối tượng trong đường dây bằng hai hình thức, một là qua các website quảng cáo trên mạng, hai là được tư vấn mua “hàng” qua một “chân rết” trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Quá trình thu thập tài liệu, tổ công tác của hai đơn vị còn phát hiện, không chỉ các cá nhân mà một số công ty cũng chủ động liên hệ với “chân rết” này để mua một số lượng lớn các chứng chỉ nghề và thẻ an toàn, không qua huấn luyện, đào tạo, sát hạch… Đáng chú ý, trong số đó có cả những công ty kiểm định về an toàn.
Trong quá trình kiểm tra, thay vì việc hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thì họ lại trở thành “môi giới” để các doanh nghiệp mua, bán các loại giấy tờ trên… Sau nhiều ngày dày công thu thập tài liệu, tổ công tác đã phát hiện đối tượng bán các chứng chỉ giả trên là Lê Văn Tường (29 tuổi, trú tại phường Phả Lại, Chí Linh), là cộng tác viên của Trường Kinh tế kỹ thuật (KTKT) Trường Sơn, có địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh.
Sau khi báo cáo và được sự đồng ý của đồng chí Giám đốc và Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương, một tổ công tác của Phòng ANĐT đã vào TP Hồ Chí Minh. Khi có mặt ở các tỉnh phía Nam, các trinh sát và điều tra viên phải đối mặt với một khó khăn khác. Đó là địa chỉ đăng tải trên website của Trường KTKT Trường Sơn là địa chỉ giả. Giữa một thành phố rộng lớn, việc tìm kiếm thông tin không khác gì mò kim đáy bể. Sau một thời gian rà soát, tổ công tác đã xác định được nơi đặt văn phòng đại diện của đối tượng này; dựng được khung, bộ máy của đường dây phạm tội.
Video đang HOT
Ngày 2/4, các lực lượng nghiệp vụ của Công an tỉnh Hải Dương đã phát hiện và thu giữ của Nguyễn Thu Lan, một mắt xích quan trọng trong đường dây, 43 chứng chỉ của Trường KTKT Trường Sơn khi Lan mang đi gửi cho khách hàng qua một bưu cục tại đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Cơ quan ANĐT đã thực hiện việc khám xét khẩn cấp văn phòng của Trường KTKT Trường Sơn; thu giữ được nhiều tài liệu có liên quan, trong đó có những chứng chỉ được đóng dấu khống.
Ngay tối hôm đó, Thượng tá Hoàng Kim Thái, Trưởng phòng ANĐT Công an tỉnh Hải Dương đã vào TP Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo việc phá án. Với sự giúp đỡ của Cục ANĐT và Công an các tỉnh, thành phía Nam, ban chuyên án đã đồng loạt thực hiện việc khám xét ở nhiều địa điểm; trực tiếp đấu tranh với các đối tượng là nhân viên của nhà trường.
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, ngày 13/4, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Văn Chung (SN 1992, trú tại tỉnh Nam Định), Phó Hiệu trưởng Trường KTKT Trường Sơn. Khai thác “ nóng” đối tượng, trong vòng khoảng 1 giờ, các đơn vị nghiệp vụ đồng thời đã bắt giữ nhiều đối tượng khác. Đặc biệt, từ lời khai của Chung, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương làm rõ hành vi vi phạm của Nguyễn Văn Hậu (SN 1996, cũng trú tại Nam Định), Phó Hiệu trưởng Trường KTKT miền Nam.
Sau khi bắt giữ các đối tượng, tổ công tác lại tiếp tục xây dựng kế hoạch, đảm bảo việc áp giải an toàn 10 đối tượng về TP Hải Dương.
Từ lời khai của các đối tượng, các điều tra viên đã xác định được vai trò chủ mưu, cầm đầu của đối tượng Mai Ngọc Vinh (SN 1990, trú tại quận 12, TP Hồ Chí Minh). Song việc củng cố chứng cứ, làm rõ hành vi phạm tội của Vinh không dễ dàng. Một điều tra viên của Phòng ANĐT Công an tỉnh Hải Dương cho biết: Các chứng cứ thu được trong vụ án này là chứng cứ điện tử nên cơ quan ANĐT phải phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương và các đơn vị nghiệp vụ đánh giá các chứng cứ.
Trong khi đó, thủ đoạn phạm tội của Vinh rất tinh vi. Cụ thể, để có tư cách pháp nhân, Vinh thu gom các trường, cơ sở dạy nghề hoạt động không có hiệu quả. Sau đó, đối tượng thuê người đứng tên đại diện pháp luật của các trường, còn anh ta đứng ở sau chỉ đạo toàn bộ việc cấp, bán các chứng chỉ nghề, thẻ an toàn lao động không qua huấn luyện, đào tạo, sát hạch. Đồng thời, Vinh đã chỉ đạo các đối tượng trong đường dây đăng tải thông tin của người mua chứng chỉ nghề, thẻ an toàn lao động trên hệ thống website. Vì thế, khi các đơn vị chức năng kiểm tra trên hệ thống không phát hiện được thật hay giả.
Vào thời điểm bị bắt giữ, Vinh đang khai trương một nhà hàng rất lớn, đối tượng hết sức ngỡ ngàng. Từ đây, một đường dây phạm tội tinh vi đã được điều tra, làm rõ.
Bẫy ngọt và nước mắt lao động vượt biên trái phép
Huy, một nạn nhân vừa được gia đình cứu về cho biết, trước khi sang Campuchia, anh được hứa hẹn chỉ trông coi tiệm game, được trả lương cao.
Nhưng khi bước chân vào, Huy mới biết mình bị lừa.
Thời gian gần đây, tình trạng môi giới, đưa người vượt biên trái phép sang Campuchia lao động "chui" diễn biến phức tạp. Hành vi vi phạm pháp luật này không chỉ gây nhiều hệ lụy như lừa đảo, tống tiền, người lao động bị xâm hại sức khỏe..., mà còn gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác quản lí lao động xuất nhập cảnh, đảm bảo an ninh biên giới Tây Nam.
Lê Anh Huy hạnh phúc khi được trở về bên gia đình sau 10 ngày bị lừa qua đất bạn Campuchia (Ảnh: Thiên Lý).
Nghe lời đường mật, nhận đắng cay...
"Lúc qua đất Campuchia chưa biết bị bán. Khi chở vào đến công ty, lúc ngồi tôi xin bảo vệ đi ra thì không ra được. Sau đó, hỏi ra thì mới biết mình đã bị bán".
"Em có lướt Facebook thì thấy các bài đăng tuyển dụng qua Campuchia làm việc trên máy tính nên đăng ký. Họ hứa hẹn đủ điều và mỗi tháng trả 900 USD nhưng thực tế 2 tháng em chỉ nhận được 200 USD, họ trừ các kiểu".
"Một tuần phải lừa được 2 người với 10 triệu đồng tiền mặt, nếu không làm được họ sẽ phạt tăng ca. Trung bình mỗi ngày chúng em làm tầm 15-16 tiếng, chỉ làm thôi. Mình đi vệ sinh rồi quay lại chứ không được nghỉ ngơi, cứ làm miết".
Đó là chia sẻ của 3 nạn nhân người Việt Nam trong số rất nhiều nạn nhân trở về từ Campuchia sau khi bị dụ sập bẫy "việc nhẹ, lương cao" nơi xứ người.
Đã hai tháng trôi qua kể từ ngày được gia đình chuộc về nhưng Lê Anh Huy (sinh năm 2000, ở xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) vẫn bị ám ảnh khi nhớ về những ngày lao động "chui" ở Campuchia. Từ đầu tháng 6/2022, Huy được 2 người bạn cùng ở huyện Lộc Ninh gọi điện rủ qua Campuchia làm với mức lương từ 700 đến 1.000 USD/tháng. Nghe lời bạn, Huy bắt xe đò lên Bến xe miền Đông TP. HCM, sau đó cùng 4 người khác đi taxi lên cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) rồi xuất cảnh trái phép sang Campuchia theo sự dẫn dắt của người khác.
Trước khi đi, Huy được hứa hẹn làm nhân viên trông coi tiệm game nhưng thực tế khi tới Campuchia, Huy bị ép trở thành người chuyên lập các tài khoản Zalo, Facebook để dụ dỗ người khác nạp tiền vào các trang điện tử nhằm mục đích lừa đảo, hoặc không muốn làm thì phải dụ được người khác qua thế chỗ. Sống trong sợ hãi, Huy đã lén dùng tài khoản Facebook ảo cầu cứu tới chị gái ở quê nhà. Nghe tin, gia đình chạy vạy khắp nơi để có số tiền 65 triệu đồng nộp cho một đầu mối gọi là Công ty Quốc tế Sao Đỏ (nơi Huy làm việc tại Campuchia) để chuộc Huy về lại Việt Nam.
Giờ đã được về với gia đình, nhưng nhớ lại những ngày lao động "chui" tại Campuchia, Huy vẫn thấy sợ. Những tưởng đi làm có tiền giúp ba mẹ già nhưng nay lại mang thêm gánh nợ cho gia đình, Huy hy vọng các bạn khác cảnh giác hơn khi tìm việc, tránh những lời đường mật dụ làm việc lương cao ở xứ người.
"Các đối tượng hay đăng tải tìm việc trên mạng Facebook, do đó thấy cần tuyển mọi người đừng vào vì toàn là Facebook ảo, vô là bị lừa. Em mong các bạn đừng giống như em", Huy tâm sự.
Sống trong căn nhà lụp xụp, bà Lê Thị A lo lắng không biết lấy tiền đâu để chuộc 2 đứa cháu trai trở về (Ảnh: Thiên Lý).
Cũng từ sự rủ rê của bạn bè, hai đứa cháu nội (một người 20 tuổi và một người 26 tuổi) của bà Lê Thị A ở tỉnh Bình Phước cũng sang Campuchia làm việc gần 5 tháng nay. Qua những lần hai cháu lén lút nhắn tin về cho người thân, gia đình bà mới biết, khi sang Campuchia, cả hai không phải làm công nhân với mức lương cao như đã được hứa hẹn, mà hàng ngày phải lên mạng Internet để dụ dỗ người Việt chơi và nạp tiền vào game online. Mỗi ngày, các đối tượng quy định phải dụ được 5 người nạp tiền, nếu không sẽ phải tăng ca đến khi đủ số lượng. Vì vậy, có những ngày cả hai cháu của bà A phải làm việc thâu đêm, không được chợp mắt.
Bà Lê Thị A nghẹn ngào nói: "Nghe cháu nhắn muốn được chuộc về quê với gia đình mà đau lòng. Để chuộc người phải có 250 triệu đồng, trong khi ba mẹ của hai cháu đã bỏ nhau từ lâu, người mẹ đang làm công nhân, còn bà nội đã già, lấy đâu ra tiền chuộc".
"Sợ bên đó đánh đập cháu mình, tội nghiệp. Lo dữ lắm, khóc ngày đêm và chỉ biết cầu Trời khấn Phật cho cháu mạnh giỏi rồi từ từ tính tiếp chứ bây giờ không biết làm sao. Nếu người ta cho về thì sẽ bàn tính với chú nó để chạy thêm tiền chuộc các cháu", bà A tâm sự.
Ngoài bị chính người quen lừa đưa đi lao động lương cao ở Campuchia, gần đây có không ít người ở nhiều tỉnh, thành nước ta khi tìm việc làm trên Internet đã "sập bẫy". Khi phát hiện mình bị lừa, họ cũng trở thành kẻ đặt bẫy bất đắc dĩ để đi lừa người khác theo chỉ đạo của những "ông chủ" trên đất Campuchia. Những việc mà họ phải làm là tham gia vào các ứng dụng hẹn hò để tán tỉnh rồi lừa đảo tài sản; hoặc trở thành các "chuyên gia" tư vấn lừa đảo người khác đầu tư chứng khoán, kiếm tiền ảo... Nếu không đạt "chỉ tiêu", họ sẽ bị đánh đập, thậm chí bị mua đi bán lại như một món hàng. Không thể tự giải thoát mình ở Campuchia, họ buộc phải cầu cứu gia đình ở Việt Nam trợ giúp hoặc liều mạng tìm cách trở về. Rất nhiều lao động người Việt đã nhận cái kết đắng như thế, nhưng dường như danh sách nạn nhân vẫn chưa dừng lại.
Lao động trái phép qua biên giới vẫn phức tạp
Thực tế gần đây, tình hình vượt biên lao động trái phép qua biên giới Tây Nam diễn biến phức tạp. Từ đầu năm 2022 đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước đã phát hiện 87 vụ xuất cảnh trái phép với 219 đối tượng; 68 vụ nhập cảnh không có giấy tờ hợp lệ với 192 đối tượng; Biên phòng tỉnh Tây Ninh cũng tiếp nhận, giúp đỡ 23 người bị lừa sang Campuchia lao động và trốn thoát về Việt Nam, hoặc gia đình nộp tiền chuộc trở về trình báo. Biên phòng tỉnh Long An đã bắt giữ hàng chục vụ vi phạm với trên 70 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép.
Thượng tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó phòng Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Bình Phước cho biết, Bình Phước mới có 3 trường hợp sang Campuchia được gia đình bỏ tiền chuộc về (Ảnh: Thiên Lý).
Thượng tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó Phòng phòng chống ma túy và tội phạm, thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước cho biết, Bình Phước hiện có đường biên giới dài 260,4 km, trong đó, có 232,6 km đường biên giới trên sông và 27,8 km đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với 3 tỉnh của Vương quốc Campuchia. Do đường biên giới khá dài nên bộ đội biên phòng phải tăng cường trực gác.
"Sau khi dịch bệnh COVID-19 giảm, đã giảm bớt các chốt và hiện còn giữ 44 tổ chốt dọc tuyến biên giới của Bình Phước. Chúng tôi đang tăng cường các lực lượng và quản lý chặt chẽ đoạn biên giới mà Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước được giao", Thượng tá Nguyễn Tuấn Anh cho biết thêm.
Theo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, thời gian gần đây, số người tìm cách vượt biên có chiều hướng gia tăng, gây khó khăn cho công tác quản lí. Trong đó xuất hiện nhiều đối tượng thanh thiếu niên người Trung Quốc và một số quốc gia, thông qua cửa khẩu Việt Nam vượt biên trái phép sang Campuchia để đánh bạc. Các chủ sòng bạc đã chiêu dụ một số người Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc sang làm việc trong những đường dây đánh bạc trực tuyến xuyên biên giới. Nhiều trường hợp xuất cảnh bằng hộ chiếu, nhưng nhập cảnh trái phép vì bị sòng bạc giữ hết giấy tờ. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp xuất nhập cảnh trái phép thông qua nhóm người môi giới việc làm, đường dây đưa rước.
Qua công tác nắm tình hình, trung bình mỗi ngày phát hiện vài chục người xuất nhập cảnh trái phép, có thời điểm lên đến 200 người, chủ yếu ở các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang... Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác bảo vệ biên giới, phòng chống mua bán người, ngăn ngừa xuất nhập cảnh trái phép, nhất là đang bước vào cao điểm mùa mưa và nước lũ về ở thượng nguồn khu vực biên giới Tây Nam.
Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, thời điểm này trên đường biên giới thời tiết rất phức tạp, lúc mưa, lúc nắng và nước nổi đã đổ về. Có những nơi không thể đi tuần bình thường được và cũng có những nơi không thể giám sát 24/24h được, bởi vì đồng nước đã ngập, nơi người dân sinh sống sát biên giới, chỉ cần 2 đến 3 lần đẩy xuồng là đã qua biên giới.
Người dân vùng biên Long An làm thủ tục qua biên giới giới mua bán, làm ăn (Ảnh: Vinh Quang).
Hoạt động lôi kéo, buôn bán người qua biên giới được cơ quan chức năng nhận định ngày càng diễn biến phức tạp, với nhiều chân rết trên khắp các tỉnh thành, hoạt động tinh vi với nhiều thủ đoạn trên không gian mạng Internet khiến nhiều người sập bẫy. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các đơn vị có liên quan đang tổng lực kiểm tra, rà soát khu vực đường biên. Bên cạnh việc tăng cường đấu tranh, truy bắt quyết liệt, nhà chức trách Việt Nam cũng khuyến cáo người dân đặc biệt cảnh giác trước những lời mời chào việc nhẹ, lương cao từ bên kia biên giới. Nhưng về lâu dài, cần giải pháp để ngăn chặn vấn nạn vượt biên lao động trái phép và những hệ lụy./.
Sau vụ 40 người Việt tháo chạy từ casino: Cần quyết liệt chặn xuất cảnh trái phép Từ vụ 40 lao động Việt Nam bơi qua sông từ Campuchia về khiến dư luận giật mình với những câu hỏi: Còn bao nhiêu người cùng cảnh ngộ bên nước bạn? Những đường dây nào đưa họ xuất cảnh trái phép? Sau khi xảy ra sự cố 42 người Việt bỏ trốn, cổng casino Golden Phoenix được bảo vệ nghiêm ngặt, "nội...