Đường dây “lái súng” liên tỉnh lĩnh án
TAND tỉnh Tuyên Quang ngày 23/3 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 9 bị cáo trong đường dây “lái súng” về tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” theo quy định tại Điều 230, Bộ luật Hình sự.
Buôn súng kiếm lời
Cáo trạng của vụ án thể hiện: Trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8/2010, Đặng Văn Khuấn (SN 1978), Thào Văn Sình (SN 1980, ở huyện Vị Xuyên) và Sính Séo Quẩy (SN 1962, ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) cùng Mùa A Dơ (SN 1977, ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) và Hờ Vảng Tính (SN 1975), Sùng Sái Tồng (SN 1954), Sùng A Dinh (SN 1976), Chảo A Gia (SN 1976), Chảo A Do (SN 1986, đều ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) đã móc nối với nhau hình thành một đường dây mua bán vũ khí quân dụng trái phép để kiếm lời bất chính.
Các bị cáo tại Tòa
Cụ thể: Trong tháng 7/2010, Sình, Khuấn cùng Mùa A Dơ đã đến xã Cát Thịnh (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bài) để tìm gặp Hờ Vảng Tính, nhờ Tính dẫn đi mua súng quân dụng. Tính nhận lời giúp vì biết tại địa phương có ông Sùng Mao Tủa là ông nội của Sùng A Dinh, khi chết đã để lại cho Dinh một khẩu súng AK.
Khi nhóm tìm mua súng đến nhà Dinh, Chảo A Do cũng có mặt tại đây. Sau khi xem khẩu súng của Dinh, Sình thò tay vào túi lấy ra một viên đạn để thử súng. Thấy súng nổ giòn, vẫn còn tốt, Sình đồng ý mua với giá 1,8 triệu đồng. Sình, Dinh thống nhất mỗi bên sẽ bỏ ra 100.000 đồng để thuê Tính, Do vận chuyển khẩu súng ra khỏi địa phận tỉnh Yên Bái. Sau khi súng được đưa về Hà Giang, Khuấn trả cho Sình 11 triệu đồng để mua đứt thứ “hàng nóng” này rồi mang về nhà giấu vào bồ thóc.
Video đang HOT
Thấy việc mua bán vũ khí dễ kiếm tiền lại nhẹ nhàng, một tuần sau Sình lại lên nhà Tính nhờ dẫn đi mua súng tiếp.
Lần này, Tính dẫn Sình đến gặp Chảo A Gia (ở thôn Khe Căng, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) để hỏi mua một khẩu CKC mà Gia đã nhặt được vào năm 2009 trong một lần lên núi. Sau khi thử súng, Sình tháo súng, cất vào bao tải rồi trả cho Gia 2,1 triệu đồng. Sau đó, Sình thuê Tính vận chuyển khẩu súng ra khỏi địa phận tỉnh Yên Bái với giá 700.000 đồng. Khẩu CKC này sau đó cũng đến tay Đặng văn Khuấn với giá 7 triệu đồng.
Sau khi “đầu cơ” được hai khẩu súng, Khuấn nhờ Phù Văn Vần (là anh em cùng mẹ khác cha của Khuấn, ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) tìm khách mua. Dưới sự môi giới của Vần, Séo Sính Quẩy đã mua lại hai khẩu súng của Khuấn với giá 24 triệu đồng. Trong phi vụ này, Vần được Khuấn trả công 500.000 đồng.
Tín nhiệm Tính, ngày 7/8/2010, Sình và Dơ lại đến nhà Tính để nhờ dẫn đi mua súng. Lần này, Tính dẫn Sình và Dơ đến nhà Sùng Sái Tồng (là người ở cùng xã với Tính) để xem một khẩu súng CKC. Theo lời Tồng, khẩu súng này do Tùng mua được vào năm 1990 của một người đàn ông tên Ninh. Khẩu súng nhanh chóng có chủ mới là Sính với giá 4,5 triệu đồng.
Trên đường về, Sình và Dơ đi qua địa phận phường Hưng Thành (TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) thì bị Công an TP.Tuyên Quang bắt quả tang.
Ngoài việc bắt giữ các đối tượng liên quan đến đường dây mua bán súng này, cơ quan điều tra còn thu giữ được hai khẩu súng mà Quẩy đã mua lại từ Khuấn. Số vũ khí này được Quẩy cất giấu trong chuồng trâu nhà mình.
Liên quan đến vụ án, Phù Văn Vần đã bỏ trốn nên Cơ quan điều tra đã tách vụ án, xử lý sau. Ngoài ra, công an đang tích cực xác minh lai lịch của Ninh – người đã bán súng cho Tồng để xử lý trách nhiệm hình sự.
Đã được tuyên truyền nhưng vẫn phạm tội
Tại phiên tòa ngày 23/3, Đặng Văn Khuấn khai mình nảy sinh ý định đi buôn súng khi nghe Phù Văn Vần kể rằng Vần có người bạn Sính Séo Quẩy đang muốn mua súng quân dụng. Được Khuấn tâm sự chuyện này, Thào Văn Sình nhớ ra một người bạn là Mùa A Dơ từng kể rằng ở Văn Chấn (Yên Bái), Dơ có quen với một người biết nhiều về chuyện mua bán súng tên là Hờ Vảng Tính. Từ đây, Sình đã dẫn Khuấn đến nhà Dơ. Thông qua Dơ, Sình đã nhờ Tính dẫn đi tìm mua súng.
Trong phần thẩm vấn công khai tại Tòa, hầu hết các bị cáo không biết chữ nhưng đều thừa nhận đã được cán bộ, chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến về việc không được tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, nếu nhặt được thì phải giao nộp lại cho chính quyền.
Sau khi xem xét toàn diện vụ án, Hội đồng xét xử tuyên phạt mỗi bị cáo từ 1 năm đến 3 năm 6 tháng tù. Trong đó, Đặng Văn Khuấn và Hờ Vảng Tính phải lĩnh án nặng nhất (Khuấn lĩnh 3 năm tù, Tính chịu hình phạt 3 năm 6 tháng tù). Toàn bộ số tiền mà các bị cáo thu được từ việc mua bán, vận chuyển súng bị tịch thu để sung công quỹ Nhà nước.
Theo Pháp Luật VN
Cả gia đình bố trí 'địa đạo' để buôn bán ma túy
Để đối phó với công an, "băng nhóm gia đình" này bố trí hẳn địa đạo là hai căn nhà thông nhau nhằm thuận tiện cho việc bán ma túy. Con nghiện muốn vào mua ma túy phải báo trước bằng tín hiệu riêng.
Trong đường dây mới bị triệt phá về tụ điểm buôn bán ma túy của Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều chiến sĩ tham gia phục kích cũng phải "nể" vì cách bài binh bố trận của các đối tượng buôn bán ma túy có mối quan hệ khăng khít gồm: Bà Nguyễn Thị Hỷ (tức Bà Sáu, SN 1953), Nguyễn Thị Hồng (Bà Tám, SN 1958, em ruột bà Sáu), Nguyễn Thị Kim Thoa (SN 1989, cháu ruột), Lê Nguyễn Bách Thọ (SN 1984, con ruột bà Sáu) và Trần Minh Hùng (cháu bà Sáu).
Các đối tượng trong đường dây ma túy bị triệt xóa
Để đối phó với cơ quan công an, tại căn nhà ở ấp Tân Mỹ, phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa, bà Sáu và người thân lập ra một "địa đạo" là bố trí hai căn nhà nằm sát nhau, có đường ăn thông với nhau để thuận tiện cho việc bán ma túy. Mỗi khi nhà bên này bán ma túy thì nhà bên kia sẽ ngừng "giao dịch" và ngược lại.
Con nghiện muốn vào mua ma túy phải báo trước bằng tín hiệu riêng. Bên cạnh đó, bà Sáu và người thân hiếm khi gặp trực tiếp con nghiện để trao đổi tiền - hàng, mà sau khi qua được các tầng bảo vệ bên ngoài, lúc đến cửa chính, con nghiện phải đứng bên ngoài nhét tiền qua khe hở rồi mới được nhận ma túy.
Nếu trường hợp bị "động" thì bà Sáu sẽ có tín hiệu báo cho con nghiện biết như đóng cửa hát Karaoke, con nghiện tự biết tụ điểm đang bị "động" và bỏ về. Nhờ đó, tụ điểm bán lẻ ma túy của gia đình bà Sáu hoạt động trong một thời gian dài mà chưa bị công an sờ gáy.
CQĐT Công an TP Biên Hòa đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam về hành vi mua bán trái phép chất ma túy và truy bắt thêm đối tượng đang bỏ trốn trong đường dây này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Xét xử vụ kiểm tra vi phạm giao thông phát hiện đường dây ma túy: Vẫn còn nhiều tranh cãi Sau hai lần trả hồ sơ, hôm qua (21-3), TAND TP Hà Nội tiếp tục đưa vụ án mua bán trái phép chất ma túy do Nguyễn Quang Đan (SN 1960, trú tại xã Hương Mai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cùng Thao Lao Cư (quốc tịch Lào) cầm đầu ra xét xử. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của vụ...