Đường dây giả danh cán bộ Bộ Công an, lừa đảo hơn 7 tỷ đồng
Một đường dây lừa đảo xuyên quốc gia do đối tượng Lương Đức Quan (tức A Lẻng, SN 1975, thường trú tại thị trấn Thượng Thạch, Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc) cầm đầu, giả danh là cán bộ điều tra của Bộ Công an Việt Nam lừa đảo hàng chục nạn nhân ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng
Giả danh cán bộ điều tra của Bộ Công an để lừa đảo
Ngày 16/6, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ tháng 5/2017 đến tháng 6/2017, Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện một nhóm đối tượng sử dụng điện thoại di động và mạng internet gọi điện lừa đảo hàng chục nạn nhân ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.
Công an tỉnh đã xác lập chuyên án đấu tranh triệt phá.
Sau một thời gian triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngày 5/6/2017, Ban Chuyên án đã bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi chúng đang tập trung tại một khách sạn ở thành phố Bắc Ninh.
Từ trái qua phải: các đối tượng Kiên, Quan, Minh
Tang vật thu giữ.
Với thủ đoạn giả danh cán bộ điều tra của Bộ Công an đang điều tra vụ án liên quan đến tài khoản của nạn nhân, chúng gọi điện yêu cầu nạn nhân chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản sang một tài khoản mà chúng đưa ra với mục đích là để điều tra, nhưng thực chất để chiếm đoạt.
Đối tượng cầm đầu chủ mưu ở nước ngoài chỉ đạo các đối tượng ở Việt Nam thuê người khác mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau. Khi các nạn nhân chuyển tiền, những đối tượng ở Việt Nam rút tiền và đưa cho một đối tượng trung gian để chuyển ra nước ngoài.
Video đang HOT
Mỗi lần giao dịch thành công, đối tượng mở tài khoản sẽ được nhận 200.000 đến 300.000 đồng. Đáng chú ý là một số thanh niên ở nông thôn ra thành phố để tìm việc làm, khi bị đối tượng lừa đảo rủ rê, lôi kéo trở thành đồng phạm tiếp tay cho hoạt động phạm tội.
Những đối tượng này đã mở một số tài khoản tại các ngân hàng khác nhau, thậm chí cả khi biết rõ tiền vào tài khoản của mình là tiền lừa đảo mà có song vẫn tham gia. Một số thanh niên khác khi được nhờ mở tài khoản tham gia chỉ vì hám lợi vài trăm ngàn đồng tiền công mà không cần biết nguồn gốc số tiền đâu mà có.
Cơ quan điều tra đã làm rõ đối tượng chủ mưu cầm đầu nhóm tội phạm chuyên sử dụng công nghệ cao lừa đảo là người nước ngoài, điều hành hoạt động lừa đảo chủ yếu qua mạng internet, điện thoại di động có đầu số nước ngoài ở CuBa, Philippines.
Trợ giúp đắc lực cho hoạt động lừa đảo xuyên quốc gia là đối tượng Lương Đức Quan và các đối tượng Nguyễn Văn Quyền (SN 1986) Nguyễn Khắc Kiên (SN 1990, cùng trú tại Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn); Hoàng Trường Minh (SN 1988, ở thôn Mai Thành, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn).
Đối tượng Quan đã sang Việt Nam trực tiếp giám sát việc rút tiền và chuyển tiền ra nước ngoài qua dịch vụ đổi tiền. Đối tượng Quyền, Minh, Kiên trực tiếp tìm và thuê người ở Việt Nam đứng ra mở tài khoản.
Khống chế đe dọa các nạn nhân
Với thủ đoạn giả danh công an gọi điện để khống chế, đe dọa nạn nhân, nhóm đối tượng này đã khiến cho rất nhiều nạn nhân ở các tỉnh: Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Bình Định, Phú Yên… chuyển cho chúng số tiền khoảng 7,2 tỷ đồng.
Riêng tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, số tiền nạn nhân bị lừa chuyển tiền qua các ngân hàng gần 5,2 tỷ đồng, trong đó các đối tượng đã rút tiền mặt để chuyển ra nước ngoài hơn 4,6 tỷ đồng.
Công an Lạng Sơn phong tỏa số tiền còn lại gần 600 triệu đồng.
Câu hỏi đặt ra là tại sao nhóm tội phạm trên thực hiện hoạt động lừa đảo dễ dàng như vậy?
Trước hết do chính các nạn nhân mất cảnh giác, để lộ lọt thông tin cá nhân. Khi tội phạm nắm được thông tin, khổ chủ đã lập kế hoạch hăm dọa, khiến nạn nhân hoang mang, hoảng sợ và răm rắp làm theo yêu cầu của các đối tượng. Đồng thời có sự tiếp tay tích cực của một số đối tượng ở trong nước, chỉ qua điện thoại, mạng internet mà đã dễ dàng lừa đảo được nhiều nạn nhân ở nhiều tỉnh trong cả nước.
Công tác điều tra với tội phạm lừa đảo công nghệ cao gặp rất nhiều khó khăn: đối tượng cầm đầu ở nước ngoài, những đối tượng khác chỉ biết thực hiện theo chỉ đạo từ xa để nhận tiền công, hầu hết đều không biết nguồn gốc tiền chuyển khoản từ đâu.
Tiền của các nạn nhân khi chuyển tài khoản theo yêu cầu của đối tượng lập tức được rút ngay và chuyển ra nước ngoài qua dịch vụ đổi tiền, không thể thu hồi.
Ngày 9/6/2017, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 5 bị can về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gồm: Lương Đức Quan; Nguyễn Văn Quyền; Hoàng Trường Minh; Nguyễn Khắc Kiên. Một bị can đang bỏ trốn.
Ban chuyên án đang tiếp tục điều tra mở rộng để truy bắt những đối tượng liên quan.
Quần chúng nhân dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, chú ý bảo mật thông tin cá nhân, khi có các cuộc gọi lạ hãy trình báo cơ quan công an.
Những ai là nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo trên hãy đến trình báo và hợp tác với cơ quan điều tra để đấu tranh với tội phạm.
Bá Đoàn
Theo Dantri
Đại gia Sài Gòn sập bẫy lừa kẻ giả sếp thanh tra chính phủ
Hoàng xưng là Cục phó của Thanh tra Chính phủ tại TP HCM, sẽ giúp vợ chồng đại gia nhanh nhận được nhà mua đấu giá, với phí "trà nước" 3 tỷ đồng.
Ngày 15/3, Công an quận 3 (TP HCM) tạm giữ hình sự Mai Tiên Hoàng (33 tuổi) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phó Cục trưởng giả. Ảnh C.A
Theo điều tra, năm 2014 vợ chồng ông Phan (56 tuổi) mua đấu giá căn nhà tại trung tâm Sài Gòn, thông qua một công ty do Chi cục thi hành án dân sự quận 1 ủy nhiệm. Chờ khá lâu vẫn không nhận được nhà, vợ chồng đại gia đánh tiếng với bạn bè nhờ giúp đỡ.
Trong cuộc gặp gỡ với người quen, ông Phan gặp Hoàng - người xưng là Phó cục trưởng Cục giải quyết khiếu nại và tố cáo Thanh tra khu vực III (Thanh tra Chính phủ tại TP HCM). Hoàng hứa giúp ông nhanh được nhận nhà với chi phí "trà nước" hơn 3 tỷ đồng.
Ông Phan rất tin tưởng, nhất là thấy những tấm ảnh Hoàng chụp chung với cán bộ cấp cao. Tính đến cuối năm ngoái, vợ chồng ông Phan đã đưa gần 2 tỷ đồng cho "Cục phó" lo việc. Để ông này tin tường, Hoàng đưa ra các giấy tờ, công văn chỉ đạo được cho là của Thanh tra Chính phủ, UBND TP HCM... liên quan đến vụ việc.
Chờ mãi không thấy có kết quả, hối thúc nhưng "Cục phó" luôn tìm lý do thoái thác, ông Phan nghi ngờ đem các công văn chỉ đạo đi xác minh thì phát hiện giả mạo. Đại gia yêu cầu Hoàng trả tiền nhưng anh ta xin trả chậm, viết giấy cam kết.
Nhiều tháng trôi qua không thấy Hoàng có thiện chí trả tiền, nạn nhân trình báo với công an.
Cảnh sát tạm giữ Hoàng, thu giữ bảng hiệu chức danh "Phó Cục trưởng", thẻ công tác của Thanh tra Chính phủ và nhiều giấy tờ khác đều là giả mạo. Hoàng thừa nhận hành vi chiếm đoạt tiền của ông Phan. Những tấm hình anh ta có mặt cùng với các quan chức cấp cao đều là cắt ghép, để ra oai với người khác.
Cơ quan điều tra đang mở rộng vụ án.
* Tên nạn nhân được thay đổi.
Nhật Vy
Theo VNE
Mạo danh cán bộ Thanh tra Chính phủ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản Thủ đoạn của các đối tượng được cơ quan chức năng xác định là giả danh cán bộ Thanh tra Chính phủ để làm quen, mồi chài, lừa phỉnh những người nhẹ dạ, cả tin đang có nhu cầu xin việc làm để chiếm đoạt tài sản của họ. Ngày 12/12, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã...