Đương đầu với tàu chiến Trung Quốc
Nhiều cán bộ CSB cho biết, nếu tàu Việt Nam không tăng tốc kịp hoặc lùi trở chậm một bước sẽ bị các tàu Trung Quốc lao vào đâm ngay lập tức.
Tàu chiến Trung Quốc
Những ngày có mặt trên tàu Cảnh sát biển (CSB) 4033 của Việt Nam làm nhiệm vụ tuần tra trên vùng biển Hoàng Sa (Đà Nẵng), PV liên tục ghi nhận nhiều tàu chiến của Trung Quốc bạo ngược tiến vào đội hình tàu CSB Việt Nam để đe dọa.
Tàu chiến Trung Quốc ngang ngược đe dọa
Không chỉ đưa một lượng lớn tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương – 981, Trung Quốc còn điều nhiều tàu chiến hoạt động xung quanh giàn khoan này với khoảng cách khoảng 10 hải lý. Chiều 13.5, lực lượng CSB Việt Nam thành lập 2 biên đội gồm các tàu mang số hiệu: 8003, 4032, 4033, 2013, 2016… tiến vào kiểm tra việc hạ neo trái phép của giàn khoan Hải Dương – 981.
Đến khoảng 15h20 phút, các tàu CSB thẳng tiến vào hướng giàn khoan thì bất ngờ gặp tàu hộ vệ tên lửa 571 của Trung Quốc áp sát, cách mạn trái tàu CSB 4033 khoảng 5 hải lý.
Thượng úy Lê Trung Thành, thuyền trưởng tàu CSB 4033 đã khẩn trương thông báo cho các tàu cảnh giác.
Video đang HOT
Khi con tàu này rời khỏi đội hình tuần tra của CSB, thuyền trưởng Thành quay sang nói với chúng tôi, những ngày gần đây, phía Trung Quốc tăng cường điều các loại tàu chiến ra biển. Chiếc tàu chiến mã số 571 chỉ là 1 trong số 4 tàu hộ vệ tên lửa mà Trung Quốc điều xuống biển Đông để đe dọa lực lượng tàu chấp pháp của Việt Nam.
Tiếp đó, vào ngày 17/5, trên đường tuần tra, lực lượng CSB tiếp tục gặp phải sự đe dọa của 2 tàu chiến mang số hiệu 789 và 755.
Tàu chiến 789 được xác định là tàu tuần tiễu, tấn công nhanh, lớp Hải Thanh. Còn tàu 755 là tàu tên lửa tấn công nhanh, lớp Hậu Tân. Đây là 2 tàu chiến mới nhất của Trung Quốc được ghi nhận hoạt động trái phép trên biển Hoàng Sa. Khi gặp đội hình CSB, 2 con tàu này đã tiến rất sát và chạy với tốc độ chậm rãi để giương oai.
Điên cuồng
Trong số những cuộc rượt đuổi diễn ra trên biển, căng thẳng nhất là trong 2 ngày 16/5 và 17/5. Tàu Trung Quốc liên tục tăng tốc để cố bám theo tàu của CSB Việt Nam.
Nhiều cán bộ CSB cho biết, nếu tàu Việt Nam không tăng tốc kịp hoặc lùi trở chậm một bước sẽ bị các tàu Trung Quốc lao vào đâm ngay lập tức.
Thường thì các cuộc rượt đuổi bắt đầu diễn ra khi tàu của CSB Việt Nam áp sát vào giàn khoan Hải Dương – 981 khoảng 8 hải lý. Đặc biệt, nếu tiến sâu hơn, tàu hải cảnh cỡ lớn của Trung Quốc sẽ trở thành mối nguy hiểm vì sẵn sàng “bắn” vòi rồng công suất lớn.
Khoảng từ ngày 13 đến 15/5, tàu CSB Việt Nam lập thành 2 biên đội tiến sát giàn khoan. Khi đến vị trí cách giàn khoảng 7 hải lý, lập tức tàu Trung Quốc ùa ra rượt đuổi. Có lúc, số lượng tàu Trung Quốc huy động để đuổi 1 tàu CSB Việt Nam lên đến 4 chiếc. Đáng chú ý, từ ngày 16.5, phía Trung Quốc thay đổi “chiến thuật” nhằm tạo sự bất ngờ cho tàu CSB Việt Nam. Theo đó, tàu Trung Quốc không tiến hành truy đuổi ngay mà để cho tàu Việt Nam tiến vào khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 với khoảng cách khoảng trên 6 hải lý.
Thuyền trưởng tàu CSB 2013, Hoàng Tuấn Anh nhận định, Trung Quốc đổi chủ trương bằng cách mở rộng đường cho tàu CSB biển tiến vào.
“Nhìn thì có vẻ rất ôn hòa, nhưng khi vào đến khoảng 6 hải lý, tất cả lực lượng hải cảnh Trung Quốc tung ra, bao vây nhiều phía. Sau đó, tàu Trung Quốc áp sát để khiêu khích và sẵn sàng đâm thẳng vào tàu CSB Việt Nam”, thuyền trưởng Tuấn Anh nói.
Tuy nhiên, trên đường tuần tra, các tàu CSB Việt Nam chưa hề mắc mưu bởi “chiến thuật” này. Ngược lại, khi thấy khác thường, lực lượng CSB thường thả trôi tàu để dò xét trước. Với lực lượng tàu áp đảo cùng với “bản chất” manh động trong mỗi con tàu, phía Trung Quốc thường xuyên truy đuổi vừa phô trương quân sự đối với tàu CSB Việt Nam. Thế nhưng, nơi đầu sóng, các cán bộ tàu CSB không hề nao núng, chùn bước.
Gửi lời về đất liền, thượng úy Lê Trung Thành, thuyền trưởng tàu CSB 4033 nói: “Chúng tôi nơi đầu sóng dù gặp nhiều vất vả song chúng tôi luôn quyết tâm, giữ vững ý chí để đấu tranh với tàu Trung Quốc”.
Theo Xahoi
Tình hình Biển Đông: Trung Quốc vẫn gia tăng khiêu khích, gây hấn
Máy bay tuần thám của Trung Quốc vẫn liên tục bay nhiều vòng để quay phim chụp ảnh, nắm tình hình hoạt động các tàu của Việt Nam.
Tình hình Biển Đông: Trung Quốc vẫn gia tăng khiêu khích, gây hấn
Theo thông tin từ Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, trong ngày 22/5, số tàu Trung Quốc hiện có 125 tàu.
Tuy nhiên, các máy bay tuần thám của Trung Quốc liên tục bay phía trên tàu của Việt Nam nhiều vòng ở độ cao 300 m để thực hiện quay phim chụp ảnh.
Đội tàu kiểm ngư đang tiếp tục tiến vào sâu hơn, áp sát giàn khoan để phát loa yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, đưa các tàu ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải Việt Nam.
Ở khoảng cách cách vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 khoảng 4 - 5 hải lý, tàu Trung Quốc vẫn duy trì, tập trung các nhóm khoảng 8 - 10 chiếc, gồm các lực lượng tàu cá, tàu hải cảnh, tàu hải giám, tàu kéo nhằm vây ép, sẵn sàng đâm va, phun nước vào các tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Đáng lưu ý, các tàu phía Trung Quốc luôn chủ động, gia tăng các tình huống gây hấn, khiêu khích để "bẫy" tàu phía Việt Nam va chạm rồi quay phim, chụp ảnh. Nắm được ý đồ này, các tàu của Việt Nam đề cao cảnh giác, chủ động phòng tránh, không mắc mưu và kiên định đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình.
Cũng trong vùng biển có giàn khoan, các tàu cá của ngư dân Việt Nam có sự hỗ trợ, bảo vệ của lực lượng kiểm ngư vẫn duy trì hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản.
Cục Kiểm ngư cũng cho biết, trong những ngày gần đây, số lượng tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trên toàn tuyến biển miền Trung đã giảm so với thời gian trước.
Theo Xahoi
Tình hình Biển Đông: TQ 'giăng bẫy', tàu VN mưu trí hóa giải Theo Cục Kiểm ngư, hôm nay, 22/5, số tàu Trung Quốc hiện có là 125, giảm 15 tàu cá vỏ sắt so với hôm trước. Tình hình khu vực giàn khoan Hải Dương 981 có phần lắng dịu. Tình hình Biển Đông: TQ 'giăng bẫy', tàu VN mưu trí hóa giải Ngày 22/5, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tại khu vực...