Đương đầu tàu Hải giám Trung Quốc tại Hoàng Sa
Ngư dân Lê Khởi, thuyền trưởng tàu cá QNg 96679 TS, ở thôn Tây xã An Hải, đảo Lý Sơn kể lại chuyện bị tàu Hải giámTrung Quốcuy hiếp, tấn công tạiHoàng Sa.
Vừa cho con tàu cá 225 CV, cập đảo Lý Sơn sau nhiều ngày bám biển Hoàng Sa, với vẻ mặt còn chưa hết hoảng loạn, ngư dân Lê Khởi, thuyền trưởng tàu cá QNg 96679 TS cho biết, đây là chuyến biển thứ 4 liên tiếp tàu ông gặp tàu Hải giám Trung Quốc tại ngư trường Hoàng Sa. Ba chuyến trước họ chỉ rượt đuổi, nhưng chuyến này họ uy hiếp, tấn công tàu của ông.
Tàu Hải giám của Trung Quốc đang đuổi theo tàu cá ngư dân Lê Khởi ( ảnh ngư dân Lê khởi cung cấp).
Theo ông Lê Khởi, ngày 20-2, tàu của ông cùng 14 lao động rời đảo Lý Sơn ra khai thác hải sản tại khu vực Gò Mới cách đảo cây Dừa ( thuộc quần đảo Hoàng Sa) 155 hải lý về phía Nam. Đến ngày 11-3, khi khai thác được trên 10 tấn cá ngừ, ông quyết định cho tàu chạy lên đảo Bầu Trắng, Phú Lâm để thả lưới buông câu và chạy về đảo.
Ngày 13-3, khi tàu đang ở tọa độ 17,4 độ vĩ Bắc, 111.31 độ kinh đông, anh em đi trên tàu phát hiện có 2 tàu Hải giám sơn màu trắng số hiệu 1239 và 308 được trang bị đầy đủ súng, pháo tăng tốc đuổi theo. Khi cách tàu khoảng 20 mét, 2 tàu Hải giám này kẹp song song và bắn chỉ thiên ra hiệu dừng tàu nhằm uy hiếp. Tuy nhiên, ông vẫn cho tàu chạy lòng vòng và nhằm hướng đất liền thẳng tiến.
Sau nhiều lần uy hiếp không thành, tàu Hải giám 308 bỏ cuộc, tàu 1239 tăng tốc bám riết và sử dụng vòi rồng, công suất lớn phun nước như muốn nhấn chìm tàu. “Thấy chúng quá hung hăng nên tôi ra lệnh cho anh em đóng chặt cửa ca bin để tránh nước vào, đồng thời chuẩn bị áo phao nếu xảy ra sự cố thì kịp thời xử lý. 4 cánh cửa sổ bên phải buồng lái bị nước vòi rồng đập bể tan hoang, nước tràn lênh láng, ngoài ra bọn chúng còn dùng súng bắn chỉ thiên uy hiếp ngư dân. Quần nhau gần 1 giờ đồng hồ, thấy không ổn, tôi kéo ga cho tàu chạy vào bờ”-Thuyền trưởng Lê Khởi nói.
Video đang HOT
Các ngư dân trên tàu ông Khởi vẫn chưa hết bàng hoàng vì sự việc xảy ra.
Còn ngư dân Lê Đô, bạn chài đi trên tàu thuật lại, cứ nghĩ như những lần trước chúng chỉ hăm dọa, nào ngờ lại hung hăng như vậy. Lính thì giơ súng bắn chỉ thiên, pháo trên tàu cũng quay nòng hướng về tàu mình nên anh em hoảng.
Chị Nguyễn Thị Nở, vợ của ngư dân Bùi Văn Phải, thuyền trưởng tàu cá QNg 96382 TS, ở thôn Tây An Hải cho biết, trưa 13-3 sau khi bị tàu Hải giám Trung Quốc rượt đuổi tại ngư trường Hoàng Sa, anh Phải dùng ICom báo tin về là anh em trên tàu vẫn an toàn. Mọi người nghĩ rằng anh đang cho tàu trên đường chạy về đảo, nhưng ngay chiều đó anh lại ICom về báo tin tàu quay ra Hoàng Sa để hành nghề vì chạy về là lỗ vốn.
Cửa cabin tàu của thuyền trưởng khởi bị hư do vòi rồng nước phun.
Trung Tá Nguyễn Văn Thanh; Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn cho biết: “Sau khi có thông tin tàu cá của ngư dân bị xua đuổi, tấn công tại ngư trường Hoàng Sa, chúng tôi đã cử lực lượng xuống tiến hành xác minh việc này, như vậy ngoài 2 tàu QNg 96417 và QNg 96382 của ông Dương Văn Giàu và Bùi Văn Phải bị tàu Hải giám của Trung Quốc xua đuổi khi đang đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, còn nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn cũng bị xua đuổi tấn công”.
“Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân chúng tôi, là vùng biển của Việt Nam nên dù khó khăn đến mấy chúng tôi quyết tâm không rời, nghỉ ngơi vài ngày lấy sức, sáng 20-3 tới chúng tôi lại cho tàu ra khơi bám Hoàng Sa”-Thuyền trưởng Lê Khởi khẳng định.
Theo vietbao
Tàu cổ vật vẫn im lìm dưới đáy biển
Đã hơn 3 tháng trôi qua, phương án khai quật con tàu cổ vật ở Quảng Ngãi vẫn còn... trên giấy
Kể từ khi người dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi phát hiện tàu chứa cổ vật gốm sứ ở vùng biển thôn Châu Thuận đến nay đã hơn 3 tháng nhưng các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa thể hoàn thành phương án khai quật.
Con tàu mang nhiều rắc rối
Cơn sốt cổ vật ở thôn Châu Thuận nay đã im ắng, người dân trở lại nhịp sống gắn liền với biển như bao năm qua. Dường như đối với phần đông người dân thôn Châu Thuận, con tàu cổ vật đã mang lại không ít rắc rối cho họ hơn là "lộc của biển".
Xung quanh vị trí tàu cổ vật vẫn có lực lượng bảo vệ 24/24 giờ
Anh Nguyễn Văn Hải, ngư dân thôn Châu Thuận, nói: "Mong muốn nhất của người dân chúng tôi bây giờ là Nhà nước sớm khai quật con tàu này. Để ở đó mãi, tàu bè chúng tôi ra vào cũng không được. Khổ lắm!".
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, cho biết: "Từ khi có con tàu đến giờ đã mang lại không ít rắc rối cho địa phương. Mong sao ngành chức năng nhanh chóng khai quật tàu cổ để trả lại sự yên bình cho địa phương, bà con nhân dân không còn phải dòm ngó đến con tàu nữa".
Điệp khúc "chờ phê duyệt"
Từ khi phát hiện, khoanh vùng con tàu cổ vật, các ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi luôn cắt cử lực lượng công an, bộ đội biên phòng... với số lượng lên đến vài ba chục người để bảo vệ vị trí tàu 24/24 giờ ... Vì sự việc được dư luận cả nước quan tâm, chính quyền địa phương nhiều lần tổ chức họp để bàn phương án khai quật khẩn cấp. Hai chữ "khẩn cấp" luôn được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng, sau những cuộc họp đó, mỗi lần đề cập, ngành chức năng địa phương vẫn trả lời "đang xây dựng phương án, khi nào xong sẽ tiến hành khai quật".
Ngày 9-12, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, cho biết hiện tàu cổ vật vẫn chưa thể tiến hành khai quật được vì chờ chỉnh sửa phương án theo góp ý của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. "Khi nào chỉnh sửa xong phương án sẽ trình UBND tỉnh Quảng Ngãi để có ý kiến, khi đó mới tổ chức khai quật tàu cổ vật ở Bình Châu" - ông Vũ nói.
Theo Dantri
Gỡ "bom tấn" dưới mái trường bằng lương tâm! Máy ghi âm, ghi hình của chúng tôi đã được các cô giáo gieo lời vào đó, tê tái lắm. "Huyện này "kinh" lắm, có cô giáo còn nhận được tới 2 quyết định khác nhau để phân công đi hai nơi. Hầu như cô nào cũng mất tiền để được "vào" hết"! Những thông tin này được đưa ra với lãnh đạo...