Đường “dát vàng” ở Hà Nội: Dân nói cong, Chủ tịch quận nói thẳng?
“Không có chuyện bẻ cong hay nắn chỉnh tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng tại phường Bồ Đề, quận Long Biên”
Ông Đỗ Mạnh Hải chủ tịch UBND Quận Long Biên
Ông Đỗ Mạnh Hải – Chủ tịch UBND quận Long Biên đã khẳng định như vậy tại buổi giao ban báo chí thành ủy Hà Nội chiều 11/11.
“Chúng tôi khẳng định, đoạn tuyến mà người dân nói cong thì thực tế nó thẳng, bởi chúng tôi đã làm đúng với quy hoạch. Nếu có đoạn cong thì là do quy hoạch để đảm bảo yếu tố kỹ thuật”, ông Hải nhấn mạnh.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí và người dân trong vùng, tuyến đường trên có dấu hiệu bất thường trong quy hoạch thiết kế, cụ thể là thiết kế đường thay vì chạy thẳng qua cánh đồng thì lại được vẽ cong, lượn qua khu dân cư một đoạn dài khoảng 200m, khiến hàng trăm nhà dân phải giải tỏa, di dời; số tiền đền bù GPMB đội lên tới 250 tỷ đồng, gây lãng phí nghiêm trọng.
Giải thích vấn đề này, ông Đỗ Mạnh Hải cho biết, quận Long Biên đã thực hiện dự án đúng theo quy hoạch, vị trí và hướng tuyến tuân thủ theo hồ sơ chỉ giới đường đỏ được phê duyệt.
“Riêng đối với đoạn tuyến (dài khoảng 200m) qua khu vực có ý kiến nghị của các hộ dân có hướng tuyến thẳng, không hề bị bẻ cong như ý kiến của các hộ dân thuộc tổ 14, 15 phường Bồ Đề nêu, không bị nắn chỉnh trong quá trình thực hiện quy hoạch, dự án”, ông Hải khẳng định.
Ông Hải cho biết, các đồ án quy hoạch đã được tổ chức lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch, sau khi được duyệt đã công khai công bố cho các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn biết. Tuy nhiên vẫn có người dân phản ánh chưa được lấy ý kiến là do tâm lý khi dự án chưa bắt đầu triển khai thì họ chưa quan tâm.
Qua công tác thống kê, ông Hải cho biết: Phần dự án chạy qua địa bàn phường Bồ Đề có liên quan đến 459 hộ và 2 cơ quan, trong số đó có 95 hộ nằm trong khoảng 200m của dự án mà một số người dân cho là bị “cố tình nắn cong”. Tổng số tiền GPMB cho các hộ này là 53,2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trước câu hỏi, tại sao phương án quy hoạch không lựa chọn hướng tuyến chạy thẳng ra cánh đồng lại hướng vào khu dân cư, ông Hải cho rằng, nếu điều chỉnh thì sẽ ảnh hưởng tới các yếu tố về kinh tế xã hội, và đặc biệt là an ninh quốc phòng.
Lý giải rõ hơn về điều này, ông Hải nói: Đây là tuyến liên khu vực và đoạn tuyến này được khống chế bởi các điểm kỹ thuật do Bộ Quốc phòng chỉ đạo để đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng, không thể đi khác được.
“Đây là khu vực mà hướng tuyến không thể thay đổi và là phương án tối ưu được thống nhất qua các đồ án quy hoạch”, ông Hải nói.
Còn cụ thể, ảnh hưởng như thế nào về an ninh quân sự, quốc phòng, ông Hải khẳng định: Chúng tôi hoàn toàn làm theo ấn định, bản thân chúng tôi cũng không được hỏi và nếu phóng viên muốn biết cụ thể thì có thể gặp các cơ quan có chức năng. Thẩm quyền của quận không thế giải quyết được.
Theo NTD/Bizlive
Dân "oằn mình" đóng hàng chục khoản thu vô lý
Chỉ một vụ lúa nhưng người dân xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa phải đóng đến hàng chục khoản thu cho UBND xã, Hợp tác xã và thôn. Nguồn thu từ trồng lúa không đủ, nhiều gia đình nghèo ở đây không biết lấy tiền đâu để đóng thuế...
Một vụ lúa đóng trên chục khoản phí
Theo phản ánh của nhiều hộ dân xã Thiệu Công, trong vụ 5 vừa qua, người dân ở một số thôn trong xã phải đóng rất nhiều khoản thu cho UBND xã, Hợp tác xã (HTX) và thôn. Trong đó, có nhiều khoản thu dân thấy rất vô lý nhưng vẫn phải đóng cho các tổ chức từ xã xuống thôn.
Danh sách các khoản thu trong một thôn trên địa bàn xã Thiệu Công được ông Chủ tịch xã phê duyệt.
Qua tìm hiểu, việc thu phí vụ 5 năm 2014, UBND xã Thiệu Công tiến hành thu 4 khoản phí là: thu phí kích cầu xây dựng nông thôn mới: 20kg lúa/sào/năm; quỹ người cao tuổi 5.000đ/khẩu/năm; quỹ đền ơn đáp nghĩa; quỹ An ninh - Quốc phòng. HTX nông nghiệp Thiệu Công thu phí quản lý HTX và các khoản thu dịch vụ nông nghiệp khác.
Ngoài UBND xã và HTX thu các loại thuế trên thì tại 9 thôn trên địa bàn xã Thiệu Công cũng tiến hành thu nhiều khoản thu khác nhau như phí xây dựng nông thôn, quỹ khuyến học, quỹ xây dựng bãi rác, thu quỹ tu sửa sân nhà văn hóa, thu quỹ làng văn hóa, quỹ vệ sinh môi trường, quỹ thiết chế nhà văn hóa...
Có nhiều khoản thu người dân trong xã không biết thu để làm gì nhưng vẫn phải đóng như khoản thu phí xây dựng nông thôn. Khoản thu này xã đã tiến hành thu 20kg/sào/năm để kích cầu xây dựng nông thôn mới (NTM) trên toàn xã nhưng tại các thôn vẫn tiến hành thu tiếp.
Một hộ gia đình ở thôn Liên Minh phản ánh, diện tích ruộng của gia đình chỉ có một sào nhưng trong vụ 5 vừa qua, gia đình này cũng phải đóng hơn chục khoản thu khác nhau. Người dân trong thôn cũng không hiểu thu phí xây dựng nông thôn mới sao phải đóng nhiều khoản như vậy?
Các khoản thu của từng hộ dân tại thôn Phác Đồng, xã Thiệu Công được ghi rõ trong danh sách thu của thôn
Một hộ dân khác thống kê, trong vụ 5/2014 phải đóng 16 khoản thu với số tiền gần 2 triệu đồng. Trong khi đó, thu nhập từ 5 sào lúa mà gia đình đang làm trừ chi phí cũng chẳng được lãi là bao nhiêu.
Thôn thu phí, xã đồng ý nhưng không biết những khoản nào
Trao đổi với phóng viên, ông Tạ Minh Hoàn - Chủ tịch UBND xã Thiệu Công - cũng không nắm rõ được việc dân trong xã mình đang phải đóng bao nhiêu khoản phí.
Ông Hoàn cho biết: "Năm nay UBND xã tiến hành thu 4 khoản thu đối với các hộ dân trong xã. Những khoản thu này có quyết định từ trên huyện chỉ đạo. Trong đó, có khoản thu quỹ người cao tuổi cũng đã được thông qua Hội đồng nhân dân xã biểu quyết xã mới thu".
Những khoản mà UBND xã Thiệu Công tiến hành thu là: Xây dựng nông thôn mới: 20kg lúa/sào/năm (khoản thu kích cầu xây dựng nông thôn mới); thu quỹ người cao tuổi: 5.000đ/khẩu/năm (xã Thiệu Công có trên 7.000 dân); thu quỹ An ninh - Quốc phòng: 40.000đ/hộ/năm; quỹ đền ơn đáp nghĩa.
Về các khoản thu phí tại các thôn trong xã, ông Hoàn không nắm rõ được tại các thôn đang thu bao nhiêu khoản. Cụ thể từng khoản ông Hoàn cũng chỉ nhớ "đại khái" một vài khoản như: phí môi trường, quỹ văn hóa, phí đóng góp xây dựng NTM, còn lại nhiều khoản ông Hoàn không hay biết.
Ông Tạ Minh Hoàn - Chủ tịch UBND xã Thiệu Công - trao đổi với phóng viên.
Qua tìm hiểu được biết, sau khi các thôn có kế hoạch thu chi đã báo cáo lên cho UBND xã Thiệu Công phê duyệt. Chủ tịch xã Thiệu Công là người phê duyệt, đồng thời giao cho kế toán xã cấp phiếu thu cho các thôn.
Ông Hoàn lý giải: "Phiếu thu phí là do xã cấp về cho các thôn để thu tiền phí từ các hộ dân cho rõ ràng. Hàng năm các khoản thu tại các thôn, xã quyết toán một lần vào cuối năm còn hiện nay chúng tôi chưa quyết toán nên tôi không nắm rõ được".
Về các khoản thu mà các thôn đưa ra thu, ông Hoàn cho rằng đây là do các thôn thu chứ xã không biết và không có liên quan. Vậy, việc UBND xã Thiệu Công phê duyệt thu chi và đưa phiếu thu cho các thôn tiến hành thu phí rồi ông chủ tịch xã này lý giải "xã không biết việc các thôn thu phí của người dân" liệu có mâu thuẫn?
Ông Trịnh Đình Thai - Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Công - cho biết: "Xã cũng rất quan tâm đến các khoản thu trên địa bàn. Việc thu phí cũng là để xây dựng chung cho cả xã chứ chúng tôi cũng không được lợi gì. Trên địa bàn xã hiện này vẫn còn một số hộ chưa đóng, không muốn đóng nhưng lại muốn được hưởng lợi. Đây là những trường hợp cá biệt".
Thái Bá
Theo Dantri
Thị xã tậu siêu xe gần 4 tỷ rồi nằm kho Từ nguồn vốn của một dự án, UBND thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh mua chiếc xe 7 chỗ Land Cruiser VX V8 trị giá gần 3,7 tỷ đồng (sau thuế) để rồi "đắp chiếu" ở nhà xe gần một năm qua. Chiếc xe sang Land Cruiser gần bốn tỷ đồng đắp chiếu ở nhà xe gần một năm nay Gần một...