“Đường cong dát vàng” ở HN: Sẽ hỏi ý kiến Bộ Quốc phòng?
Theo tính toán của người dân, việc làm đường tại phường Bồ Đề (Long Biên) cong hình vai bò đã khiến việc bồi thường giải phóng mặt bằng tăng lên nhiều lần khiến dư luận đặt tên “đường cong dát vàng”.
Câu chuyện “cong hay thẳng” đang làm nóng dư luận, kéo theo rất nhiều những thắc mắc khác của người dân. Đây là câu chuyện về dự án tuyến đường rộng 40m nối đường Nguyễn Văn Cừ đến đê Tả ngạn sông Hồng dài khoảng 1,5 km.
Chiều 14/11, hàng trăm hộ dân thôn Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên Tp. Hà Nội đã có buổi đối thoại với Chủ tịch quận Long Biên, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch, Chủ tịch phường Bồ Đề về vấn đề này.
Ông Võ Văn Bá (cư dân phường Bồ Đề) đang chất vấn lãnh đạo địa phương (Ảnh: Hồng Chuyên)
Theo phản ánh của người dân, con đường này đã vẽ đi qua khu dân cư thay vì qua khu vực đất nông nghiệp khiến mức phí GPMB dự án đội giá lên hàng trăm tỷ đồng; dự án không được thôngtin công khai đến các hộ dân có quyền lợi liên quan theo đúng trình tự; việc quy hoạch đường 40m chạy vào khu dân cư là không phù hợp, các hộ dân đề nghị UBND Tp. Hà Nội, quận Long Biên và các sở, ngành xem xét điều chỉnh quy hoạch tuyến đường cho phù hợp thực tế và giảm thiểu ngân sách đầu tư…
Mở đầu câu chuyện ông Võ Văn Bá (người dân Phường Bồ Đề- Long Biên) đã làm nóng hội trường với chất vấn về các phát biểu trước đó của các lãnh đạo địa phương, lãnh đạo của một số sở ban ngành Hà Nội xung quanh chuyện đường “cong hay thẳng”.
Cuộc đối thoại xoáy sâu vào việc yêu cầu trả lời “xác nhận xem đường có cong không?”
Không trả lời thẳng vào câu hỏi, ông Ngô Quý Tuấn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội cho biết: “Căn cứ vào quy hoạch chi tiết, chỉ giới đường đỏ của cả tuyến đường là hoàn toàn phù hợp mà các cấp có thẩm quyền có phê duyệt”.
Video đang HOT
“Chủ tịch UBND Thành phố có giao cho Sở Quy hoạch- Kiến trúc chủ trì cùng tìm hiểu với các sở ngành để báo cáo UBND Thành phố. Chính vì vậy mà Sở đã kiến nghị UBND Quận Long Biên có buổi họp hôm nay”, ông Tuấn nói.
Không đồng tình với câu trả lời của Phó Giám đốc Sở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Bình, (tổ 16 phường Bồ Đề) chất vấn: Quy hoạch này ai là người làm, và cần có căn cứ xác thực để điều chỉnh dự án để làm sao làm lợi cho dân, cho Nhà nước”.
Ông Tuấn khẳng định: “Sở chúng tôi là sở chủ trì, nhưng không thể quyết định. Các Sở sẽ cùng với chúng tôi để tham mưu cấp thẩm quyền. Chúng tôi ghi nhận ý kiến của bà con nhân dân”.
Hỏi kỹ về ý kiến của lãnh đạo Sở Kiến trúc, ông Nguyễn Hữu Ngọ (số nhà 198, Nguyễn Văn Cừ) hỏi: “Ông Tuấn khẳng định đúng quy hoạch nhưng quy hoạch này không lấy ý kiến người dân, nên không đúng quy trình? Cần phải lấy ý kiến của dân, thông qua dân trước khi làm thì rất đơn giản, còn làm là làm mà không cho dân biết sẽ gây những bức xúc”.
Một người dân khác cũng đề nghị trả lời cho thẳng vào vấn đề: “Đường này cong hay thẳng, có hỏi ý kiến người dân bị ảnh hưởng không?”
Trả lời câu hỏi, ông Tuấn tiếp tục: “Chúng tôi khẳng định đoạn đường này là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch. Vì sao tôi không trả lời cong hay thẳng theo ý kiến của các bác, vì quan điểm tùy từng góc cạnh, người đứng ở góc bên này bảo là cong, người đứng ở góc bên kia bảo nó là thẳng”.(!)
Đường cong gây dư luận – hình tài liệu cơ quan chức năng chiếu cho dân xem (ảnh Hồng Chuyên)
Ông Tuấn vẫn tiếp tục: “Tại thời điểm quy hoạch, cạnh đường còn đất quốc phòng quản lý, và khu vực sân bay. Hôm nay, ngồi đây tôi nghe được một số thông tin về thay đổi như các bác nói, nhưng về danh chính ngôn thuận, về giấy tờ chưa có gì. Ý kiến của các bác chúng tôi sẽ tiếp thu, báo cáo đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố. Thời điểm quy hoạch như vậy là phù hợp”.
Về vấn đề lấy ý kiến của dân, ông Tuấn cho biết: “Khi quy hoạch là năm 2005, thực hiện theo quy trình của luật. Lúc đó trách nhiệm của đơn vị tư vấn và chính quyền địa phương. Lúc đó, có các cấp tổ dân phố theo đúng quy định của luật, phải công khai kể cả giai đoạn xin ý kiến. Chúng tôi trên cơ sở tổng hợp báo cáo của chính quyền địa phương, sở quy hoạch kiến trúc cấp thẩm định trên cơ sở văn bản mà chính quyền địa phương đã ký. Ở đây, quy trình thủ tục phù hợp”.
Ông Tuấn chia sẻ thêm: “Chúng tôi còn có cấp có thẩm quyền trên chúng tôi, nếu chúng tôi làm sai đã có cơ quan chức năng khác. Thanh tra của Bộ Xây dựng, Thanh tra của Thành phố, các cơ quan chuyên ngành có trách nhiệm, kiểm tra, giám sát, nội dung, thẩm quyền chúng tôi làm là đúng hay sai. Không phải chúng tôi muốn làm gì cũng được mà phải chịu sự giám sát của pháp luật và nhân dân. Chúng tôi sẽ rà soát lại, trên cơ sở phù hợp, đáp ứng nhu cầu kĩ thuật, kinh tế xã hội”.
Phó GĐ Sở Quy hoạch Kiến trúc nói: “Hôm nay, chúng tôi mới biết về đất quốc phòng đã chuyển. Chúng tôi sẽ kiến nghị Chủ tịch có văn bản gửi Bộ Quốc phòng để có ý kiến chính thức hỏi xem”.
Ông Tuấn nhắc lại: “Thời điểm làm quy hoạch, khu vực đó là đất an ninh quốc phòng”.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Lực (số nhà 59, tổ 14) phát biểu: UBND quận Long Biên báo cáo với Hà Nội về chi phí cho đoạn đường dài 200m bị “uốn cong” có con số 53 tỷ đồng là không trung thực. Theo ông Lực phân tích, lấy chiều dài 200m x 40m chiều rộng, đoạn đường đó sẽ phải thu hồi 8.000m2 đất; với giá tiền đền bù 14tr/m2, chưa kể đền bù nhà cửa, cây cối, hoa màu, tài sản trên đất, tiền GPMB cho đoạn đường này đã lên đến hơn 100 tỷ đồng, rất lãng phí ngân sách nhà nước.
Nếu như nó chạy thẳng theo thiết kế, 8.000m2 đất nông nghiệp bị thu hồi, tính theo mức đền bù 3 triệu đồng/m2, nhà nước chỉ mất chi phí chưa đầy 30 tỷ đồng. Đó là chưa nói đến mỹ quan, chất lượng và độ an toàn của con đường chạy thẳng sẽ tốt hơn con đường bị cong”.
Theo Hồng Chuyên (Infonet.vn)
Đường cong dát vàng 70 lần giữa thủ đô Hà Nội
Con đường từ đê tả ngạn sông Hồng nối với đường Nguyễn Văn Cừ dài 1,5km nhưng tốn gần 1.000 tỷ đồng và chỉ một đoạn 200n đã lãng phí tới hơn 200 tỷ đồng đã khiến người dân Hà Nội bức xúc lên tiếng.
Con đường qua thôn Lâm Du, phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội dài 1,5 km nhưng tốn gần 1.000 tỷ đồng, và chỉ một đoạn 200 mét đã lãng phí tới hơn 200 tỷ đồng, vì một đường cong vô lý đi vào khu dân cư, thay vì chạy thẳng ra cánh đồng.
Được biết, đây là con đường từ đê tả ngạn sông Hồng nối với đường Nguyễn Văn Cừ, dự kiến sẽ được triển khai theo quy hoạch và đây là đoạn đường được người dân gọi là u bò.
Điều đáng nói là con đường cong lượn qua khu dân cư, người dân đã phát hiện ra sự phi lý bởi con đường đi qua khu dân cư sẽ khiến hàng trăm hộ bị giải tỏa, di dời. Trong khi, nếu con đường chạy thẳng thì sẽ đi qua khu đất nông nghiệp.
Hình ảnh con đường dài 1,5km ước tính tốn gần 1.000 tỷ đồng.
Chỉ một đường cong ở đoạn 200 mét, theo ước tính của người dân, chi phí đầu tư cho con đường đã bị độn lên hàng trăm tỷ đồng do phải đền bù, tái định cư.
Không chấp nhận sự phi lý này, ông Võ Văn Bá ở phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội đã tính toán tỉ mỉ về sự lãng phí. "Những nhà ít nhất cũng phải bồi thường cỡ 2 tỷ và nhà nhiều thì lên 5 tỷ, tôi lấy bình quân khoảng 2,5 tỷ một nhà thì 100 nhà là 250 tỷ", ông Bá cho hay.
Chỉ vì một đường cong u bò, người dân ước tính chi phí bị đội thêm 250 tỷ đồng cho 200m đường, với số tiền này những người thợ thủ công làm nghề dát vàng khẳng định có thể đủ để dát vàng đoạn đường u bò này lên tới 70 lần.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra nhận xét: "Không phải chúng ta tự hào vì nó đắt, chúng ta phải thấy xấu hổ vì nó đắt".
Theo VTV
Phía sau công đường vụ xét xử Dương Tự Trọng Anh trai linh an tư hinh, ban thân Dương Tư Trong linh an 16 năm tu giam, rât nhiêu điêu trăn trơ trong con ngươi cưu đai ta "năm đâm thep" môt thơi đây chât nghê si nay. Tại công đường, bị cáo Dương Tự Trọng được HĐXX hỏi đầu tiên. Trước khi trả lời thẩm vấn, bị cáo xin phép được đứng...