Đường còn xa lắm!
Tuần này là giai đoạn thử thách quan trọng để Mỹ và Taliban có thể ký kết một thỏa thuận tiến đến việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan, sau 18 năm đồn trú tại quốc gia này. Nhưng có vẻ đường về nhà của những người lính Mỹ còn khá xa.
Phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng ngày 23/2, trước khi lên đường công du Ấn Độ, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói sẽ ký thỏa thuận hòa bình với Taliban nếu các bên đạt được thỏa thuận này tại Afghanistan, nhưng đồng thời nhấn mạnh quyết định phụ thuộc vào tiến trình thỏa thuận ngừng bắn giữa các bên trước đó. “Tôi nghĩ Taliban cũng muốn đạt được thỏa thuận. Họ đã mệt mỏi vì phải chiến đấu”, ông Trump nói. Theo giới quan sát, thỏa thuận được Mỹ và Taliban thảo luận bao gồm 4 vấn đề chính, đó là Taliban đảm bảo sẽ không để cho các nhóm khủng bố và thánh chiến sử dụng Afghanistan làm nơi ẩn náu nhằm tiến hành các vụ tấn công; các lực lượng của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dần dần rút quân ra khỏi Afghanistan và hoàn tất trong thời hạn 18 tháng; tiến hành đối thoại hòa bình giữa tất cả các bên ở Afghanistan và đạt được thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn.
Trước đó, theo thỏa thuận được Taliban ký với Mỹ và chính phủ Afghanistan ngày 14/2 thì bắt đầu từ 12h giờ đêm 22/2, các bên đã tiến hành ngừng bắn trong một tuần. Thỏa thuận ngừng bắn này đạt được trong những cuộc thương thuyết kéo dài hơn một năm qua tại Doha, thủ đô Qatar, và được thông báo sau cuộc họp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani bên lề Hội nghị An ninh Munich, Đức. Sau khi lệnh hưu chiến này có hiệu lực, người dân Afghanistan là những người đầu tiên vui mừng. Trên mạng xã hội, tối 22/2, một số người đăng lên các video quay cảnh người dân Afghanistan nhảy múa ở các tỉnh với lời bình: “Tối nay Mỹ không oanh kích”. “Điều được thực sự chờ đợi là sẽ bớt đi những trận đánh tại các thành phố và những trục giao thông lớn”, một người dân Afghanistan được AFP phỏng vấn nói.
Tuần lễ này có giá trị thử nghiệm. Nếu thành công, Hoa Kỳ và Taliban đến ngày 29/2 sẽ ký kết một thỏa thuận tiến đến việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan, sau 18 năm đồn trú tại quốc gia này. Đây là một mục tiêu được tìm kiếm từ lâu của Tổng thống Donald Trump, người đã thề chấm dứt “những cuộc chiến tranh vô hạn định” giữa lúc ông đang tìm cách tái đắc cử vào tháng 11 tới.
Các cuộc hòa đàm giữa Mỹ và Taliban từ lâu vẫn rất mong manh, nhất là từ khi ông Trump đột ngột tuyên bố ngừng đàm phán khi hai bên sắp đạt được thỏa thuận vào tháng 9 năm ngoái, sau khi phiến quân thừa nhận đứng sau loạt vụ đánh bom tự sát ở Kabul khiến 12 người chết, trong đó có một lính Mỹ. “Chính bạo động đã làm chệnh hướng việc ký kết thỏa thuận vào tháng 9/2019. Hiện chúng ta có một thỏa thuận giảm bớt bạo động. Và nếu Taliban thi hành những điều đã cam kết thực hiện, chúng ta sẽ tiến tới với thỏa thuận này”, một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ nói với các phóng viên. Người này cho biết thêm rằng sẽ có một thỏa thuận sau các cuộc đàm phán giữa Taliban và chính phủ Afghanistan. Trước đây, Taliban đã từ chối đàm phán trực tiếp với chính phủ ở Kabul.
Video đang HOT
Theo giới phân tích, vẫn còn một con đường dài để tiến tới một hiệp ước hòa bình và chấm dứt gần hai thập niên hiện diện quân sự của Mỹ tại Afghanistan vốn bắt đầu ít lâu sau cuộc tấn công ngày 11/9/2001 của Al-Qaida. Cuộc chiến Mỹ tiến hành ở Afghanistan đã khiến hàng chục nghìn người nước này và hơn 3.500 binh sĩ trong liên quân do Mỹ dẫn đầu thiệt mạng. Các giới chức Mỹ đã nói rõ là 13.000 binh sĩ Mỹ sẽ giảm xuống còn 8.600 người trong năm nay, dù có hay không có thỏa thuận. Đây cũng là lời hứa của ông Trump nhằm lấy lòng cử tri.
Thỏa thuận giảm bớt bạo động trong một tuần “là một bước thuận lợi trên một con đường rất dài”, ông Ronald Neumann, cựu Đại sứ Mỹ tại Afghanistan, nhận xét. Nhưng có ý kiến đánh giá lệnh ngừng bắn lần này ở Afghanistan chứa đựng nhiều rủi ro. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng “tuần lễ giảm căng thẳng” có thể là thời điểm để các bên tham chiến củng cố lực lượng và đảm bảo lợi thế trên thực địa. Phe nổi dậy từ chối khởi động thương lượng hòa bình một khi vẫn còn quân đội nước ngoài tại Afghanistan. Về phía người Mỹ thì đòi hỏi một số bảo đảm, như phải giảm bạo động và lãnh thổ Afghanistan sẽ không bị các nhóm khủng bố sử dụng để chống lại các nước khác. Một yêu sách nữa là phải có thương thảo giữa người Afghanistan với nhau. Và điểm này thì hết sức nhạy cảm. Taliban từ chối công nhận tính chính danh của chính phủ Kabul. Đối với họ, Tổng thống Ashraf Ghani chỉ là một con rối trong tay người Mỹ. Giai đoạn này gây ra nhiều lo lắng, vì chính giới Afghanistan đang hết sức chia rẽ. Đất nước chìm vào một cuộc khủng hoảng chính trị kể từ khi kết quả chính thức của cuộc bầu cử tổng thống được loan báo. Ngày 18/2, sau khi kết quả cuộc bầu cử tổng thống được công bố muộn hơn 4 tháng rưỡi so với dự kiến, các bên đều tuyên bố thành lập chính phủ riêng. Theo Ủy ban bầu cử độc lập của Afghanistan, ông Ashraf Ghani, đương kim tổng thống giành được 50,64% phiếu bầu, tiếp theo là cựu Phó Tổng thống Abdullah Abdullah, với 39,52%. Ông Abdullah đã từ chối kết quả này và tuyên bố sẽ thành lập chính phủ riêng. Ông Ghani cũng đang tìm cách đàm phán với Taliban. Nỗ lực đó có thể đã bị sa lầy trong cuộc tranh luận chính trị và tranh chấp quyền lực với ông Abdullah. Taliban cũng từ chối kết quả bầu cử này nhưng không nói rõ là ủng hộ ai trong số hai ứng viên trên.
Những diễn biến này cho thấy Afghanistan đang đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn mới. Cuộc tranh chấp Ghani-Abdullah có thể thêm vào nhiều thách thức mà Afghanistan phải đối mặt, bao gồm cả những thách thức liên quan đến tiến trình hòa bình.
Dư luận Mỹ đang có những ý kiến trái chiều về thỏa thuận hòa bình mà chính phủ nước này sắp đạt được với Taliban. Một số ý kiến cho rằng, thỏa thuận sẽ giúp nước Mỹ bước chân ra khỏi vũng lầy chiến tranh, vốn kéo dài hơn 18 năm qua, giúp Tổng thống Trump “ghi điểm” nhiều hơn trước cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử sắp tới. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại tỏ ra không mấy lạc quan, họ không tin tưởng vào những gì Taliban cam kết, họ lo sợ Taliban vào mùa xuân tới sẽ lại tiếp tục các cuộc tấn công nhằm lật đổ chính phủ Afghanistan mà phiến quân cho rằng các nước phương Tây dựng lên, thay vì cam kết đối thoại.
H.Phan
Theo Petro times
IS nhận trách nhiệm gây ra vụ đánh bom tiệc cưới đẫm máu ở Kabul
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ngày 18-8 đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ đánh bom liều chết vào tiệc cưới ở Kabul, Afghanistan khiến 63 người thiệt mạng.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani cực lực lên án vụ tấn công tàn bạo này.
Bộ Nội vụ Afghanistan ngày 18-8 xác nhận, một kẻ đánh bom liều chết đã giết hại 63 người và làm bị thương 182 người đang dự bữa tiệc cưới chật cứng người ở Kabul, Thủ đô Afghanistan tối 17-8. Cùng ngày, nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã nhận trách nhiệm về vụ việc.
Nhóm này, trong một tuyên bố trên trang web nhắn tin Telegram, nói rằng một thành viên của nhóm đã có thể xâm nhập vào quầy lễ tân và kích nổ chất nổ mang theo người nhắm đám cưới tổ chức tại khu phố của người Shi'ite, phía Tây Kabul. IS gọi các nạn nhân dự tiệc cưới là những "kẻ ngoại đạo".
Vụ tấn công xảy ra trong lúc khoảng 1.200 khách đang dự tiệc cưới tối 17-8
Cuộc tấn công hôm thứ bảy diễn ra trong bối cảnh Taliban và Mỹ đang nỗ lực đàm phán thỏa thuận về việc rút các lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan để đổi lấy việc Taliban sẽ cam kết thảo luận về an ninh và hòa bình với chính phủ Afghanistan.
Các phiến quân IS xuất hiện lần đầu tiên ở Afghanistan vào năm 2014 và hoạt động chủ yếu ở khu vực phía Đông và phía Bắc nước này. Đội quân này phải đấu tranh với quân đội chính phủ, các lực lượng quốc tế do Mỹ dẫn đầu và cả Taliban. Taliban trước đó đã phủ nhận việc gây ra vụ tấn công ở Kabul.
Hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy, tại hiện trường vụ nổ, các thi thể nằm rải rác giữa bàn ghế bị lật, với những vết máu sẫm màu trên thảm. "Chúng tôi muốn hòa bình, không phải là các cuộc tấn công tự sát tàn bạo như vậy", Ahmad Khan, người đang chôn cất một người họ hàng nói.
Cả cô dâu và chú rể đều sống sót. "Tôi sẽ không bao giờ có thể quên điều này dù đã rất cố gắng. Tôi biết rằng đây sẽ không phải là sự mất mát cuối cùng đối với người Afghanistan, nỗi đau sẽ còn tiếp tục", chú rể Mirwais nói với kênh TOLOnews. Tương tự chú rể, gia đình cô dâu đã mất đi 14 người thân sau vụ đánh bom.
Chính phủ Afghanistan tuyên bố ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ các gia đình nạn nhân
Cùng ngày, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã cực lực lên án vụ tấn công tàn bạo này và cho biết ưu tiên hàng đầu của chính phủ là chia sẻ với gia đình các nạn nhân. Ông Ghani kêu gọi triệu tập một cuộc họp an ninh đặc biệt để rà soát và ngăn ngừa, không để xảy ra những vụ tấn công như vậy.
Theo anninhthudo
Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời giữa Mỹ và Taliban bắt đầu có hiệu lực Nếu thỏa thuận thành công sẽ giúp Mỹ có thể đưa quân đội về nước và chấm dứt cuộc chiến kéo dài 18 năm với Taliban. Từ trái qua phải: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani hôm 14/2. Ảnh: AP Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời, hay còn gọi "thỏa thuận giảm...