Dương Chí Dũng: ‘Tôi không chỉ đạo mua ụ nổi’
Trả lời thẩm vấn về sai phạm trong việc mua ụ nổi 83M gây thiệt hại hơn 360 tỷ đồng, cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng không thừa nhận đã đạo diễn vụ này để được nhận lại quả 10 tỷ đồng.
Là người đầu tiên trả lời thẩm vấn, bị cáo Dương Chí Dũng (cựu cục trưởng Hàng hải, cựu chủ tịch HĐQT Vinalines) khai, sau khi Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ về dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, Chính phủ có văn bản đồng ý về mặt nguyên tắc.
Trên cơ sở đó, đầu năm 2006 Dương Chí Dũng ra nghị quyết triển khai. “Lúc đó, bị cáo nhận thức là đã được chấp thuận. Trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, bây giờ hiểu đó là sai”, ông Dũng khai. Theo cáo buộc, khi Chính phủ chưa phê duyệt, Bộ Giao thông chưa bổ sung dự án vào quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy, ông Dũng vẫn cho triển khai dự án với tổng mức đầu tư hơn 3.850 tỷ đồng. Việc này phạm vào tội Cố ý làm trái.
Ông Dương Chí Dũng và các đồng phạm tại tòa. Ảnh: TTXVN.
Ông Dũng khai, quá trình triển khai dự án, việc mua ụ nổi có sức nâng 15.000 đến 27.000 tấn là cần thiết nên chọn hàng của Công ty AP (Singapore) – đối tác trước đó đã bán hai 2 ụ nổi cho Vinalines.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc “có chỉ đạo ai mua ụ nổi 83M với giá đắt hơn nhiều giá trị thực”, ông Dũng khai mọi việc do Tổng giám đốc Vinalines là Mai Văn Phúc đề xuất vì thuộc thẩm quyền và chức năng của ông này. HĐQT sau đó họp và thống nhất chứ “bị cáo không chỉ đạo ai”.
Việc lập đoàn khảo sát để sang Nga xem hàng cũng do ông Phúc đảm trách. Ông Dũng không tham gia nhưng sau đó khi đoàn về thì có báo cáo lại. “Một buổi chiều ngồi uống nước, Trần Hữu Chiều (Trưởng ban quản lý dự án, Phó tổng giám đốc Vinalines) nói với tôi rằng ụ nổi có một số hư hỏng, song bảo việc sửa chữa sẽ không tốn kém”, người đứng đầu Vinalines khai.
Video đang HOT
“Vậy bị cáo chỉ đạo gì về việc mua ụ nổi?”, chủ tọa hỏi. Ông Dũng đáp: “Không chỉ đạo gì, khi ông Phúc có tờ trình thì HĐQT cùng họp và thống nhất”. Ông Dũng khai có hỏi ông Phúc và Trần Hải Sơn (Phó ban quản lý dự án, Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) vì sao không mua trực tiếp của chủ sở hữu mà phải qua môi giới là công ty AP thì nhận được trả lời “phải qua công ty AP mới mua được”.
Theo ông Dũng, việc bỏ ra của 9 triệu USD mua ụ nổi sản xuất từ năm 1965, không còn hoạt động được và đã bị cơ quan đăng kiểm Nga dừng phân cấp từ lâu “thuộc thẩm quyền của ông Phúc”.
“Tôi không can thiệp gì, không bao giờ chỉ đạo cụ thể anh em trong tập đoàn làm gì”, ông Dũng nói.
Theo cáo buộc, ông Dũng, Phúc chỉ đạo phải “mua bằng được” với giá 9 triệu USD trong khi giá trị của “ụ nổi đã bị hư hỏng nặng này” do chủ sở hữu là công ty của Nga đưa ra chỉ dưới 5 triệu USD. Hậu quả, tổng tiền phê duyệt mua, vận chuyển, tổ chức sửa chữa ở Việt Nam được điều chỉnh lên tới 19,5 triệu USD.
Hiện sau nhiều năm, tổng tiền đổ vào “đống sắt gỉ” 83M đã lên tới hơn 525 tỷ đồng (cả mua bán, và sửa chữa, bảo quản…), tương đương hơn 24 triệu USD, trong khi chưa một lần được đưa vào sử dụng.
Trong thương vụ mua ụ nổi, VKSND Tối cao xác định ông Dũng, Phúc, Sơn và Chiều đã được Công ty AP chuyển “lại quả” hơn 28 tỷ đồng để chia nhau. Trong đó, ông Dũng và Phúc mỗi người nhận 10 tỷ.
Kiểm tra thực tế, phát hiện ụ nổi hư hỏng nhiều, không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng 3 cán bộ hải quan vẫn cho cho thông quan.
Trong phiên tòa dự kiến diễn ra từ hôm nay đến hết 14/12, ngoài 4 bị cáo trên còn có 6 đồng phạm: Mai Văn Khang (thành viên ban quản lý dự án), Bùi Thị Bích Loan (nguyên trưởng Ban tài chính kế toán, kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên Cục đăng kiểm Việt Nam), Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa), Lê Ngọc Triện (nguyên cán bộ kiểm tra chi cục hải quan Vân Phong), Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ kiểm tra chi cục hải quan Vân Phong).
Cả 10 người bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng ông Dũng, Phúc, Chiều, Sơn thêm tội Tham ô tài sản.
Chiều nay, tòa tiếp tục làm việc.
Theo VNE
Con đường quan chức và phạm tội của Dương Chí Dũng
Con đường quan chức thênh thang và thuận lợi của ông Dương Chí Dũng đã khép lại trước vành móng ngựa, khi người từng được giao trọng trách đứng đầu ngành hàng hải đã tham ô hàng chục tỉ đồng tài sản nhà nước.
Cơ quan chức năng kiểm tra danh sách những người được phép vào khu vực xử án trong vụ án Dương Chí Dũng - Ảnh: Hà An
Sinh năm 1957 tại Hải Dương, ông Dũng có những thuận lợi trong xuất phát bước đầu khi sinh ra trong một gia đình thuộc hàng danh giá (bố là ông Dương Khắc Thụ, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng).
Năm 1994, ông Dũng về làm cán bộ tại Tổng công ty xây dựng đường thủy (khi đó là Liên hiệp các xí nghiệp nạo vét). Sau một thời gian ngắn, cũng trong năm 1994, ông Dũng được đưa về công ty con là Công ty nạo vét Sông 1 làm Phó giám đốc, rồi lên Giám đốc.
Năm 2003, ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng đường thủy (Vinawaco). Tổng công ty này đã bị thua lỗ nặng nề, thậm chí bị âm vốn chủ sở hữu, từng bị xếp vào diện giám sát đặc biệt của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, tháng 8.2005, ông Dũng vẫn được bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines), và đến tháng 7.2011, ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV Vinalines.
Tháng 2.2012, ông Dũng thôi chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines để chuyển sang giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải VN, Bộ Giao thông vận tải.
Đáng chú ý, thời điểm ông Dũng được điều sang giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải VN, Thanh tra Chính phủ đã kết thúc đợt thanh tra tại Vinalines và kết luận hàng loạt sai phạm liên quan tới trách nhiệm của ông Dũng.
Dưới sự giúp đỡ của em trai là Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng Dương Tự Trọng cùng một số người khác, ông Dũng, trong quá trình bị điều tra, đã tìm cách bỏ trốn ra nước ngoài, nhưng sau đó đã bị bắt.
Theo TNO
Những hình ảnh đầu tiên phiên xử Dương Chí Dũng và đồng phạm Phóng viên chỉ được mang theo bút và sổ ghi chép. Tất cả các loại thiết bị phục vụ tác nghiệp của phóng viên như máy tính, máy ảnh đều bị kiểm tra và không được phép mang vào. Cơ quan chức năng kiểm tra danh sách những người được phép vào khu vực xử án - Ảnh: Hà An 8 giờ kém...