Dương Chí Dũng: Con đường quan lộ – con đường tội tù
Ngày 12.12, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội sẽ đưa vụ đại án về tham nhũng xảy ra tại Vinalines ra xét xử. Nhân vật chính của vụ án không ai khác ngoài vị cựu Cục trưởng Cục Hàng hải, cựu Chủ tịch HĐTV Vinalines Dương Chí Dũng. Đây là một kết cục buồn cho câu chuyện về một gia đình danh giá ở đất cảng Hải Phòng.
Từ anh công nhân đến ông cục trưởng
Dù sự việc xảy ra từ nhiều năm trước, nhưng câu chuyện về món nợ khổng lồ Vinalines đến nay vẫn nóng từ trong nghị trường Quốc hội ra ngoài xã hội. Bởi hậu quả mà Vinalines để lại cho nền kinh tế đất nước là quá nặng nề với món nợ lên tới hàng ngàn tỉ đồng và có nguy cơ dẫn đến phá sản một doanh nghiệp vận tải biển lớn của đất nước. Một trong những nguyên nhân đẩy “con tàu” Vinalines chìm sâu trong nợ nần đó chính là “thuyền trưởng” Dương Chí Dũng – đã tìm cách đục khoét con tàu đó để làm của riêng.
Khi ông Dương Chí Dũng còn đương chức, người ta chỉ biết ông được sinh ra trong một gia đình danh giá, là con trai cả nguyên Giám đốc Công an Hải phòng Dương Khắc Thụ, các anh em đều là những người thành đạt trong ngành công an. Thế nhưng, ít ai biết được rằng tiến trình quan lộ của Dương Chí Dũng không phẳng lỳ, không hẳn là đi lên bằng chính năng lực của mình, mà cũng phần nào dựa vào sự kính nể của người khác đối với ông Dương Khắc Thụ.
Dương Chí Dũng bị bắt ngày 4.9.2012, sau gần 3 tháng lẩn trốn và bị truy nã quốc tế.
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Chuẩn bị khai thác tạm thời tuyến cao tốc TPHCM – Dầu GiâyNĐT ngoại phản ánh ngành cà phê cạnh tranh không công bằngKinh doanh nhà ở xã hội chịu thuế TNDN 10% từ 2014Cả năm 2013 cổ phần hóa 3 doanh nghiệp nhà nước?!
Bằng chứng là sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông Dũng không vào được đại học. Vào thời điểm những năm cuối thập niên 80 – đầu 90 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế đất nước còn muôn vàn khó khăn thì việc kiếm được một suất đi lao động xuất khẩu ở những nước Đông Âu có thể được coi là một cơ hội đổi đời, một cơ hội mang giàu sang, phú quý về cho cả gia đình, dòng họ. Không tiến thân được bằng con đường học hành, Dương Chí Dũng đã chọn con đường đi lao động xuất khẩu ở CHDC Đức.
Nhưng thật không may cho ông là mới chân ướt chân ráo sang CHDC Đức không bao lâu thì bức tường Berlin sụp đổ. Một làn sóng di cư ồ ạt từ Đông Đức sang Tây Đức, công xưởng, nhà máy phía Đông Đức bị đình trệ, đóng cửa vì không theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật của Tây Đức, người lao động từ các nước đến Đông Đức làm thuê bắt đầu rơi vào tình trạng thất nghiệp và bị kỳ thị, buộc phải trở về nước.
Ông Dương Chí Dũng cũng nằm trong nhóm những người phải trở về. Sau khi trở về nước, Dương Chí Dũng xin được vào làm tại văn phòng Công đoàn Cảng Hải phòng. Đầu năm 1994, ông về làm cán bộ tại Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (lúc đó là Liên hiệp các Xí nghiệp nạo vét), cũng trong năm này ông được đưa về Công ty nạo vét sông 1 làm phó giám đốc.
Biết rằng dù có sự trợ giúp tốt đến mấy đến từ gia đình, dòng họ, nhưng không thể tiến thân trong sự nghiệp khi chỉ có trong tay tấm bằng tốt nghiệp THPT, do đó trong thời gian này ông Dương Chí Dũng đã đi học lớp tại chức tại ĐH Hàng hải và sau đó làm luôn luận văn thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh doanh thương mại. Từ những tấm bằng này, ông đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Cty nạo vét sông 1 rồi sau đó là Tổng Giám đốc TCty Xây dựng đường thủy (Vinawaco).
Những tưởng với học hàm tiến sĩ kinh tế, Dương Chí Dũng phải đủ tài năng để lãnh đạo Cty làm ăn phát đạt. Nhưng không, trong thời gian ông làm TGĐ Vinawaco, Cty này liên tục rơi vào thua lỗ nặng nề, đơn thư kiện cáo khắp nơi. Đến tận thời điểm này, hậu quả của món nợ từ thời ông Dương Chí Dũng để lại cho Vinawaco vẫn là một gánh nặng khổng lồ, khiến doanh nghiệp này nhiều lần phải đề nghị Bộ GTVT khoanh lại chờ xử lý.
Video đang HOT
Lẽ ra với món nợ như vậy, tiến sĩ kinh tế Dương Chí Dũng phải ở lại để tìm cách tháo gỡ, giải quyết hậu quả cho Vinawaco. Nhưng vị tiến sĩ kinh tế này đã “tháo chạy” khỏi Vinawaco theo cách leo lên một vị trí cao hơn, quyền lực hơn và lẽ đương nhiên là có quyền quyết định số tiền của Nhà nước nhiều hơn, đó là làm TGĐ rồi Chủ tịch HĐTV Vinalines, bỏ mặc cho người kế nhiệm giải quyết hậu quả tại Vinawaco.
Khi câu chuyện tham ô, tham nhũng, cố ý làm trái của ông Dương Chí Dũng xảy ra ở Vinalines khiến doanh nghiệp này liên tục thua lỗ, gánh món nợ cả ngàn tỉ đồng bắt đầu vỡ lở, một lần nữa ông Dương Chí Dũng lại áp dụng kịch bản đúng như khi còn làm TGĐ Vinawaco – tìm cách leo lên vị trí cao hơn nhằm thoát thân.
Và đúng như vậy, ông tiến sĩ Dương Chí Dũng đã được Bộ GTVT bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải. Thế nhưng lần này, ông Dũng đã không thoát, bị cơ quan điều tra lần ra những sai phạm và ra quyết định bắt giam để điều tra.
Sụp đổ cả một gia đình danh giá
Sau khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra đã làm rõ những hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản của Dương Chí Dũng tại Vinalines bao gồm: Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong việc phê duyệt đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỉ đồng; cố ý làm trái và tham ô trong việc mua ụ nổi N83 gây thiệt hại cho nhà nước số tiền gần 400 tỉ đồng.
Trong thương vụ này, ông Dương Chí Dũng đã chỉ đạo các đồng phạm nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,6 triệu USD chia nhau. Sau khi phát hiện hành vi tham ô, cơ quan điều tra đã lần theo số tiền để xem Dương Chí Dũng sử dụng vào mục đích gì.
Quá trình điều tra cho thấy ông Dương Chí Dũng sử dụng một phần số tiền tham ô để mua tặng cô “bồ nhí” có tên Ph.T.T – người đã có con riêng với Dương Chí Dũng – 2 căn hộ chung cư: Một căn tại tầng 29 tháp B tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Câu chuyện về cô người tình Ph.T.T cũng là một dấu mốc gây nên bước ngoặt của cuộc đời Dương Chí Dũng. Cô gái này sinh năm 1982, quê ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Chính vì thế, Ph.T.T chỉ học đến lớp 10 thì phải bỏ học giữa chừng và được một người họ hàng đón ra Hà Nội làm giúp việc gia đình.
Sau khi ra Hà Nội, quen với cuộc sống đô thị, Ph.T.T đã bắt đầu thấy chán cảnh làm người giúp việc nên đã bỏ gia đình người thân, xin ra ngoài thuê nhà ở riêng và đi làm tiếp viên cho một số nhà hàng ăn uống. Trong một lần đi nhậu, Dương Chí Dũng tình cờ gặp Ph.T.T và yêu cầu Ph.T.T tiếp rượu.
Thấy cô gái nói chuyện có duyên, Dương Chí Dũng đã phải lòng và sau đó hai người đến với nhau. Ph.T.T đã sinh cho Dương Chí Dũng một đứa con trai. Có lẽ vì sự ràng buộc đó nên Dương Chí Dũng đã tìm mọi cách cung phụng cho cô bồ nhí không công ăn việc làm và đứa con trai ngoài giá thú của mình.
Dương Chí Dũng đã đưa tiền để Ph.T.T mua, đứng tên 2 căn hộ cao cấp. Điều ấy cho thấy cô gái này được Dương Chí Dũng cưng chiều đến mức nào và có lẽ chính vì động lực kiếm tiền nuôi cô bồ này nên ông Dũng đã rơi vào con đường phạm tội.
Việc Dương Chí Dũng phạm tội đã kéo theo sự sụp đổ của gia đình họ Dương vốn khá danh giá ở Hải Phòng. Khi biết anh trai mình phạm tội và chắc chắn sẽ bị bắt giam, em trai Dương Chí Dũng là đại tá Dương Tự Trọng – lúc đó đang là Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát QLHC, nguyên Phó GĐ CA TP.Hải Phòng, do không thể làm ngơ trước cảnh anh trai mình bị bắt, nên đã tổ chức các đệ tử – trong đó có cả những người vốn là thuộc hạ dưới quyền – tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài.
Cũng phải nói rằng, trước khi xảy ra vụ việc với Dương Chí Dũng, ông Dương Tự Trọng được đánh giá là một cán bộ công an có năng lực và có thể đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành công an. Nếu như không xảy ra vụ án tham ô, cố ý làm trái ở Vinalines mà thủ phạm là ông Dương Chí Dũng thì tương lai của ông Dương Tự Trọng sẽ rất xán lạn.
Vụ việc vỡ lở, ông Dương Tự Trọng và các tay chân thân tín bị bắt giam về tội “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”. Không dừng ở đó, những việc làm của Dương Chí Dũng cũng làm liên lụy đến đại tá Nguyễn Bình Kiên – Phó GĐ CA TP.Hải Phòng, đồng thời cũng là em rể của Dương Chí Dũng, khiến ông này cũng bị khai trừ Đảng, cách chức và về hưu sớm.
Là người anh cả trong một gia đình danh giá, nhưng từ chuyện bồ bịch dẫn đến phạm tội, Dương Chí Dũng không chỉ làm tiêu tan sự nghiệp bản thân và của các em mình mà còn khiến nhiều người phải rơi vào vòng tù tội, trả giá cho hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân mình.
Theo Châu Anh
Lao Động
"Giữ lửa" lò đúc lư đồng trăm năm giữa phồn hoa Sài Gòn
Nằm khuất cuối con đường nhỏ Nguyễn Duy Cung (quận Gò Vấp), làng nghề cổ An Hội tồn tại trăm năm vốn nức tiếng là địa chỉ sản xuất lư đồng truyền thống bậc nhất chốn Sài Gòn - Gia Định. Hiếm người nhận ra nơi đây từng là làng nghề cổ vang bóng một thời. Lư đồng An Hội bây giờ chỉ còn hiu hắt 5 lò gồm Ba Cồ, Sáu Bảnh, Hai Thắng, Năm Toàn và Út Kiển.
Còn người mua, bếp còn đỏ lửa
Mang tiếng là bà chủ nhưng khi gặp chúng tôi, Bà Phạm Thị Liên - cơ sở sản xuất lư đồng Ba Cồ - chẳng giấu giếm nổi cái vất vả của nghề với bộ quần áo dấp dính mồ hôi, vẻ mặt đăm chiêu suy tư. Bà vừa phải tiếp khách hàng, ghi đơn hàng, vừa phải quán xuyến mọi công đoạn trong xưởng, từ đắp cốt, bịt sáp, bít đất trấu, đổ đồng đến làm nguội, chạm khắc.
"Khi tôi mới về làm dâu làng nghề An Hội, cả làng có đến hơn 50 hộ làm nghề đúc đồng truyền thống. Ngày đó, lư đồng An Hội nổi tiếng đến mức đi đến đâu cũng thấy người ta đúc lư đồng. Người lớn, trẻ con ai cũng bám riết lấy nghề. Ngày thường nhộn nhịp đã kể, những ngày giáp tết, người người mua mua bán bán, ra ra vào vào khiến cho không khí trong làng lúc nào cũng nhộn nhịp, tấp nập.Vậy mà theo thời gian, nghề cũng mai một đi nhiều. Đến giờ, làng cũng chỉ còn có 5 nhà giữ nghề" - Bà Liên hồi tưởng.
Theo bà Liên, lý do người làng không làm nghề này nữa là vì nghề cực, cần nhiều nhân lực và mặt bằng rộng rãi, sản phẩm bán ra ngày càng khó. Nếu sở hữu mảnh đất hàng trăm mét vuông giữa thành phố đông đúc và đắt đỏ như Sài Gòn, người ta có thể xây nhà cho thuê hoặc kinh doanh kiếm lời sẽ dễ dàng hơn. Nhưng với bà không lẽ nào lại làm vậy: "Cha chồng tôi đặt hết tâm huyết vào nghề này. Chồng tôi cũng đã mất, tôi có trách nhiệm phải giữ nghề truyền thống cho bằng được. Còn người mua lư đồng là tôi còn làm, còn truyền nghề cho con cháu".
Cơ sở lư đồng của gia đình bà Liên đã tồn tại gần một thế kỷ. Từ khi An Hội nhà nhà làm lư đồng, người người làm lư đồng thì cha chồng bà Liên cũng theo học nghề rồi tự mở xưởng, truyền nghề lại cho ông Ba Cồ là chồng bà Liên. Bà liên "chân ướt chân ráo" về làm dâu cũng tranh thủ học nghề và nối nghề truyền thống này của gia đình chồng đã 25 năm nay. Chỉ vào người con trai cả, bà Liên tự hào khoe: "Thằng bé có khiếu và yêu nghề lắm, nó sẽ là người tiếp theo nối nghiệp của gia đình!".
Nghề của sự kiên trì, tỉ mỉ
Cơ sở đúc đồng của bà Liên có đến hơn chục người thợ, có những người thợ gắn bó với nghề mấy chục năm ròng, bắt đầu với nghề từ khi còn là một cô bé, cậu bé. Không chỉ có kỹ thuật cao mà người thợ còn phải kiên trì, khéo léo. Mỗi người chỉ tập trung một khâu.
Một chiếc lư đồng thành phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn, công phu và tỉ mỉ. Đầu tiên là đắp khuôn ruột bằng đất. Đất phải là đất sét tốt, chịu được nhiệt. Đất sét tuyển chọn kỹ lưỡng này sẽ được người thợ giã nhuyễn trộn với nước cho thật dẻo để dễ dàng nặn theo hình mẫu từ trước. Sau khâu làm khuôn là khâu bịt sáp. Người thợ bít một lớp sáp đèn cầy trộn với sáp ong bít sát khuôn đất. Khâu này đòi hỏi người thợ phải làm đều tay, khéo léo. Bởi lẽ, lớp sáp bám vào khuôn sẽ quyết định độ dày mỏng và hình dáng của lớp đồng thau được đổ vào. Tiếp đến, khuôn lại được chuyển cho người thợ khác đắp một lớp đất trộn với trấu bên ngoài khuôn sáp.
Nếu khâu đắp khuôn đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ thì khâu đổ đồng lại cần sự khéo léo, nguyên tắc hơn hẳn. Khâu này quan trọng nhất đòi hỏi thợ giỏi, nhiều kinh nghiệm vì phải canh thời gian nấu đồng rất kỹ, phải phối hợp ăn ý thợ móc khuôn từ hầm nung và thợ múc đồng từ chảo đổ vào khuôn. Đồng sử dụng phải là đồng thau được người chủ lựa chọn kỹ càng, được người thợ nấu bằng dầu hỏa cho nóng chảy và khéo léo đổ vào khuôn qua hai lỗ nhỏ được tạo dáng từ trước.
Sau khi đồng thau đã trở về dạng rắn, người ta đập bỏ khuôn đất để chuyển sang khâu làm nguội, gồm các công đoạn xả cát để chiếc lư đồng có được những đường cong cơ bản. Những chỗ lư đồng bị khuyết thì được chuyển đến người thợ hàn, hàn lại cho đầy đặn. Sau cùng, lư đồng sẽ được chạm khắc, trang trí hoa văn và đánh bóng.
Bà Liên tâm sự, suốt 25 năm qua theo nghề từ gia đình chồng, khâu nào bà không rành rẽ thì cũng phải biết "chút đỉnh" để có thể chia sẻ công việc cùng những người thợ trong xưởng. Bà tự nhận mình may mắn vì có được những người thợ khéo léo, tâm huyết, có những người gắn bó với công việc trong xưởng từ khi bà mới về làm dâu. Bà và họ cùng đi qua thời gian, cùng trưởng thành với nghề và cùng... già đi nơi xưởng đúc đồng. Hỏi bà có buồn tẻ không? Bà cười rồi nhẹ nhàng hỏi lại: "Có bao giờ cô gái cảm thấy buồn tẻ khi sống chung với một người mình rất yêu chưa?".
Truyền giữ "lửa" nghề
Lư đồng được tạo ra bằng đôi tay khéo léo của người thợ. Họ không gấp gáp, không vội vã nhưng nhanh nhẹn như cách nói vui của những người thợ lành nghề trong xưởng của bà Liên - "Tự nhiên mình làm nhanh như vậy đó, không biết cách nào hãm cho đôi tay chậm hơn nữa".
Bà Trinh vốn gắn bó hơn 15 năm với cơ sở đúc đồng Ba Cồ. Công việc của bà có thể xem là nhẹ nhàng nhất trong các công đoạn làm lư đồng - đắp khuôn đất. Bàn tay bà mềm mại cuộn từng miếng đất dẻo, thoăn thoắt đắp thành từng chiếc khuôn đất bao bọc bên ngoài lớp sáp. Công việc đắp đất mà trông cứ thanh thản, nhẹ nhàng như thực hiện một động tác múa. Kế đó, bà Thủy đang tỉ mẩn với công việc "tắm bùn" cho khuôn đất. Đất sét được trộn với tro trấu pha loãng để "tắm" cho khuôn khi đổ đồng nóng chảy vào sẽ không bị rỉ. Bà Thủy chia sẻ: "Tôi gắn bó với nghề cũng đến hơn 15 năm. Ban đầu làm cũng thấy cực lắm. Công đoạn của tôi cũng giống như người nông dân, suốt ngày quen với bùn đất. Ấy vậy mà càng gắn bó lại càng yêu sản phẩm mình đang làm, như kiểu người nông dân quen mùi đất, không xa được làng quê vậy".
Ông Hoàng Nam hơn 40 tuổi đời nhưng đã có 23 năm gắn bó với xưởng đúc đồng Ba Cồ. Suốt 23 năm qua, ông làm công việc chạm khắc, trang trí cho những chiếc lư đồng được hoàn thiện. Tay phải ông cầm búa, rắn chắc và khỏe khoắn, tay trái lại thoăn thoắt uyển chuyển di chuyển chiếc đục trên nền lư đồng để tạo thành hình hoa văn mềm mại những rồng phụng, phúc lộc thọ hay cành trúc, cành mai... chẳng cần một nét bút phác thảo. Ông cười hề hề: "Làm quen rồi, giờ muốn gặp sự cố đập búa vào tay cũng khó, chắc phải làm vài xị rượu cho hoa mắt run tay mới được".
Theo Laodong
Bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình thân nhân 3 liệt sĩ Sáng ngày 8/11, gia đình bà Trần Thị Thanh (xóm 9, xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - gia đình thân nhân 3 liệt sĩ đã được các tổ chức, đoàn thể bàn giao căn nhà tình nghĩa sau hơn 35 năm sống lênh đênh trên sông nước. Gia đình bà Trần Thị Thanh là nhân vật trong bài viết "Gia...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điều tra vụ phụ huynh vào trường hành hung nữ giáo viên

Chủ tịch nước đặc xá cho 8.055 phạm nhân

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Hàng giả đổ bộ từ giường bệnh đến mâm cơm

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc

Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội

Ô tô biển số nước ngoài rơi khỏi cầu, 3 người bị thương

Hai ô tô tông nhau, người đi xe máy tử vong

'Hố tử thần' ở Bắc Kạn: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân lan rộng

Ngay lúc này bến Bạch Đằng đông kín người chờ xem trình diễn drone 'vượt sức tưởng tượng'

Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt
Có thể bạn quan tâm

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ
Thế giới
18:41:17 29/04/2025
Bức ảnh gây ngỡ ngàng chụp vào 2h chiều 29/4: Đã khởi động camping!!!!
Netizen
18:35:59 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chuyện ít biết về tác giả ca khúc 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhạc việt
18:01:15 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Giao xe mô tô cho con trai gây tai nạn, người cha bị khởi tố
Pháp luật
17:48:27 29/04/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội
Sao việt
17:44:15 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa
Trắc nghiệm
17:27:47 29/04/2025
Chu Thanh Huyền phẫu thuật thẩm mỹ?
Sao thể thao
16:23:51 29/04/2025