Dương Chí Dũng bị tuyên án tử trong phiên phúc thẩm: Quy định truy thu tiền bồi thường với người tử hình
Vụ án Dương Chí Dũng đã kết thúc xét xử. Toà án phúc thẩm TANDTC đã tuyên y án tử hình đối với Dương Chí Dũng, buộc bồi thường thiệt hại cho Nhà nước 110 tỷ đồng.
Dương Chí Dũng bị tuyên án tử trong phiên phúc thẩm.
Câu hỏi đặt ra: Việc thi hành án số tiền bồi thường đối với người bị tử hình hoặc đang chấp hành hình phạt tù sẽ thực hiện như thế nào? Thạc sỹ luật Nguyễn Thế Anh (Trung tâm Truyền thông Pháp luật Việt Nam) trao đổi về vấn đề này.
Thưa ông, bản án hình sự đối với các bị cáo trong vụ án Dương Chí Dũng đã có hiệu lực thi hành. Vậy phần thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho Nhà nước áp dụng ra sao?
- Trong trường hợp này, bồi thường thiệt hại là quyết định dân sự trong bản án hình sự. Do đó, sẽ áp dụng thủ tục thi hành dân sự.
Người bị tử hình hoặc đang chấp hành hình phạt tù có được miễn nghĩa vụ thi hành án về bồi thường thiệt hại?
- Luật Thi hành án dân sự (LTHADS) không quy định người bị tử hình hoặc đang chấp hành hình phạt tù được miễn nghĩa vụ thi hành án về bồi thường thiệt hại.
Cơ quan thi hành án nào có thẩm quyền thi hành bản án về bồi thường thiệt hại đối với những người đã bị kết án?
- Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Thông thường, người được bồi thường phải nộp đơn đề nghị thi hành án. Vậy trong trường hợp vụ án Dương Chí Dũng, ai sẽ là người đứng tên nộp đơn?
- Do đây thuộc trường hợp truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính nên cơ quan thi hành án sẽ chủ động ra quyết định thi hành án mà không cần qua thủ tục nộp đơn đề nghị thi hành án. Cụ thể, Khoản 1 Điều 36 LTHADS quy định: “Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định sau đây:
a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;
b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản;
d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
Video đang HOT
đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án”.
. Thủ tục tiếp theo khi ra quyết định chủ động thi hành án?
- Trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án. Thế nào được coi là có điều kiện thi hành án?
- Có điều kiện thi hành án là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án để truy thu số tiền bồi thường?
- 1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Các tài sản nào được kê biên?
- Ngoại trừ các tài sản là: Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình; Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình, thì các tài sản sau thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án sẽ có thể bị kê biên:
Tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm;
Tài sản đang cầm cố, thế chấp;
Tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
Vốn góp;
Tài sản gắn liền với đất;
Nhà ở;
Phương tiện giao thông;
Hoa lợi.
Do số tiền bồi thường cho Nhà nước trong vụ án này là rất lớn nên có khả năng đối tượng đã bị tuyên án sẽ không có điều kiện để thi hành án. Luật sẽ xử lý trường hợp này như thế nào?
Khoản 5 Điều 6 Nghị định 58/2009/NĐ- CP (đã sửa đổi bổ sung theo Nghị định 125/2013/NĐ-CP) quy định: “Đối với việc thi hành án thuộc diện chủ động thi hành án mà người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần Chấp hành viên phải thực hiện xác minh điều kiện thi hành án của đương sự. Trường hợp người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án mà đang chấp hành hình phạt tù hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới thì thời hạn xác minh giữa các lần không được quá một năm”.
Trường hợp người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên thì phải ra quyết định hoãn thi hành án.
Thế nào được coi là người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án?
- Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án” là người không có tài sản tại thời điểm xác minh hoặc có tài sản nhưng giá trị nhỏ, không đủ hoặc chỉ đủ chi phí thi hành án, tài sản mà theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc tài sản không bán được, không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bản thân họ và gia đình.
Có thể được xem xét miễn, giảm trong trường hợp nào?
- 1. Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành các khoản thu nộp ngân sách nhà nước thì có thể được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi hết thời hạn sau đây:
a) 5 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản án phí không có giá ngạch;
b) 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 5.000.000 đồng.
2. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà không có tài sản để thi hành án thì có thể được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi hết thời hạn sau đây:
a) 5 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
3. Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà không có tài sản để thi hành án thì có thể được xét giảm một phần nghĩa vụ thi hành án sau khi hết thời hạn sau đây:
a) 5 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
b) 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ trên 100.000.000 đồng”.
Ngoài ra, đối với người đang thi hành phạt tù thì phải có: Xác nhận của Giám thị trại giam nơi người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù trong quá trình chấp hành hình phạt tù phạm nhân là người phải thi hành án có: lập công lớn; bị bệnh nặng; có tài sản gửi ở bộ phận lưu ký tại trại giam, trại tạm giam…
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
Theo Xahoi
10 năm tù cho kẻ đâm chết cha
Đòi bố bán cặp bò để trả nợ mà không được nên giữa hai bố con xảy ra cãi vã, Linh vào buồng lấy dao bầu trong tủ bếp đâm vào đùi ông Xu làm đứt động mạch chủ rồi bỏ đi...
Linh vào buồng lấy dao bầu trong tủ bếp đâm vào đùi ông Xu làm đứt động mạch chủ (ảnh minh họa).
Sáng 9/8, TAND tỉnh Nam Định đã mở phiên sơ thẩm xét xử đối tượng Đặng Văn Linh (SN 1992, trú tại xã Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định) về tội cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của cha ruột.
Theo đó, tối 14/1/2013, Linh về nhà yêu cầu bố đẻ là ông Đặng Văn Xu (SN 1964) bán cặp bò để thanh toán tiền nợ do chơi lô đề, game... Trước đấy, Linh đã nhiều lần cầm cố xe máy và xin tiền bố mẹ để chơi bời.
Hôm đó, ông Xu đi bừa ruộng về, sau khi ăn cơm, lên giường nghỉ thì Linh về hạch sách bố bằng mọi giá phải bán cặp bò để trả nợ. Ông Xu không đồng ý nên giữa bố con xảy ra cãi vã. Sau đó Linh vào buồng lấy dao bầu trong tủ bếp đâm vào đùi ông Xu làm đứt động mạch chủ.
Đâm bố nằm gục tại chỗ xong Linh bỏ đi. Khi vợ ông Xu phát hiện ra sự việc thì đã muộn. Ông Xu đã tử vong trên đường đi cấp cứu. 4h hôm sau (15/1), Linh quay về nhà thì bị lực lượng công an xã bắt giữ. Hội đồng xét xử đã tuyên án Đặng Văn Linh 10 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích.
Theo Chu Hồng Châu (Dân Việt)
Cha 2 lần ném con mới sinh xuống sàn Chỉ vì câu nói đùa của vợ, người chồng nhẫn tâm 2 lần ném đứa con gái mới sinh xuống đất. Cháu bé may mắn sống sốt sau khi bị cha ruột ném xuống đất (Ảnh minh họa) Ngày 9/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh Thừa Thiên - Huế bắt khẩn cấp Hoàng Trọng Bảo (SN 1980, trú tại...