Đuông chà là – món ăn “ghê mà mê”
Đuông là ấu trùng dạng sâu của một loài côn trùng cánh cứng, chúng sinh sống trong phần non nhất trên ngọn cây (còn gọi là củ hủ)…
Chúng ăn những búp non mềm ngọt, tinh túy nhất của cây để lớn, nên được xem là loại “sâu sạch” đầy dinh dưỡng và quý giá.
Đuông chà là sống trên ngọn cây chà là, loại cây mọc hoang ở những dải rừng ngập mặn miền Tây Nam bộ, nhiều nhất ở Bạc Liêu và Cà Mau. Những người đi bắt đuông, chỉ cần nhìn ngọn cây chà là bị đứt, bẹ lá héo rũ là biết có đuông trong đó.
Biết vậy, nhưng muốn bắt đuông không hề đơn giản. Cả lá, thân và gốc cây chà là đều đầy gai sắc nhọn, nếu không cẩn thận, dễ bị thương tích đầy người bởi gai đâm. Khi bắt, người ta chặt nguyên bắp chà là có chứa đuông đem về, để đuông không bị chết, lúc chế biến mới bổ bắp, lấy đuông ra. Mùa có đuông là mùa gió bấc, từ tháng Mười âm lịch đến tháng Hai năm sau, khi ấy đuông múp míp và rất ngon, béo.
Đuông chà là trắng muốt, không ruột, không lông, to tròn và béo mập nhất trong đám “anh em” nhà đuông. Đuông dừa ngon nhất là đem nướng, đuông đủng đỉnh thì tuyệt vời với món cháo nấu nước cốt dừa, riêng đuông chà là được ưa chuộng nhất khi lăn bột hoặc chiên bơ.
Video đang HOT
Đuông đem ngâm trong nước muối hoặc nước mắm độ một giờ cho nhả hết chất thải, vớt ra để ráo, cho vào hỗn hợp bột mì, bột năng pha loãng với trứng gà và gia vị. Múc từng con đuông thả vào chảo dầu đang sôi, chiên đến khi vàng óng, dọn ra chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hấp dẫn vô cùng.
Biến tấu đơn giản hơn, gắp từng con đuông quét vào bơ, thả vào chảo nóng cho đuông căng phồng, vàng ruộm, ăn kèm rau sống chấm muối tiêu chanh. Mùi bơ thơm cộng với vị ngọt béo tinh túy của đuông khiến thực khách ăn lần đầu thấy sợ, nhưng đến những lần sau thì không dễ gì… buông đũa.
Còn một cách ăn khác của dân sành là món “đuông lội sông”. Những con đuông ngọ nguậy tắm mình trong chén nước mắm, dễ khiến những người yếu bóng vía kinh hãi, nhưng khi đưa vào miệng cắn, vỏ đuông vỡ ra, vị ngọt bùi béo lan tỏa trong miệng như đang ăn phô mai thơm ngậy, dễ khiến thực khách xiêu lòng mà gắp thêm.
Độc đáo nhất phải kể đến món đuông nấu xôi. Nấu nồi xôi trắng, xôi vừa cạn nước, người ta cuốn đuông vào những mẩu lá chuối nhỏ đặt lên mặt xôi, khi xôi vừa chín thì đuông cũng chín tới. Có thể ăn kèm xôi với đuông hoặc chọc cho sữa đuông tươm ra rồi trộn đều với xôi. Ăn kiểu nào cũng khó quên hương vị lạ miệng mà khó sơn hào hải vị nào so sánh.
Ăn đuông chỉ nên ăn từng con một, ít ai ăn hai ba con một lúc, một phần vì nó là đặc sản quý hiếm, mỗi củ hủ chỉ có một con đuông, ngoài ra, có lẽ phải nhâm nhi từ tốn mới cảm nhận hết hương vị đặc biệt thơm lừng và béo ngậy như sữa của nó.
Dân sành điệu khi ăn đuông phải nhắm với rượu chát nhẹ mới đủ bộ. Tương truyền vào thời Nguyễn, đuông được liệt vào đặc sản phải tiến vua hàng năm, vì thế, những món ngon từ đuông được xem là đặc sản “Đệ nhất Nam bộ”.
Theo PNO
Lạ miệng với món khô cá sặc chiên
Lâu lâu, muốn thay đổi khẩu vị, thỉnh thoảng người ta lại đem khô cá sặc chiên giòn. Khô cá chỉ cần rửa sơ qua nước, để ráo. Bắc chảo mỡ cho thật nóng rồi thả khô vào chiên. Sức nóng của mỡ làm khô cá chín vàng, giòn rụm.
Những ngày tiết trời bắt đầu se lạnh, theo tập quán, người dân quê miền Tây Nam bộ hay làm món khô cá sặc để dành ... ăn tết.
Khi vụ mùa đã tạm ngơi tay, người nông dân bắt đầu đi kiếm cá. Có khi đăng mương, khi thì kéo lưới, thỉnh thoảng nhà nào ao đìa nhiều thì cũng bắt đầu vào vụ "tát nước bắt cá". Cá bắt được cũng rất đa dang về chủng loại. Từ cá lóc, cá trê, cá chạch đến những loại nhỏ hơn như cá chốt, cá sặc, cá rô, ... Ngày trước cá đồng nhiều, mỗi khi tát đìa, dở chà cá đong bằng táo, bằng giạ chứ không cân nổi. Cá sống lớp nướng, lớp chiên, lớp nấu canh chua, ... Ăn không hết thì làm khô, làm mắm.
Cá sặc đã phơi khô
Miền Tây Nam bộ, hễ gió chướng ùa về, là mưa đã ngớt, mùa nắng đã bắt đầu. Dưới ánh nắng chói chang cá chỉ việc làm sạch, ướp muối hột cho vừa ăn rồi trải ra nia, phên tre phơi hai ba ngày là đã có thành phẩm. Ngon và sang có khô cá lóc, khô cá kèo, cá chạch. Thường thường thì khô cá sặc rằn mà theo ngôn ngữ Khmer bà con kêu là khô cá lò tho. Xoàng nhất là khô cá chốt, cá sặc.
Canh tập tàng với khô cá sặc chiên giòn trong bữa cơm
Xin nói thêm, cá sặc rằn hay cá sặc bổi, mình cá có màu sậm, con lớn hơn, con cá sặc thường con nhỏ hơn, mình trắng hoặc xanh nhạt, kỳ dưới có màu đỏ. Loại cá này sống rất nhiều ở mương đìa. Loại cá này người ta thường làm mắm, nhưng cũng có khi nhà đã hết khạp, lu để chứa, buộc phải phơi khô để dành, khi nào túng ngặt mới ăn tới.
Lâu lâu, muốn thay đổi khẩu vị, thỉnh thoảng người ta làm món khô cá sặc chiên giòn. Khô chỉ cần rửa sơ qua nước, để ráo. Bắc chảo mỡ cho thật nóng rồi thả khô vào chiên. Sức nóng của mỡ làm khô vàng, giòn rụm. Thêm tô canh nấu rau tập tàng với nhiều loài hái từ vườn nhà, chén cơm nóng cũng làm người ăn cảm thấy thèm và ngon miệng.
Thật dân dã, chẳng tốn kém gì nhiều, song bữa ăn vẫn đầy đủ chất bổ dưỡng bởi có món khô cá sặc chiên giòn. Hơn nữa món ăn này rất lành, bởi không phải lo sợ thuốc tăng trưởng hay chất hóa học nào tác động.
Theo Dân Việt
Cá tắc kè nướng và chả ốc cho bữa tối lạ miệng ở Sài Gòn Du khách mê khám phá ẩm thực TP HCM có thể chọn cá tắc kè, chả ốc hay ốc bươu nướng tiêu với hương vị đậm đà, đặc biệt là vị cay "xé lưỡi" thay cho những món ăn đường phố đã quen thuộc. Cá tắc kè còn được gọi là cá máy bay, có nhiều ở vùng biển Nam Trung Bộ, nhưng...