Đường cao tốc TPHCM Trung Lương có trạm dừng nghỉ
Sau hơn một năm xây dựng, Công ty Thái Sơn đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1 hai trạm dừng nghỉ (mỗi trạm đặt một bên chiều đi/về TP.HCM) trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương .
Trạm dựng nghỉ trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Ảnh: CTV
Hai trạm dừng nghỉ được xây dựng tại km 28 200 nằm ở khoảng giữa đường cao tốc TP.HCM -Trung Lương diện tích khoảng 55.000m2, kinh phí 235 tỉ đồng.
Mỗi trạm được xây dựng một cửa hàng kinh doanh xăng dầu diện tích 2.000m2/trạm với 12 vòi bơm, hai phòng nghỉ tạm cho lái xe có diện tích 24m2/phòng, nhà vệ sinh cho 50 người/lượt sử dụng…
Video đang HOT
Theo chủ đầu tư, giai đoạn 2 của dự án sẽ xây dựng cửa hàng tiện ích 24/24h, cửa hàng kinh doanh các mặt hàng đặc sản, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng giới thiệu chuyên doanh vật tư, phụ tùng ôtô, trạm dịch vụ cứu hộ đường dài, sửa và rửa xe ôtô, phòng y tế…
Dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017.
Chủ đầu tư cho biết sau 7 năm đưa vào sử dụng, đã có nhiều hệ lụy về vệ sinh môi trường dọc tuyến cao tốc do không có trạm dừng nghỉ. Nhiều xe qua lại tự ý dừng đỗ để đi vệ sinh hoặc ngắm cảnh quan, tiềm ẩn tai nạn giao thông…
Việc đưa trạm dừng nghỉ giữa đường cao tốc cũng tạo điều kiện cho khách dừng xe tham quan, thư giãn sau hành trình dài.
(Theo Tuổi Trẻ)
Đề xuất tăng phí cao tốc TP HCM - Long Thành vào giờ cao điểm
Với mục đích giảm ùn tắc giao thông, chủ đầu tư cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đề xuất thu phí cao tốc theo giờ cao điểm và thấp điểm.
Ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đơn vị vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về phương án điều tiết giao thông trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tại trạm thu phí Long Phước.
Trong đó, VEC kiến nghị điều chỉnh mức phí tăng gấp 2 lần vào các khung giờ cao điểm (từ 7h - 19h) và điều chỉnh giảm 1/2 mức phí vào giờ thấp điểm (từ 19h - 7h sáng hôm sau) so với mức phí hiện tại đang áp dụng.
Mức phí cụ thể của từng loại phương tiện sẽ được VEC tính toán và áp dụng trên cơ sở biểu đồ phân bổ lưu lượng giao thông.
Cao tốc TP HCM - Long Thành. Ảnh: Hữu Công
"Đây là một trong những phương án điều tiết giao thông nhằm khuyến khích các phương tiện đi vào các giờ thấp điểm", ông Mai Tuấn Anh nói. Dự kiến thời gian thử nghiệm tiến hành trong 3 tháng. Sau đó, căn cứ thực tế, VEC sẽ phân tích, đánh giá tình hình thực hiện và báo cáo Bộ Giao thông xem xét, quyết định điều chỉnh cho phù hợp.
Theo ông Mai Tuấn Anh, năm 2016, lưu lượng xe lưu thông trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đạt khoảng 14 triệu lượt, trung bình 37.000 lượt xe/ngày - đêm, tăng mạnh so với năm 2015. Sự tăng trưởng nhanh về lưu lượng xe dẫn đến tình trạng ùn ứ tại các trạm thu phí vào cuối tuần, các ngày lễ, Tết, đặc biệt theo chiều từ Dầu Giây về TP.HCM.
Đồng tình với đề xuất của VEC, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, phương án này giống như việc các sân bay thu giá dịch vụ vào giờ cao điểm khác với giờ thấp điểm để khuyến khích các hãng bay đêm. Doanh nghiệp vận tải sẽ phải điều chỉnh lại cho phù hợp nếu muốn chi phí đầu vào thấp.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho rằng, tăng phí vào giờ cao điểm sẽ làm tăng chi phí vận tải vì các doanh nghiệp phục vụ theo nhu cầu người dân. Nhiều hành khách thích di chuyển vào ban ngày hơn là ban đêm.
Đoàn Loan
Theo VNE
Bộ Giao thông điều chỉnh lộ trình làm cao tốc Bắc Nam Không đủ vốn để hoàn thành 1.300 km cao tốc Bắc Nam đến năm 2022, Bộ Giao thông nghiên cứu đầu tư xây dựng trước gần 600 km trong giai đoạn này và thông toàn tuyến đến năm 2025. Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) cho biết, Bộ Giao thông...